Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần là bất thường, là có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé? Để biết được điều này, mẹ cần lưu ý đến sức khỏe tâm trạng của bé và tình trạng của phân. Giúp mẹ nắm bắt cụ thể hơn về điều này, Blogtretho.edu.vn mời các mẹ cùng theo dõi nội dung liên quan chi tiết hơn sau đây.
Bạn đang đọc: Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần là bất thường?
Contents
1. Thông thường, trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần?
Từ khi mới bắt đầu lọt lòng đến khi 2 tháng tuổi, đường ruột của con còn rất nhỏ. Trung bình mỗi ngày con có thể đi ngoài từ 3 đến 5 lần, có một số trẻ sẽ đi từ 5 đến 7 lần. Nếu con bú no, ngủ đủ giấc và không có dấu hiệu bất thường thì mẹ hãy hoàn toàn yên tâm nhé.
2. Cách phân biệt các loại phân
Thay vì thắc mắc trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần thì mẹ nên chú ý đến chất phân khi con đi ngoài. Thông quá đó, mẹ có thể đoán được tình trạng sức khỏe hiện tại của con. Tham khảo ngay những dấu hiệu dưới đây nhé.
2.1 Phân su
Đây là loại phân đầu tiên khi trẻ lọt lòng, thường có màu xanh đen và khả năng kết dính cao. Chất thải này được tạo nên từ chất nhờn, nước ối khi con còn trong bụng mẹ. Phân này không mùi và khó làm sạch hoàn toàn.
2.2 Phân của bé được bú sữa mẹ
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bú nhiều có tốt không?
Loại phân này có màu xanh lá mạ, kết cấu ít dính và lỏng hơn rất nhiều. Nếu con đi phân màu xanh hơn hoặc vàng hơn, có nghĩa mẹ đã ăn món gì đó nhiều hơn bình thường.
Khi phân xanh có bọt trắng chứng tỏ con bú lượng sữa đầu của mẹ khá nhiều. Thông thường lượng sữa đầu này có chất dinh dưỡng không cao, vì vậy mẹ nên vắt bỏ bớt lượng sữa đầu, để con bú được lượng sữa sau giàu dinh dưỡng hơn.
2.3 Phân của trẻ bú sữa công thức
Những trẻ bú sữa công thức đi ngoài ít hơn những trẻ bú sữa mẹ. Phân của bé khi dùng loại sữa này thường nhão như bơ đậu phộng, có màu xanh nâu hoặc nâu nhạt, mùi khá nặng.
2.4 Phân của bé bị tiêu chảy
Khi bé bị tiêu chảy phân sẽ rất lỏng, đi ngoài liên tục và phun ra mạnh từ hậu môn. Những trẻ bú sữa công thức có nguy cơ bị tiêu chảy cao hơn sơ với những trẻ bú sữa mẹ, thông thường phần lớn là do bị dị ứng sữa công thức.
Khi trẻ bú sữa mẹ bị tiêu chảy, mẹ nên xem lại mẹ có ăn quá nhiều trái cây hoặc thức ăn dễ tác động lên chất lượng nguồn sữa cho con hay không.
2.5 Phân của bé bị táo bón
Dấu hiệu của con khi bị táo bón đó là nhiều ngày không đi ngoài, bụng cứng, phân nhỏ và rắn. Để hạn chế tình trạng này mẹ nên ăn nhiều rau xanh, củ quả, thức ăn có tính thanh nhiệt và bổ sung lượng nước phù hợp cho cơ thể.
Với trẻ bú sữa công thức nên cho thêm nước. Tuy nhiên lượng nước cung cấp phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Trẻ sơ sinh không được uống nước lọc quá nhiều bởi vì sẽ gây cảm giác đầy bụng, khiến con nhác uống sữa. Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ không tăng cân, còi cọc.
3. Những điều cần lưu ý liên quan đến việc trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài
Nếu con bị tiêu chảy và táo bón quá lâu, con cảm thấy mệt, không ăn hoặc không ngủ, mẹ cần đưa con đến ngay các trạm y tế và bệnh viện gần nhất để tiến hành thăm khám, nhằm đưa ra giải pháp xử lý phù hợp.
Mẹ cần lưu ý kỹ, trẻ sơ sinh không được dùng thuốc kháng sinh tùy ý. Mọi đơn kê đều phải thực hiện theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, tránh những biến chứng không may sau này.
>>>>>Xem thêm: Đặt tên con gái 2020 với top 50 tên đẹp nhất bố mẹ hãy tham khảo ngay
Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần hẳn không còn là nỗi lo quá lớn của mẹ khi đọc bài viết này. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh nhỏ, chắc chắn không như người trưởng thành. Vì vậy, khi trẻ 2 tháng tuổi được ăn nhiều bữa, con sẽ đi ngoài nhiều lần. Vấn đề cần quan tâm hơn không ở số lần con đi ngoài, mà là tình trạng sức khỏe, trạng thái, cũng như tình trạng phân của con. Nhờ đó, mẹ phân biệt đươc đâu là bình thường đâu là bất thường, để chăm sóc con tốt hơn.
Tuyết Nguyễn tổng hợp