5 cách giúp bé tăng cân mẹ nhất định phải biết

Rate this post

Giúp bé tăng cân như thế nào an toàn, hiệu quả thật sự là câu hỏi khiến nhiều mẹ nhức đầu. Để trả lời được câu hỏi này, mẹ cũng cần phải biết nguyên nhân bé không tăng cân là gì. Từ đó, mẹ sẽ chọn được cách tăng cân phù hợp, để cải thiện hiệu quả cân nặng cho con và nuôi con khoa học hơn. Liên quan đến các cách giúp con cải thiện cân nặng, Blogtretho.edu.vn mời mẹ tham khảo qua 5 cách như dưới đây.

Bạn đang đọc: 5 cách giúp bé tăng cân mẹ nhất định phải biết

1. Tìm hiểu nguyên nhân bé chậm tăng cân do đâu?

Ngoài việc mọc răng và các vấn đề về hệ tiêu hóa, có rất nhiều nguyên nhân khiến bé yêu chậm tăng cân mà mẹ ít để ý đến cụ thể như:

1.1 Uống nhiều sữa hoặc nước ngay trước bữa ăn

Đối với những bé đã bắt đầu ăn dặm thì việc cho bé ăn như thế nào để bé ăn được nhiều và hấp thụ tốt là điều mẹ cần lưu ý. Nếu trước khi ăn dặm, mẹ cho bé uống sữa hoặc nước thì đó là việc rất sai lầm. Bởi nếu bé được uống sữa hoặc nước ngay trước đó thì bụng sẽ đầy lên, do đó giảm lượng thức ăn đưa vào. Chắc chắn bé sẽ không có cảm giác ngon miệng hay muốn ăn thêm nhiều,  khi bụng con đã bị lấp đầy bởi sữa và nước.

5 cách giúp bé tăng cân mẹ nhất định phải biết

1.2 Khoảng cách giữa hai bữa ăn quá dài hoặc quá ngắn

Đây cũng là một trong những lý do chính khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân. Nhiều mẹ quan niệm kéo dài khoảng cách 2 bữa ăn để bé thật đói từ đó bé sẽ ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, đây cũng là quan niệm không đúng. Bởi, khoảng cách giữa các bữa ăn càng dài thì bụng bé càng sản sinh ra nhiều khí gas, dẫn đến đầy hơi. Điều này khiến trẻ không muốn ăn, từ đó lượng dinh dưỡng hấp thu ít và kết quả là sụt cân.

Tương tự, nếu khoảng cách giữa hai bữa ăn quá ngắn thì thức ăn chưa được tiêu hóa kịp, bụng bé vẫn còn no. Bé sẽ không ăn được nhiều nếu mẹ cho bé ăn lúc này. Lời khuyên cho các mẹ là cho bé ăn trong vòng 30 phút sau khi thức dậy. Và khoảng cách lý tưởng giữa các bữa ăn cho bé sơ sinh là từ 3-4 giờ.

5 cách giúp bé tăng cân mẹ nhất định phải biết

1.3 Cai sữa làm bé chậm tăng cân

Việc cai sữa giúp bé ăn nhiều hơn, ngon miệng hơn, từ đó có thể tăng cân. Tuy nhiên, cũng có nhiều bé chậm tăng cân, thậm chí là sụt cân sau khi cai sữa. Bởi bé đã quen thuộc với mùi vị của sữa mẹ, khi không được bú mẹ nữa, mẹ có thể chán ăn, lười ăn. Do vậy, mẹ cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm cân bằng lại như sữa mẹ như sữa công thức, váng sữa, sữa chua, nước hoa quả, rau và ngũ cốc.

1.4 Bé sinh non, nhẹ cân

Những bé sinh non, thiếu tháng và nhẹ cân (dưới 2,5 kg) sẽ có tốc độ tăng cân chậm hơn rất nhiều so với những bé sinh đủ ngày đủ tháng. Đồng thời, những bé này vốn đã có sức khỏe yếu, dễ bị bệnh nên việc tăng cân sẽ gặp đôi chút khó khăn.

5 cách giúp bé tăng cân mẹ nhất định phải biết

1.5 Các bệnh thường gặp ở bé sơ sinh

Các bệnh thường gặp ở bé sơ sinh cũng là nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân: bệnh tim, thiếu máu, rối loạn trao đổi chất, thiếu hụt hormone tăng trưởng…

2. Cách giúp bé tăng cân mẹ nhất định phải biết

2.1 Cho bé ngủ đủ giấc mỗi ngày

Trẻ sơ sinh từ khi mới sinh ra thường ngủ từ 16-18 tiếng mỗi ngày. Sở dĩ 6 tháng đầu bé có tốc độ tăng trưởng rất nhanh (thường tăng 0,6-1 kg mỗi tháng) cũng chính là nhờ giấc ngủ, hay nói cách khác trẻ lớn lên khi ngủ.

Nhiều bố mẹ quan niệm cho bé ngủ ít vào ban ngày để bé ngủ ngon và thẳng giấc vào ban đêm. Đây là quan niệm rất sai. Vì khi thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ khiến bé khó chịu, quấy khóc. Đặc biệt, điều này còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Khi lớn hơn, thời gian ngủ của bé cũng giảm đi nhưng bạn vẫn cần đảm bảo cho bé ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya. Đây là điều đầu tiên mẹ cần lưu ý để giúp bé tăng cân.

Tìm hiểu thêm: Sữa cho mẹ sau sinh dùng sữa bò có tốt không?

5 cách giúp bé tăng cân mẹ nhất định phải biết

2.2 Bú mẹ và uống sữa đầy đủ

Nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh là sữa mẹ hoặc sữa công thức đối với những bé vì lý do nào đó không bú sữa mẹ. Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh, do đó, để bé tăng cân và phát triển khỏe mạnh thì mẹ cần cho bé bú đều đặn đúng cữ theo nhu cầu của bé mỗi ngày. Mỗi cữ bú cách nhau khoảng 2 – 3 giờ. Kể cả ban đêm, khi bé có nhu cầu thì mẹ nên đáp ứng ngay.

Mẹ hãy cố gắng duy trì cho bé bú ít nhất là đến khi bé được 12 tháng tuổi. Khi bé lớn tháng hơn, mẹ có thể bổ sung sữa công thức cho bé nhưng lưu ý chọn loại sữa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé mẹ nhé.

5 cách giúp bé tăng cân mẹ nhất định phải biết

2.3 Cho bé ăn dặm đúng cách

Mẹ nên cho bé tập ăn dặm khi bé được 6-7 tháng tuổi. Bởi từ giai đoạn này, ngoài sữa mẹ, cơ thể bé cần nhiều dưỡng chất khác để phát triển. Và lúc này việc ăn dặm đúng cách cũng là cách giúp bé tăng cân. Khi bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn các loại bột sữa hoặc tự chế biến bột ăn dặm chất lượng đa dạng và phong phú cho con với các thực phẩm sau:

  • Khoai lang: Loại củ này chứa đường và beta carotene giúp bé dễ tiêu hóa cũng như bổ sung năng lượng cho cơ thể.
  • Khoai tây: Khoai tây là thực phẩm tăng nguồn carbohydrates như năng lượng giúp bé tăng cân tốt.
  • Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc giúp bổ sung chất sắt và cũng là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, mẹ đừng nên bỏ qua trong chế dộ ăn dặm của bé.
  • Khi đã cứng cáp hơn, mẹ hãy bổ sung thêm nguồn thực phẩm tươi sống như thịt, cá, trứng, rau củ quả…vào khẩu phẩn ăn hàng ngày của bé.

2.4 Massage cho trẻ sơ sinh mỗi ngày

Massage là một phương pháp tuyệt vời giúp bé được thư giãn, dễ chịu, dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc hơn. Bên cạnh đó, việc massage cho trẻ sơ sinh cũng được các chuyên gia khuyến khích vì có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Một khi bé không gặp vấn đề gì về tiêu hóa, bé sẽ ăn tốt và chóng tăng cân hơn.

5 cách giúp bé tăng cân mẹ nhất định phải biết

>>>>>Xem thêm: Cho bé ngồi xe tập đi khi nào là thích hợp?

2.5 Khuyến khích bé vận động

Bé 5 – 6 tháng tuổi đã có thể vận động nhiều hơn, linh hoạt hơn. Vận động nhiều cũng có nghĩa là sẽ tiêu tốn năng lượng. Bé sẽ mau cảm thấy đói và ăn ngon miệng hơn. Do đó, mẹ nên cùng bé “tập thể dục” mỗi ngày để thấy được những tác dụng như trên nhé!

Giúp bé tăng cân là một sự kết hợp mang tính khoa học gồm chế độ dinh dưỡng phù hợp, bé ngủ đủ giấc, bú mẹ đầy đủ, ăn dặm đúng cách, bé được massage và vận động tích cực. Trường hợp mẹ áp dụng các cách nhưng con không cải thiện về cân nặng hoặc cải thiện quá châm, mẹ cần chú ý quan sát con kỹ lưỡng hơn, sau đó manh con đi bác sỹ thăm khám, để tìm nguyên nhân chính xác nhất, giúp cho quá trình cải thiện cân năng của con hiệu quả hơn. 

Tuyết Nguyễn tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *