Trẻ 11 tháng tuổi về cơ bản đã phát triển cứng cáp, nhận biết được mọi thứ xung quanh. Tuy nhiên, khi chăm sóc con ở độ tuổi này, các mẹ hay gặp trường hợp trẻ ăn thường hay ngậm. Vì vậy, bữa ăn của trẻ thường kéo dài, khiến thời gian cho con ăn trở thành một công việc đầy mệt mỏi bực bội, còn thức ăn bị thì bị nhão, bị vữa. Vậy đối với những trường hợp này các mẹ phải làm sao để khắc phục? Blogtretho.edu.vn mời mẹ cùng tham khảo nội dung chi tiết liên quan như dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Trẻ 11 tháng tuổi ăn hay ngậm và cách khắc phục dành cho mẹ
Contents
1. Vì sao trẻ 11 tháng tuổi ăn hay ngậm?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trẻ 11 tháng tuổi ăn hay ngậm. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản thường gặp:
1.1 Do bé bị ép ăn
Đa phần các mẹ thường thấy con ăn ít, chậm tăng cân nên đâm ra lo lắng và hay thúc éo cho con ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, việc làm này khiến trẻ cảm thấy sợ hãi mỗi khi ăn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ ăn ngậm, lâu dần không được khắc phục sẽ trở thành một thói quen xấu.
1.2 Các mẹ chế biến thức ăn quá đơn điệu
Các món ăn mỗi ngày của trẻ được các mẹ chế biến tương tự giống nhau. Trong cách chế biến khẩu phần ăn cho trẻ 11 tháng tuổi không được đổi món, đổi khẩu vị. Vì vậy, mỗi bữa ăn trẻ không hợp tác với các mẹ, thức ăn nhàm chán trẻ không muốn ăn và đâm ra ngậm mãi trong miệng không chịu nữa.
1.3 Chế biến thức ăn không phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ
Trẻ 11 tháng tuổi hàm chưa được phát triển hoàn thiện và ổn định, vì vậy các mẹ nên chú ý trong khâu chế biến thức ăn. Nếu cho trẻ ăn những thức ăn thô cứng, dai khó nhai sẽ dẫn đến tình trạng trẻ ngậm mãi trong miệng.
Hay có những trường hợp những ngay từ nhỏ các mẹ thường hay có thói quen xay nhuyễn thức ăn cho trẻ mỗi bữa ăn, và luôn duy trì tình trạng xay nhuyễn này thậm chí đến thời điểm 11 tháng là độ tuổi bé đã ăn thô tốt. Điều này dẫn đến cơ hàm chậm phát triển, cũng như khiến bé chán ăn, lười ăn vì ngán. Về lâu dài, sẽ trở thành một thói quen xấu ở trẻ rất khó cải thiện.
2. Khắc phục tật trẻ 11 tháng tuổi ăn hay ngậm như thế nào?
Tình trạng trẻ 11 tháng tuổi ăn hay ngậm hoàn toàn không tốt chút nào. Vì vậy, các mẹ nên sớm tìm hiểu và tham khảo những cách khắc phục nhanh chóng cho trẻ. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cơ xương hàm chậm phát triển ở các bé.
Dưới đây là một số cách khắc phục được các chuyên gia khuyên các mẹ nên áp dụng cho trẻ mỗi ngày:
2.1 Chia nhỏ bữa ăn của trẻ
Đối với những trẻ 11 tháng tuổi ăn hay ngậm các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của trẻ ra nhiều bữa mỗi ngày. Thay vì 4 tiếng cho trẻ ăn một lần thì cứ cách 2 tiếng các mẹ cho trẻ ăn, hoặc có thể là 1 tiếng/ lần.
Tìm hiểu thêm: Bé 9 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ mẹ có biết?
Chia nhỏ bữa ăn nhằm giúp trẻ không bị ngán và dạ dày không bị đầy. Đồng thời, trẻ hấp thu tốt hơn và hệ tiêu hóa của trẻ cũng rất ổn định.
2.2 Tuyệt đối không nên ép trẻ ăn
Việc ép trẻ ăn sẽ khiến trẻ biếng ăn, sợ hãi và dẫn đến tình trạng ngậm thường xuyên và kéo dài hơn. Chế độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn rất quan trọng, đối với những trẻ 11 tháng tuổi ăn ngậm các mẹ nên tăng giá trị dinh dưỡng cho trẻ. Vì vậy, trong trường hợp trẻ ăn ít những vẫn đủ chất dinh dưỡng.
2.3 Thay đổi thực đơn liên tục
>>>>>Xem thêm: Mắc phải 5 sai lầm này khi cho trẻ ăn uống mẹ có thể khiến con nguy hiểm tính mạng
Việc làm này nhằm giúp cải thiện tình trạng trẻ 11 tháng tuổi ăn hay ngậm. Khi được thay đổi thực đơn ăn dặm mỗi ngày trẻ sẽ có hứng ăn uống hơn. Mẹ lưu ý, nên chế biến những món ăn kích thích vị giác của trẻ.
2.4 Không nên kéo dài thời gian của mỗi bữa ăn
Thời gian cho trẻ ăn khoảng tầm 30 phút trở lại. Khoảng thời gian này vừa đủ để cho con ăn no, trẻ sẽ không có cảm giác ngán ăn và hạn chế tình trạng ngậm. Nếu 30 phút trẻ vẫn không ăn hết, các mẹ không nên tiếp tục cho trẻ ăn. Nên để khoảng tầm 30 phút đến 1 tiếng sau mới cho trẻ ăn tiếp.
Trẻ 11 tháng tuổi ăn hay ngậm là một điểu không tốt. Vì vậy, các mẹ nhanh chóng tìm nguyên nhân, từ đó chọn được giải pháp hợp lý để khắc phục cho trẻ. Mẹ cũng cần kiên nhẫn và cho trẻ thời gian để giúp con cải thiện tình trạng này thực sự hiệu quả.
Tuyết Nguyễn tổng hợp