Em bé sơ sinh sẽ có một thể trạng tốt và điều kiện phát triển tốt nhất, khi được bố mẹ chăm sóc kỹ lưỡng ngay từ lúc chào đời. Bên cạnh vấn đề bảo vệ và gìn giữ cơ thể bé luôn sạch sẽ, phòng tránh những tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh, thì các mẹ nên thực hiện cân bằng dinh dưỡng cho con yêu theo lời khuyên của các chuyên gia.
Bạn đang đọc: Em bé sơ sinh và nguyên tắc cân bằng dinh dưỡng cho con mẹ nên biết
Một chế độ dinh dưỡng tốt và hợp lý không những giúp em bé sơ sinh có sức khỏe tốt, tăng trưởng nhanh về thể trạng và não bộ, mà còn tạo được cảm giác thích thú trong lúc ăn, giúp bữa ăn của con yêu được ngon miệng hơn. Từ đó, việc phát triển từ thế đến đến trí não, cảm xúc, tâm lý và nhận thức của trẻ – cũng được diễn ra tự nhiên và hoàn thiện hơn.
Để có một chế độ dinh dưỡng tốt, mẹ cần nắm nhiều điều trong đó có những lưu ý về cân bằng dinh dưỡng cho con. Chính nhờ những nguyên tắc cơ bản cần thiết này, là cơ sở để mẹ phát huy được tốt nhất điều kiện bổ trợ cho con, trong quá trình phát triển của bé. Vậy để có sự cân bằng dinh dưỡng đó, mẹ cần lưu ý cụ thể những gì?
Contents
1. Em bé sơ sinh nhận được dinh dưỡng cân bằng từ sữa mẹ
Mọi bé sơ sinh nên được bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi. Điều này nhằm giúp con yêu phát triển tốt, nhờ dinh dưỡng lẫn nhờ những đề kháng nhận được từ sữa mẹ quý giá. Do đó, mẹ nên cân bằng dinh dưỡng trong chính thực đơn và chế độ ăn uống đủ chất của mình. Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, bổ sung thêm sữa dành cho mẹ sau sinh hàng ngày. Như thế, mẹ sẽ đảm bảo được chất lượng và sự cân bằng dưỡng chất trong chính nguồn sữa cho con.
Bên cạnh chất lượng nguồn sữa mẹ , cho bé bú đủ và đúng nhu cầu cũng tạo nên sự cân bằng dinh dưỡng cho trẻ. Vì thế, mẹ hãy lưu ý để đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết của con nhé.
2. Thực phẩm xanh tốt nhất với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Khi bé bắt đầu ăn dặm , từ 6 tháng tuổi, mẹ cần bổ sung thực phẩm cho con ngoài sữa mẹ. Vì lúc này nhu cầu của bé đã tăng nhiều, cũng như đây là thời điểm mẹ cần tập cho bé làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ.
Liên quan đến thức ăn dặm, mẹ nên làm đa dạng khẩu phần ăn của con để đảm bảo cơ thể trẻ không bị thiếu chất. Đồng thời, mẹ cần thay đổi khẩu vị giúp bé ăn ngon miệng hơn. Mẹ có thể xay nhuyễn các loại củ quả như khoai lang, táo, lê, bí ngòi, khoai tây, cà rốt hay một số loại rau thích hợp, rồi cho bé ăn từng thìa nhỏ một. Hãy nhớ nên cho bé ăn thức ăn lỏng trong thời gian đầu để bé có sự thích nghi, sau đó tăng độ đặc từ từ để bé quen dần, cũng như phù hợp nhu cầu của bé đúng thời điểm cần thiết.
Lần đầu làm quen với thức ăn lạ, bé có thể cảm thấy thích thú và dễ thích nghi hoặc chưa kịp thích nghi nên không chịu “hợp tác”. Bố mẹ không cần phải lo lắng, hãy cho bé ăn một ít ít, có thể chia ra làm nhiều bữa để hệ miễn dịch kịp thời chấp nhận thức ăn lạ, rồi tăng khẩu phần ăn dần dần sau đó.
Tìm hiểu thêm: Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng và đầy đủ những thông tin hữu ích cho mẹ
Phụ huynh khi cho em bé sơ sinh ăn dặm cũng nên để ý xem khẩu vị của bé đối với từng loại rau củ quả thế nào, để dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm. Nên thay đổi các loại thực rau củ quả liên tục nhưng phải đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết cung cấp vừa đủ cho bé. Mẹ cũng không nên cho em bé sơ sinh ăn nhiều loại rau củ quả cùng một lúc ở thời điểm tập ăn, mà chỉ nên sử dụng từng loại thực phẩm trong khẩu phần ăn. Chỉ nên cho bé ăn các hỗn hợp, khi con đã quen thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, cần đổi khẩu vị hay tăng lượng thức ăn.
Nếu con yêu của bạn không thích dùng một loại rau quả nào đó, đừng ép buộc bé ăn nhiều mà thay vào đó hãy cho bé ăn một chút ít. Thỉnh thoảng tập cho bé ăn đến khi quen dần hoặc phụ huynh có thể thay đổi cách chế biến để bé dễ thích nghi hơn.
Ở thời kỳ đầu lúc ăn dặm, rau quả đóng vai trò quan trọng tương đương như sữa trong việc đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho em bé sơ sinh. Đối với nguồn nguyên liệu như rau củ quả, mẹ cần chọn những loại thực phẩm đúng mùa sẽ vừa bổ, rẻ và hạn chế khả năng tồn dư thuốc trừ sâu hay bảo quản, đảm bảo an toàn cho bé cưng hơn.
3. Không nên cung cấp quá nhiều đạm trong bữa ăn
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, ở giai đoạn đầu bé ăn dặm , mẹ không nên có bé ăn quá nhiều thịt, cá, tôm bởi chúng chứa quá nhiều chất đạm. Từ 6 – 8 tháng tuổi, bạn có thể cho bé dùng 2 thìa thịt, cá vào bữa trưa. Từ tháng 9 trở về sau có thể bổ sung thêm lòng đỏ trứng gà (đảm bảo 10 gram protein mỗi ngày trong 6 tháng đầu và 20 gram protein từ tháng thứ 9 trở đi).
Khi bé tròn 1 tuổi, bố mẹ hãy tăng thêm lượng đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé nhé. Có thể cho con dùng 3 thìa thịt, cá, tôm hoặc 1 lòng đỏ trứng gà mỗi ngày. Bố mẹ cũng đừng quên bổ sung mỡ và các loại dầu trong thực đơn của em bé sơ sinh trong giai đoạn này. Hãy trộn 1 ít bơ vào rau, bơ giúp bổ sung vitamin A cho cơ thể và tăng thêm độ kích thích về mùi vị, giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Một số loại dầu tốt cho sức khỏe như dầu phụng, dầu mẹ, dầu ô liu, dầu cải có lượng axit béo rất tốt cho sự phát triển thể trạng và não bộ của trẻ. Vì thế, mẹ nên thêm những loại dầu này vào thức ăn để giúp con yêu có thể sự phát triển tốt nhất.
4. Hạn chế tối đa việc cho em bé sơ sinh dùng đường
Bố mẹ không nên cho con ăn các loại bánh ngọt, bánh quy, kể cả bánh sữa khi bé sơ sinh chưa tròn 1 tuổi. Các loại bánh này không những cung cấp ít dưỡng chất mà trong bánh thường chứa nhiều đường, lòng trắng trứng và một số thành phần dễ gây dị ứng.
>>>>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh có nên nằm nôi hay không?
Việc cho bé dùng đồ ngọt khi còn quá nhỏ có thể không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng khiến dễ đầy bụng và bé biếng ăn các thực phẩm khác. Hơn nữa, vị ngọt và vị thơm của nhiều loại bánh luôn là sự hấp dẫn lớn với trẻ, con bạn sẽ quen với hương vị đó và cứ đòi ăn cho bằng được khi trông thấy. Điều này ảnh hưởng đến việc bé tiếp nhận những thực phẩm chính cần thiết cho sự phát triển của mình.
Với em bé sơ sinh ở thời gian bú mẹ, mẹ nhất thiết cần chú trọng chế độ dinh dưỡng đủ chất của mình, để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cân bằng cho bé. Ở tuổi ăn dặm, bố mẹ không nên nghĩ rằng, những loại thức ăn vô hại tưởng chừng như không sao, nếu chỉ cho con nhấm thử hoặc cầm chơi. Thực chất chúng có thể “gây nghiện” cho em bé và dẫn đến tình trạng bé chán ăn các loại thức ăn bổ dưỡng cần thiết. Hãy là những ông bố bà mẹ chu đáo và cứng rắn, luôn chuẩn bị cho bé yêu một chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ tốt nhất trong giai đoạn quan trọng này!
Tuyết Nguyễn tổng hợp