Bé 2 tháng tuổi bị táo bón và những điều mẹ cần lưu ý

Rate this post

Bé 2 tháng tuổi bị táo bón là điều khiến các bà mẹ không tránh khỏi lo lắng. Nỗi lo là bởi, tình trạng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con. Tuy nhiên, nếu mẹ phân biệt được giữa biểu hiện sinh lý bình thường và dấu hiệu táo bón, cũng như hiểu rõ hơn về táo bón được tính khi thời gian giữa hai lần đi tiêu dài quá 3 ngày, chắc chắn nỗi lo sẽ giảm nhanh đáng kể.

Bạn đang đọc: Bé 2 tháng tuổi bị táo bón và những điều mẹ cần lưu ý

Các mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn lưu ý những vấn đề sau đây, để có sự nhìn nhận đúng đắn cũng như có cách chăm sóc, bảo vệ bé yêu tốt nhất nhé!

Bé 2 tháng tuổi bị táo bón và những điều mẹ cần lưu ý

1. Dấu hiệu nhận biết táo bón ở bé 2 tháng tuổi

Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là hệ men tiêu hóa chưa được hình thành một cách đầy đủ, nên rất dễ xảy ra tình trạng táo bón. Dấu hiệu nhận biết khi bé 2 tháng bị táo bón như sau:

  • Bụng của bé đầy, sờ có nhiều cục phân ở khung đại tràng (thường là bác sĩ mới phát hiện ra); khám hậu môn thì tùy theo nguyên nhân táo bón thực thể hay cơ năng, mà có các triệu chứng như không có phân hoặc đầy phân trong bóng trực tràng, nứt kẽ hậu môn, thường không đi tiêu từ 3 – 4 ngày.
  • Bé ăn ít, kém hấp thu, không chịu chơi, mệt mỏi, căng thẳng, quấy khóc khi đi tiêu, mặt đỏ, vặn người, ưỡn người, khó chịu.
  • Bé đi ngoài phải rặn khó khăn, đau đớn. Phân của bé cứng, khô hơn mức bình thường, thường keo dính như đất sét.

Bé 2 tháng tuổi bị táo bón và những điều mẹ cần lưu ý

2. Biện pháp chữa trị khi bé 2 tháng tuổi bị táo bón

2.1 Những điều mẹ nên tránh

Việc chữa trị tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón không thể áp dụng các biện pháp như người lớn, mà phải có giải pháp an toàn cho bé. Một số cha mẹ lúng túng khi gặp tình trạng bé 2 tháng tuổi bị táo bón, thường thì cố gắng dùng tăm bông bơm thụt chọc ngoáy hậu môn, thậm chí còn sử dụng cả thuốc nhuận tràng mà không biết nó chống chỉ định cho bé sơ sinh.

Đó là những giải pháp điều trị chưa an toàn, nhất là khi bơm thụt không đúng cách sẽ làm tổn thương hậu môn của con, có thể gây nhiễm trùng. Ngoài ra, nếu thụt thường xuyên, bé sẽ mất dần phản xạ tự đi đại tiện, mỗi lần muốn đi ngoài thì lại phải sử dụng bơm thụt hỗ trợ, không thể đi tự nhiên được.

Bé 2 tháng tuổi bị táo bón và những điều mẹ cần lưu ý

2.2 Những điều mẹ cần làm

Để điều trị hiệu quả tình trạng bé bị táo bón, các bố mẹ phải xác định rõ tình trạng của con và nguyên nhân táo bón của bé là do đâu.

Điều chỉnh từ mẹ nếu bé được bú sữa mẹ hoàn toàn. Điều này nghĩa là các mẹ nên kiểm tra lại chế độ ăn uống của mình, hạn chế tối đa thức ăn cay, nóng như nghệ, trà, cà phê, nên ăn nhiều chất xơ, rau xanh, hoa quả tươi (chọn các loại rau có tính chất nhuận trường như khoai lang, mồng tơi, đu đủ, chuối, cam, bưởi…, tránh những quả có vị chát như ổi, hồng xiêm…), uống thêm nước, vận động nhẹ nhàng. Các mẹ nên tăng cường cho bé bú nhằm vừa tăng dinh dưỡng, lại vừa có thể tăng lượng nước cho bé, cũng là tăng lượng phân của bé, giúp kích thích nhu động ruột làm phân di chuyển nhanh hơn, để bé 2 tháng tuổi bị táo bón dễ đi ngoài hơn.

Tìm hiểu thêm: Tình trạng trẻ bị kích thích quá mức – một chủ đề hay bố mẹ nên quan tâm

Bé 2 tháng tuổi bị táo bón và những điều mẹ cần lưu ý

Điều chỉnh sữa công thức nếu bé được nuôi hoặc dùng thêm sữa ngoài: Theo như Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo, các bà mẹ nên cho con bú sữa mẹ trong hai năm đầu đời vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho hệ tiêu hóa non nớt của bé. Tuy nhiên, nếu buộc cho bé bú sữa ngoài thì các mẹ phải chú ý cẩn thận lựa chọn sữa cho con, vì so với sữa mẹ thì sữa công thức khó tiêu hóa hơn nên dễ khiến bé bị táo bón.

Nếu cho bé uống sữa công thức, các mẹ phải chú ý pha sữa theo đúng chỉ dẫn ghi trên nhãn hộp, nếu bạn pha loãng quá sẽ thiếu năng lượng của bé. Nếu bạn pha đặc quá bé dễ bị táo bón. Bạn nên chọn sữa công thức có bổ sung chất xơ hòa tan để có thể làm mềm phân, góp phần tạo đủ số lượng phân cần thiết và kích thích nhu động ruột để bé đi ngoài đều. Ngoài ra, bạn có thể cho bé uống thêm một chút nước sôi để nguội nhưng không uống trước khi ăn.

Bé 2 tháng tuổi bị táo bón và những điều mẹ cần lưu ý

Các mẹ nên áp dụng thêm các biện pháp hỗ trợ khi trị táo bón cho bé

Để khắc phục tình trạng bé 2 tháng tuổi bị táo bón, hằng ngày bạn có thể xoa bụng cho bé khi bé đói 1 – 2 lần/ngày theo chiều kim đồng hồ, mỗi lần khoảng 5 – 10 phút. Ngoài ra, các mẹ hãy tập cho bé thói quen đi vệ sinh vào những giờ nhất định để tạo cho con mình phản xạ đi ngoài hằng ngày.

Ngoài ra, các mẹ có thể áp dụng mẹo sau đây để trị táo bón cho bé: Lấy một ít mật ong rừng bôi vào đầu que bông mềm hoặc cọng rau mồng tơi rồi ngoáy sâu hậu môn cho bé khoảng 1cm và cả bên ngoài. Mật ong có tính nóng, khi bôi sẽ kích thích co thắt cơ vòng hậu môn, giúp đẩy phân ra ngoài dễ dàng.

Bé 2 tháng tuổi bị táo bón và những điều mẹ cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: 6 mẫu giày tập đi cho bé phổ biến – nâng đỡ những bước đi đầu tiên của con thêm vững vàng

Trong một số trường hợp, táo bón có thể là một triệu chứng của một bệnh khác, hoặc là tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó mà bé đang dùng. Nếu bé yêu của bạn không tăng cân hoặc kèm theo bất kỳ triệu chứng bất thường nào như: sốt, bỏ bú, quấy khóc… thì mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời.

Như vậy, trường hợp bé 2 tháng tuổi bị táo bón là một tình trạng không phải hiếm gặp. Tuy nhiên, ngoài việc xác định tình trạng táo bón là bệnh lý hay không, các mẹ còn phải tùy vào tình hình của con, chú ý quan sát và theo dõi kỹ lưỡng, để có biện pháp điều trị hợp lý, kịp thời. Chúc các mẹ chăm con thật khỏe nhé!

Mỹ Tiên tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *