Bệnh zona là gì là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, mặc dù là một bệnh khá phổ biến nhưng không phải ai cũng nắm được những thông tin cần thiết về nó. Nhằm giúp mọi người hiểu thêm bệnh zona là gì, Blogtretho.edu.vn xin được chia sẻ những kiến thức cơ bản về căn bệnh này.
Bạn đang đọc: Bệnh zona là gì và những điều cần biết về bệnh zona
Bệnh zona thường xuất hiện ở những bé có hệ miễn dịch yếu kém với biểu hiện của bệnh là những mọng nước thành cụm, phân bố một bên cơ thể. Zona có những diễn biến khá phức tạp, có thể có những biến chứng nguy hiểm: viêm tụy, viêm màng não, xuất huyết giảm tiểu cầu, đôi khi bệnh còn có thể gây mù mắt, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến tử vong… Vì thế, để đảm bảo chăm sóc tốt cho con của mình, các mẹ nên tìm hiểu thật kỹ xem bệnh zona là gì, nó có những triệu chứng như thế nào và cách điều trị bệnh này ra sao.
1. Bệnh zona là gì
Bệnh zona do virus thuộc nhóm herpes, có tên khoa học là varicella zoster gây ra. Khi vào cơ thể của bé, các virus này sẽ ẩn náu trong các tế bào thần kinh tủy sống và hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể bé sẽ kìm hãm nó. Khi hệ miễn dịch của bé bị suy yếu, các virus này sẽ theo lộ trình thần kinh tới hạch thần kinh cảm giác, gây ra những vết loét, các tổn thương ngoài da khiến các bé đau đớn, bỏng rát và vô cùng khó chịu.
2. Triệu chứng thường gặp của bệnh zona
Để hiểu rõ hơn bệnh zona là gì, chúng ta hãy tìm hiểu các triệu chứng của bệnh này. Thông thường khi bị bệnh zona, các bé sẽ có những triệu chứng sau đây:
- Bệnh zona có xu hướng khởi phát đột ngột và trước khi khởi phát bệnh, các bé thường tỏ ra đau đầu, mệt mỏi, lừ đừ, sốt, rối loạn tiêu hóa.
- Biểu hiện đầu tiên là nổi các mảng ban đỏ, nề nhẹ, vùng da nhiễm bệnh nóng rát.
- Sau khoảng 1 – 2h thì các mảng đỏ đó bắt đầu xuất hiện nhiều mụn nước mọc thành cụm li ti, căng phồng lên, khó vỡ, trong suốt, sau đó hóa đục, có mủ vàng. Vùng da thường bị nhiều nhất là lưng, ngực, mặt.
Tìm hiểu thêm: Bệnh thủy đậu ở trẻ em và những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe cho con
- Sau khi mụn vỡ sẽ chảy dịch vàng, nổi vảy. Lúc này, các hạch bạch huyết vùng lân cận thường sưng lên. Các mụn rộp thường vảy lên trong khoảng từ 7 – 10 ngày và biến mất sau khoảng 2 – 4 tuần.
- Sau khi bé khỏi bệnh, trên da tạm thời sẽ có những vết ban sẫm màu ở quanh môi, mũi, mắt…, để lại các vết sẹo xấu.
3. Điều trị bệnh zona
Trước đây, nhiều người thường tự ý điều trị bệnh zona bằng phương pháp dân gian như: nhai hạt đậu xanh, gạo nếp hoặc lá thuốc nam đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương… vì chưa thực sự hiểu rõ được bệnh zona là gì cũng như những biến chứng nguy hiểm mà nó có thể gây ra. Nếu chữa trị không đúng cách, không những không giúp bé khỏi bệnh mà còn kéo theo nguy cơ bội nhiễm da, gây loét, kích ứng da… Ngoài ra, khi chăm sóc bé, các mẹ cũng tránh để trầy xước, viêm nhiễm các vết mụn, vết loét để không làm bé đau đớn, vì làn da của bé vô cùng non nớt và nhạy cảm.
Lời khuyên cho các ông bố bà mẹ là nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay khi thấy bé xuất hiện những bất thường trên da, dù xuất phát từ bất kỳ nguyên nhân nào, để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách. Bởi vì bệnh zona được chữa trị hiệu quả nhất là sau 48h từ lúc bắt đầu phát hiện những tổn thương trên bề mặt da.
>>>>>Xem thêm: Cho trẻ uống vitamin A đầy đủ để phát triển thể chất toàn diện
Với những thông tin nói trên, Blogtretho.edu.vni tin rằng có thể giải đáp thắc mắc về câu hỏi bệnh zona là gì của các chị em một cách khái quát nhất. Bởi lẽ, thông thường, khi bé mắc bệnh, các mẹ sẽ khó phân biệt vì dễ nhầm lẫn các triệu chứng với những bệnh ngoài da khác. Hy vọng những kiến thức từ bài viết bệnh zona là gì và những điều cần biết về bệnh zona, sẽ giúp các mẹ chăm sóc con yêu tốt hơn nhé!
Mỹ Tiên tổng hợp