Các giai đoạn phát triển của trẻ dưới 1 tuổi phản ánh quá trình nhận thức, khả năng thích nghi cũng như sự lớn lên hàng ngày của trẻ. Tương ứng với từng giai đoạn khác nhau, mẹ nên có cách chăm sóc đúng đắn để trẻ có thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
Bạn đang đọc: Các giai đoạn phát triển của trẻ dưới 1 tuổi mẹ cần ghi nhớ
Trẻ em dưới 1 tuổi cần được chăm sóc kỹ lưỡng và bảo vệ đặc biệt, để không bị bệnh và không bị các yếu tố môi trường bên ngoài tác động. Các mẹ hãy tìm hiểu về các giai đoạn lớn lên của bé trong năm đầu tiên qua bài viết sau đây nhé.
Contents
- 1 1. Giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 – 3 tháng
- 2 2. Giai đoạn phát triển của trẻ từ 3 – 6 tháng
- 3 3. Giai đoạn phát triển của trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi
- 4 4. Giai đoạn phát triển của trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi
- 5 Những dưỡng chất quan trọng cần bổ sung cho trẻ tập đi
- 6 8 điều thú vị khi nuôi con bằng sữa mẹ không phải ai cũng biết
- 7 6 bước tập ăn dặm cho bé chuẩn khoa học không phải mẹ nào cũng biết
- 8 Sự phát triển của bé 8 tháng tuổi và những lưu ý dành cho mẹ
- 9 Top 10 bàn để laptop trên giường gấp gọn tốt nhất hiện nay
- 10 Top 10 gối cho bé bú chống trào ngược tốt nhất hiện nay
- 11 Top 13 cây lau nhà tốt nhất hiện nay
- 12 Trẻ biếng ăn uống thuốc gì cải thiện tốt nhất?
- 13 Top 12 đồ bầu đẹp và thời trang nhất hiện nay
- 14 Top 16 các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
- 15 Top 9 túi bỉm sữa đựng đồ tốt nhất hiện nay
- 16 Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
- 17 Top 12 sữa tắm cho bé tốt nhất hiện nay
- 18 Top 12 các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay
- 19 Top 13 men vi sinh cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
- 20 Top 15 kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất hiện nay
1. Giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 – 3 tháng
Đây là giai đoạn mà bé vừa rời khỏi bụng mẹ để thích nghi với môi trường mới nên mọi chuyện còn quá xa lạ với bé. Thông thường một bé sinh khỏe mạnh sẽ có cân nặng từ 3500g – 4500g. Do hệ tiêu hóa và đường ruột còn yếu nên các chất dinh dưỡng được hấp thụ chủ yếu qua nguồn sữa mẹ. Sữa mẹ có thơm không, nhiều không và ngon không ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con.
Ở giai đoạn phát triển này, bé chỉ có thể cười và quan sát mọi người, mọi đồ vật xung quanh mình, mà chưa có sự chuyển biến rõ rệt nào cả. Ở cuối giai đoạn này, phần xương đầu và cổ đã cứng cáp hơn nên bé có thể nằm sấp và ngóc đầu dậy.
2. Giai đoạn phát triển của trẻ từ 3 – 6 tháng
Đây là một trong các giai đoạn phát triển của trẻ đánh dấu sự chuyển biến rõ rệt nhất, với việc bé có khả năng học hỏi và tiếp cận các đồ vật, đồ chơi xung quanh. Bé có thể nghe thấy rõ giọng của mẹ và bập bẹ tập nói. Cùng với những tràng cười lớn, bé sẽ lăn qua lăn lại, lẫy một cách thuần thục.
Hơn thế, bé còn có khả năng tập ngồi và bắt đầu quá trình tập ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi. Do đó, ứng dụng một số bài tập ăn dặm và thực đơn chứa đủ chất dinh dưỡng là điều mà mẹ nên trang bị, để chăm con khỏe mạnh hơn.
3. Giai đoạn phát triển của trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi
Phải nói rằng, đây là giai đoạn mà bé biết nhiều hơn trước và việc chăm con của bố mẹ cũng có phần “dễ thở” hơn. Với những bé có hệ xương phát triển cứng cáp và khỏe mạnh, bé có thể tự ngồi chơi mà không cần bố mẹ giúp đỡ. Trong giai đoạn này, nhiều bé đã tập bò để di chuyển. Bé thích vỗ tay và cầm nắm các đồ chơi nhiều màu sắc.
Và điều thích thú hơn là bé ở giai đoạn này đã có thể nói “mama” “bẹ be” vô cùng đáng yêu, vô cùng dễ thương. Mẹ nên thường xuyên trò chuyện với bé để tăng khả năng nói và giao tiếp cho bé hàng ngày. Đây cũng là giai đoạn mà bé đã quen dần với việc ăn dặm nên có thể giảm lượng sữa mẹ hàng ngày cho con bú và đa dạng hóa các thức ăn dặm, nhằm cho bé có đủ dinh dưỡng và năng lượng để hoạt động.
4. Giai đoạn phát triển của trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi
Về cơ bản lúc này bé đã cứng cáp hơn trước nên việc bé vận động liên tục là điều dễ hiểu. Bé đã có thể vịn để đứng lên và tập đi những bước đầu tiên trong cuộc đời. Ngoài ra, bé cũng học dần với thói quen tự cầm thìa, đũa để xúc cơm, cháo ăn. tuy nhiên việc vung vãi, thức ăn đổ ra ngoài là điều khó tránh khỏi. Khi bé càng ngày càng lớn và phát triển, mẹ nên chú trọng hơn đến thực đơn ăn dặm cho con, để bé có thêm nhiều năng lượng cho quá trình vận động hàng ngày.
Các giai đoạn phát triển của trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi sẽ có những sự khác biệt nhất định về thể chất và tinh thần của trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu đầy đủ để có cách chăm con phù hợp nhất, nhằm giúp bé luôn khỏe mạnh, phát triển thật tốt và ngày càng thêm đáng yêu.
Hoài Nguyễn tổng hợp
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN
Những dưỡng chất quan trọng cần bổ sung cho trẻ tập đi
8 điều thú vị khi nuôi con bằng sữa mẹ không phải ai cũng biết
6 bước tập ăn dặm cho bé chuẩn khoa học không phải mẹ nào cũng biết
Sự phát triển của bé 8 tháng tuổi và những lưu ý dành cho mẹ
CHỦ ĐỀ MỚI
Top 10 bàn để laptop trên giường gấp gọn tốt nhất hiện nay
Top 10 gối cho bé bú chống trào ngược tốt nhất hiện nay
Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi mẹ nên lưu ý
Top 13 cây lau nhà tốt nhất hiện nay
Trẻ biếng ăn uống thuốc gì cải thiện tốt nhất?
Top 12 đồ bầu đẹp và thời trang nhất hiện nay
Top 16 các loại bột ăn dặm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 9 túi bỉm sữa đựng đồ tốt nhất hiện nay
Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
Top 12 sữa tắm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 12 các loại bỉm cho bé tốt nhất hiện nay
Top 13 men vi sinh cho bé an toàn và tốt nhất hiện nay
>>>>>Xem thêm: Bé đi nhà trẻ về khóc đêm mẹ nên làm thế nào?