Bé không chịu ăn cháo mà chỉ loay hoay với việc bú sữa mẹ, hay sữa công thức, hoặc ăn bột chắc chắn sẽ khiến mẹ rất lo lắng. Vì tình trạng này kéo dài đến một lúc nào đó, các loại sữa sẽ không còn đủ để đảm bảo hoàn toàn cho sự phát triển của bé. Vậy khi bé không chịu ăn cháo mà chỉ uống sữa, ăn bột thì mẹ phải làm sao? Hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân khiến bé không chịu ăn cháo, để từ đó có cách xử lí, khắc phục phù hợp kịp thời mẹ nhé.
Bạn đang đọc: Bé không chịu ăn cháo mà chỉ uống sữa, ăn bột thì phải làm sao?
Contents
1. Nguyên nhân khiến bé không chịu ăn cháo
Việc bé không chịu ăn cháo khi đã đến tuổi ăn dặm kéo dài có thể khiến bé chậm lớn, còi xương và giảm trí thông minh. Có nhiều nguyên nhân khiến bé không chịu ăn cháo, tuy nhiên nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do thói quen ở bé. Do bé đã quen với việc uống sữa hoặc ăn bột ăn dặm dạng lỏng nên bé không quen với việc ăn cháo.
- Bé không chịu ăn cháo do bé không tập trung khi ăn uống. Tình trạng này xảy ra với những bé có thói quen vừa ăn vừa chơi, hoặc xem một chương trình gì đó, khiến bé không tập trung khi ăn uống. Các hành động này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cảm giác ngon miệng của bé dẫn đến tình trạng chán ăn.
- Bé không chịu ăn cháo do bé không cảm thấy đói. Nếu bé được cho uống sữa nhiều lần trong ngày hoặc ăn nhiều món đồ ăn vặt khác nhau, sẽ khiến bé không thấy đói khi đến bữa ăn chính, làm bé lười ăn.
- Bé không chịu ăn cháo do bé không cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi ăn. Trường hợp này xảy ra khi mẹ từng có tiền sử quát nạt, hay “ép” bé ăn cháo nhiều lần khiến bé sinh ra tâm lí cứng đầu, sỡ hãi và không chịu ăn.
- Bé không chịu ăn cháo do bệnh lý. Khi bé mắc một số bệnh ở bé em khiến bé mệt mỏi, khó chịu đi kèm theo chán ăn, bỏ ăn hoặc không chịu ăn cháo.
2. Bé không chịu ăn cháo mẹ phải làm sao?
Khi bé đã có biểu hiện bé không chịu ăn cháo thì thay vì quát nạt, la mắng và “ép” bé ăn dẫn đến tâm lí tiêu cực thì mẹ có thể áp dụng một số cách sau:
- Tập cho bé thói quen ăn cháo dần dần bằng cách ban đầu, mẹ nên cho bé ăn cháo xay , sau đó sẽ dần chuyển sang cháo thường không cần xay, tăng độ thô hạ lên dần, kết hợp bổ sung thực phẩm khác để thay đổi khẩu vị. Lên thực đơn thay đổi khẩu vị món ăn trong tuần, tạo sự mới mẻ cho bé. Thỉnh thoảng, mẹ có thể “đổi vị’ bằng cách xen kẽ một bữa mì và một bữa sữa cho bé hứng thú hơn với việc ăn cháo.
- Bổ sung thêm thuốc kích thích tiêu hóa dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Khi bé không chịu ăn cháo mẹ có thể bổ sung viên kẽm, lysine, men tiêu hóa như: men tiêu hoá enterogermina và các vitamin nhóm B theo chỉ dẫn của bác sĩ để tăng cảm giác ngon miệng cho bé, giúp bé tăng cảm giác thèm ăn cũng như có hứng thú hơn với việc ăn uống.
Tìm hiểu thêm: Hút thai 7 tuần tuổi mà những điều chị em cần ghi nhớ
- Tạo không khí vui vẻ, thoải mái khi cho bé ăn cháo. Mẹ đừng tỏ ra quá căng thẳng trong mỗi bữa ăn của bé. Nếu bé cảm thấy không muốn ăn nữa, thì mẹ cũng đừng nên ép bé ăn, cố nhồi nhét chỉ khiến bé hoảng sợ, nôn trớ. Hoặc việc mẹ tức giận hay nổi cáu khi bé không chịu ăn cháo chỉ làm tình trạng này trầm trọng hơn mà thôi.
3. Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa?
Nếu bé có các dấu hiệu bé không chịu ăn cháo kèm theo ho, sốt, tiêu chảy hay táo bón… thì mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để kịp thời chẩn đoán hỗ trợ điều trị. Vì, rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bé đang gặp phải các vấn đề về hệ tiêu hoá , còi xương hay nhiễm khuẩn.
>>>>>Xem thêm: Đặt tên con trai 2022 họ Nguyễn hay, ý nghĩa và trọn vẹn nhất
Bé không chịu ăn cháo là một tình trạng rất dễ xảy ra trong giai đoạn chuyển giao từ bú sữa mẹ sang giai đoạn ăn dặm. Hy vọng bài viết trên đây sẽ là nguồn thông tin tổng hợp hữu ích cho mẹ, khi xảy ra trường hợp bé không chịu ăn cháo. Nhờ những thông tin này, mẹ sẽ có biện pháp khắc phục, cũng như có chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho bé yêu ngày càng khoa học hơn. Chúc bé nhà bạn lớn nhanh và khỏe mạnh.
Ngọc Hoài tổng hợp