Bé tập nói ba ba là điều chắc chắn bà mẹ nào cũng muốn dạy bé đầu tiên. “Ba ba” – 2 từ đơn giản, lại thân thuộc, kì diệu đến khó tả. Vậy làm sao để mẹ tập cho bé sớm nói được 2 từ này? Mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn tham khảo cách giúp bé như dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Bé tập nói ba ba – dạy con như thế nào mẹ nhỉ?
1. Khi nào có thể dạy bé tập nói ba ba?
Bé tập nói ba ba có vẻ thật đơn giản, song mẹ nên hiểu rằng, tập nói là một quá trình đầy gian khổ và phải hoàn thiện mỗi ngày. Ngay từ lúc chào đời, bé đã có những ngôn ngữ của riêng mình. Tuy nhiên, mãi đến giai đoạn từ 3 – 6 tháng tuổi, bé mới có thể phát ra 2 nguyên âm khác nhau và có thể tự làm điều này khi ở một mình. Đây là lúc bé tập nói bằng cách bắt đầu sử dụng nguyên âm và phụ âm cùng lúc, để phát ra các tiếng đơn như “ba”, “da”, “ma”…. Lúc này, bé có thể có những âm thanh khác nhau khi muốn diễn tả những cảm giác khác nhau. Ngoài ra, bé cũng cố gắng nói bằng âm thanh của mình. Do đó, thông qua cách phát âm, âm điệu của bé mà bố mẹ có thể đoán được phần nào tâm trạng của bé.
Giai đoạn từ 6 – 8 tháng tuổi là lúc bé đang trong quá trình ăn dặm và có thể phát ra ít nhất 4 âm thanh khác nhau. Bé có thể lặp lại những từ có 2 âm như dada, mama, baba… Bé có thể luân phiên tạo ra âm thanh hay hành động với người lớn. Bé có thể la lên để gây sự chú ý, tự bảo vệ khi có ai làm những việc bé không thích bằng cách khóc, hay làm ra những tiếng động lớn. Do đó, đây là thời điểm hoàn toàn thích hợp để dạy bé tập nói ba ba.
2. Dạy bé tập nói ba ba như thế nào?
Như đã đề cập ở trên, từ 3 – 8 tháng tuổi là giai đoạn được tính từ lúc bắt đầu bé tập nói ba ba đến khi bé có thể nói ba ba. Tuy nhiên, để hoàn thành quá trình này, mẹ phải có cách dạy bé tập nói thích hợp.
Tìm hiểu thêm: Tiêm thuốc tránh thai có hại như thế nào với sức khỏe?
Quá trình bé tập nói ba ba bắt đầu từ việc bé học cách sử dụng lưỡi, môi, vòm miệng và bất kỳ chiếc răng mới mọc nào để tạo ra âm thanh phù hợp, bắt đầu từ tiếng khóc, sau đó đến tiếng ọ, ẹ, ô, a… và bập bẹ không lâu sau đó. Do đó, khi thấy bé có những âm thanh ọ, ẹ, ô, a đầu tiền. Mẹ nên dành nhiều thời gian để trò chuyện cùng con và lặp lại điều bé nói. Chính cách mẹ lặp lại lời bé nói sẽ làm tăng hứng thú tập nói của bé, đây được xem là cách vô cùng đơn giản nhưng lại góp phần thúc đẩy cho quá trình bé tập nói ba ba nhanh hơn. Mẹ cùng đừng quá lo lắng nếu bé cứ a, ô, ơ… mãi mà không phát ra thành tiếng. Vì việc bé phát âm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ địa và sự phát triển của bé.
Đến khi bé a, ô, ơ… mãi và kết hợp thành thạo lưỡi, môi, vòng miệng và răng bé sẽ bắt đầu bật ra những từ đơn đầu tiên như “ba”, “ta”, “đa”, “ma”… Lúc này, ngoài việc trò chuyện và lặp lại cùng bé, mẹ nên gọi tên và đọc sách cho bé nghe thường xuyên hơn. Các chuyên gia đã chứng minh rằng, chính việc bố mẹ đọc sách cho trẻ nghe giai đoạn trẻ bắt đầu tập nói là cách để trẻ làm tăng lên và tích lũy từ vựng để có thể sử dụng về sau. Vì vậy, mẹ không cần phải “lăn tăn’ suy nghĩ về việc “đọc con có hiểu gì đâu” nữa mẹ nhé!
>>>>>Xem thêm: Trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không?
Sau một thời gian nói các từ đơn thành thạo, bé chắn chắn sẽ bập bẹ, kết hợp lẫn nguyên âm và phụ âm và bắt đầu bé tập nói ba ba. Ngoài ra, đây là giai đoạn bé có thể nói được nhiều từ đơn giản như ma ma, đa đa… Lúc này, bé đã có thể phản ứng lại mẹ khi mẹ gọi tên bé. Do đó, khi nói chuyện cùng bé, mẹ nên dạy bé những ngôn ngữ tích cực , đồng thời tập cách nói phát âm tròn vành rõ chữ, nói to, rõ chính xác vì mặc dù việc bé tập nói ba ba đến đây có thể tạm xem là hoàn thành nhưng chắc chắn, nó sẽ là bước ngoặt cho việc bé tập nói các từ khó hơn về sau.
Hy vọng, với cách dạy bé tập nói ba ba trên đây, bạn sẽ sớm được trải qua cảm giác hạnh phúc vỡ òa khi nghe bé gọi 2 tiếng “ba ba” đầy yêu thương, gần gũi.
Ngọc Hoài tổng hợp