Bé bị vàng da là tình trạng khá phổ biến. Tình trạng vàng da đôi khi không thể xem thường, vì có thể đây là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Do vậy, việc nắm rõ các nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như phương pháp điều trị là vô cùng quan trọng.
Bạn đang đọc: Bé bị vàng da và những điều cần biết để điều trị hiệu quả cho bé
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bé bị vàng da sinh lý hay bệnh lý. Nếu bé ở mức độ nhẹ, có thể không đáng ngại, nhưng nếu tiến triển tăng nặng, bệnh có thể gây ra các biến chứng hết sức nguy hiểm. Blogtretho.edu.vn sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để các bố mẹ có thể xác định rõ tình trạng của bé yêu nhà mình, nếu nhận thấy bé có dấu hiệu bị vàng da, như dưới đây.
Contents
1. Nguyên nhân khiến bé bị vàng da
Bé bị vàng da là do lượng lớn bilirubin bị hòa lẫn vào máu, dẫn đến da của bé có màu hơi vàng. Trường hợp nếu lượng chất này quá nhiều trong máu, bé rất dễ rơi vào tình huống nguy hiểm như nhiễm độc thần kinh, dễ dẫn đến bại não, thậm chí tử vong.
2. Phân biệt bé bị vàng da sinh lý và bệnh lý
Tùy vào những biểu hiện cụ thể mà tình trạng vàng da của bé sơ sinh được xem là sinh lý hoặc bệnh lý.
2.1 Bé bị vàng da sinh lý
– Nguyên nhân: Do hồng cầu của bé bị vỡ, các sắc tố mật đươc giải phóng gây nên vàng da. Thời điểm này, chức năng gan của bé chưa hoàn chỉnh, chưa đủ khả năng chuyển hóa bilirubin gián tiếp thành bilirubin trực tiếp.
– Về thời gian: Thường xuất hiện sau sau 24 h sinh và tự khỏi sau khoảng 4 – 5 ngày. Trường hợp bé sinh non thì tình trạng bé bị vàng da có thể kéo dài hơn đôi chút (khoảng 12 – 15 ngày)
– Mức độ vàng da nhẹ: Bé chỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốn, không kèm theo các triệu chứng bất thường khác (thiếu máu, gan lách to, bỏ bú, lừ đừ…).
– Nồng độ bilirubin/máu không quá 12 mg% ở trẻ đủ tháng và không quá 14 mg% ở trẻ thiếu tháng… Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5 mg% trong 24 h.
Tìm hiểu thêm: Cách trị nhiệt miệng cho trẻ hiệu quả mẹ cần biết
2.2 Bé bị vàng da bệnh lý
Bé bị vàng da được coi là bệnh lý khi có những biểu hiện sau đây:
– Thời gian: Da không hết vàng sau 1 tuần với các bé sinh đủ tháng và 2 tuần đối với các bé sinh thiếu tháng.
– Mức độ vàng da đậm, xuất hiện sớm, vàng trên toàn thân và cả mắt. Bé bị vàng da kết hợp với các triệu chứng bất thường khác như: bé lừ đừ, bỏ bú, co giật…
– Xét nghiệm nhận thấy nồng độ bilirubin trong máu của bé tăng cao hơn mức bình thường.
Khi bé có các dấu hiệu vàng da bệnh lý nói trên, các mẹ cần phải đưa ngay bé đi khám bác sĩ chuyên khoa nhi để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
3. Điều trị bé bị vàng da
Để đảm bảo sức khỏe, khi bị vàng da, các bé cần được điều trị đúng cách theo những phương pháp dưới đây. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp các phương pháp cùng một lúc:
Phương pháp đầu tiên là cung cấp đầy đủ nước và năng lượng cho bé qua nước, sữa mẹ, dịch truyền…, kết hợp với một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp.
Chiếu đèn được xem là phương pháp điều trị bé bị vàng da đơn giản, an toàn, kinh tế, mà lại hiệu quả nhất.
Ngoài ra, các bác sĩ còn áp dụng biện pháp thay máu khi bé bị vàng da xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm, đe dọa nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân), dễ dẫn đến di chứng bại não suốt đời, thậm chí có thể tử vong do nồng độ bilirubin trong máu tăng cao.
>>>>>Xem thêm: Bé tập đi chân vòng kiềng – Dẹp tan nỗi lo cho mẹ
Như đã đề cập, bé bị vàng da có thể là biểu hiện sinh lý hoặc bệnh lý. Các bố mẹ cần nắm rõ những kiến thức cơ bản nói trên để chăm sóc sức khỏe của bé thật tốt. Lời khuyên đặc biệt dành cho các chị em chuẩn bị sinh, mới sinh, thậm chí đang nuôi con nhỏ là, luôn theo dõi sát sao, chú ý thật kỹ càng những biểu hiện hay thay đổi của con, để có thể xử lý kịp thời mọi tình huống có thể xảy ra liên quan đến tình trạng vàng da ở bé. Chúc các bố mẹ và bé yêu luôn vui khỏe.
Mỹ Tiên tổng hợp