Các mũi tiêm phòng cho trẻ từ 0-12 tháng nằm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng

Rate this post

Các mũi tiêm phòng cho trẻ từ 0-12 tháng nằm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng cần được phụ huynh quan tâm biết rõ. Vì, vắc xin được tiêm đầy đủ cho trẻ, sẽ bảo vệ trẻ khỏi nhiều dịch bệnh, trong đó có cả những bệnh nguy hiểm. 

Bạn đang đọc: Các mũi tiêm phòng cho trẻ từ 0-12 tháng nằm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng

Bất kỳ ba mẹ nào cũng mong muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất cho con của mình, đặc biệt là vấn đề sức khỏe của con. Việc tiêm ngừa đầy đủ cho con theo chương trình Tiêm chủng mở rộng ở nước ta đã giúp các bé phòng ngừa một số bệnh. Tuy nhiên, còn có các mũi tiêm phòng cho trẻ từ 0-12 tháng nằm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng cũng rất quan trọng, giúp bảo vệ trẻ khỏi nhiều nguy cơ nhiễm bệnh nguy hiểm khác. Ba mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu cụ thể hơn về những mũi tiêm phòng này ngay sau đây nhé.

Các mũi tiêm phòng cho trẻ từ 0-12 tháng nằm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng

1. Vắc xin phế cầu khuẩn phòng ngừa bệnh

Phế cầu khuẩn Heamophilus Influenza tuýp b (Hib) gây những bệnh nguy hiểm như: viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm tai giữa,…Vì vậy, để các bé tránh được các bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não do phế cầu gây ra, ba mẹ cần cho bé tiêm vắc xin phòng ngừa.

Loại vắc xin hiện nay đang được sử dụng ở nước ta là vắc xin Synflorix. Đây là loại vắc xin dịch vụ, không nằm trong các các mũi tiêm phòng cho trẻ của chương trình tiêm chủng mở rộng. Vắc xin phế cầu khuẩn phòng ngừa cho bé được  nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não có thể chích khi bé được 2 tháng tuổi và có chích tổng cộng 4 mũi:

  • Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi.
  • Mũi thứ 2: Tiêm khi trẻ 3 tháng hoặc cách mũi thứ nhất 1 tháng.
  • Mũi thứ 3: Tiêm khi trẻ 4 tháng hoặc cách mũi thứ hai 1 tháng
  • Mũi thứ 4: Tiêm nhắc lại sau 1 năm.

Các mũi tiêm phòng cho trẻ từ 0-12 tháng nằm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng

2. Vắc xin phòng ngừa tiêu chảy cấp Rota

Tiêu chảy cấp do vi rút Rota gây ra rất nguy hiểm cho bé. Việc phòng ngừa tiêu chảy cấp tốt nhất đó là tiêm vắc xin. Vì vậy ngoài các mũi tiêm phòng cho trẻ thuộc chương trình mở rộng ba mẹ nên tiêm phòng vắc xin phòng ngừa tiêu chảy cấp Rota cho bé.

Vắc xin phòng ngừa tiêu chảy cấp do Rota được điều chế dạng uống, nên các bé không cần phải chịu đau vì tiêm. Thời gian thích hợp để uống vắc xin Rota là khi trẻ được 6 tuần tuổi. Hiện nay có 2 loại vắc xin phòng ngừa tiêu chảy cấp Rota là Rotarix (2 liều uống, mỗi liều cách nhau 1 tháng) và Rotateq (3 liều uống, mỗi liều cách nhau 1 tháng).

Tìm hiểu thêm: Máy hút sữa bằng tay – tổng hợp các thông tin hữu ích mẹ nên tham khảo ngay

Các mũi tiêm phòng cho trẻ từ 0-12 tháng nằm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng

3. Vắc xin ngừa cúm

Vắc xin ngừa cúm là mũi tiêm dịch vụ , ba mẹ sẽ tốn phí, song để tăng đề kháng phòng bệnh cho con, ba mẹ nên tiêm cho trẻ. Đây là một trong các mũi tiêm phòng cho trẻ ở giai đoạn 0-12 tháng tuổi rất quan trọng và cần thiết. Vì, bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ lây lan rất cao. Mặc dù đây là bệnh lành tính, nhưng nếu trẻ nhỏ mắc phải cúm, thì có nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm sang tim hay phổi không phải là nhỏ. 

Vắc xin phòng ngừa cúm sẽ được chích mỗi năm một lần cho những bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Với những bé chưa được chích ngừa cúm lần nào sẽ được chích 2 mũi trong một năm.

4. Vắc xin sởi – quai bị – rubella

Đây cũng là loại vắc xin nằm ngoài các mũi tiêm phòng cho trẻ của chương trình tiêm chủng mở rộng . Loại vắc xin này phòng ngừa được cả 3 bệnh như: sởi, quai bị và rubella với 1 mũi chích duy nhất. Các bé từ 12 tháng tuổi có thể chích ngừa vắc xin này để có thể phòng ngừa bệnh tốt hơn.

Các mũi tiêm phòng cho trẻ từ 0-12 tháng nằm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng

>>>>>Xem thêm: Thuốc phá thai nội khoa và những lưu ý khi sử dụng

Qua các thông tin trên, hẳn ba mẹ cũng thấy các mũi tiêm phòng cho trẻ từ 0-12 tháng nằm ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng cũng là rất cần thiết. Do đó, ba mẹ hãy theo dõi lịch tiêm, tham khảo thêm ý kiến của bác sỹ, để tiến hành tiêm ngừa cho bé thật đầy đủ nhé. 

Thanh Ngân tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *