Cách nấu cho trẻ ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng

Rate this post

Cách nấu cho trẻ ăn dặm sao cho hợp lý, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết là điều mà các bố mẹ thường hay bận tâm. Bởi lẽ, nhiều trẻ dù được chăm chút các bữa ăn dặm vô cùng kỹ lưỡng vẫn chậm tăng cân. Nguyên nhân có thể là do bé không hấp thu được các chất dinh dưỡng từ những bữa ăn đó, vì cách nấu hay cách kết hợp thực phẩm của mẹ chưa đúng, cũng có thể do mẹ chưa lưu ý kỹ về sở thích của con…

Bạn đang đọc: Cách nấu cho trẻ ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng

Cách nấu cho trẻ ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng

1. Những điều mẹ cần lưu ý trong cách nấu cho trẻ ăn dặm

Trong cách nấu cho trẻ ăn dặm, chỉ cần có những sai lệch trong khâu chọn nguyên liệu, hoặc thời gian chế biến…, mẹ không chỉ vô tình làm giảm đáng kể hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm, mà còn khiến cho trẻ khó hấp thụ được đầy đủ dinh dưỡng từ thức ăn dặm. Vì thế, mẹ cần phải tránh những sai lầm sau đây:

  • Quá ưu tiên đạm : Nhiều mẹ nấu bột/ cháo chỉ tập trung cho thật nhiều thịt, cá, trứng,… và nghĩ như thế mới đủ chất. Tuy nhiên, lượng đạm quá nhiều không những làm bé rối loạn tiêu hóa mà còn dễ dẫn đến chứng biếng ăn ở trẻ.
  • Chỉ cho con ăn nước, không ăn cái: Hiện nay, ít bà mẹ mắc sai lầm này hơn so với những năm trước. Tuy nhiên, vì nghĩ như thế cũng đủ chất hoặc sợ trẻ bị hóc vẫn có mẹ chỉ ninh xương, nghiền rau, xay thịt lọc lấy nước, bỏ cái để nấu bột cho con. Đáng tiếc là các chất dinh dưỡng, vitamin không chỉ ở nước, mà còn nằm trong phần xác thực phẩm.
  • Không cho hoặc cho rất ít dầu : Nhiều phụ huynh cho rằng, trẻ không nên ăn dầu mỡ sớm vì dầu ăn không quá cần thiết và có thể khiến bé có nguy cơ béo phì. Tuy nhiên, trên thực tế, khoảng 60% não của trẻ được cấu thành từ chất béo. Trong khi đó, chất béo là nguồn sinh năng lượng quan trọng, giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực của trẻ. Đây cũng là thành phần giúp cơ thể hấp thu và sử dụng tốt các vitamin A, D, E, K tan trong dầu.
  • Nghiền nhuyễn mọi thức ăn : Khi trẻ đã 12 tháng, 18 tháng, thậm chí lớn hơn, nhiều phụ huynh vẫn trộn lẫn và nghiền nhuyễn mọi thức ăn khiến trẻ không được học nhai, chỉ biết nuốt chửng, từ đó không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dẫn đến ngán ăn, kén ăn và biếng ăn.

Cách nấu cho trẻ ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng

2. Cách nấu cho trẻ ăn dặm đảm bảo dinh dưỡng

Để đảm bảo dinh dưỡng cho bé , mẹ cần cân đối được lượng dưỡng chất có trong các thành phần thực phẩm để tạo nên món ăn đủ chất, đồng thời nắm rõ những thông tin sau trong cách nấu cho trẻ ăn dặm:

• Khoai tây:

– Giá trị dinh dưỡng:

+) Khoai tây giàu tinh bột, vitamin A, C và kali.

+) Một củ khoai tây hấp chứa đến 252 kalo.

+) Vì khoai tây giàu tinh bột nên khi cho trẻ ăn khoai tây, mẹ nên giảm đi một chút cháo/ bột trong khẩu phần ăn hàng ngày của con.

– Thời điểm cho trẻ tập ăn khoai tây: Vì khoai tây rất giàu tinh bột và không có nhiều các loại vitamin khác, các bác sĩ dinh dưỡng khuyên các mẹ nên cho trẻ làm quen với loại củ này khi trẻ được 8 tháng tuổi.

– Lý do: Thời điểm này, trẻ cần nhiều carbonhydrat để phát triển và khoai tây có thể đáp ứng nhu cầu này.

Tìm hiểu thêm: Bé 7 tháng tuổi và những lưu ý quan trọng giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn

Cách nấu cho trẻ ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng

• Cà tím:

Rất ít mẹ cho bé tập ăn cà tím. Tuy nhiên đây lại là một thiếu sót.

– Giá trị dinh dưỡng:

+) Cà tím có nhiều chất xơ nên giúp bé đi ngoài đều đặn và có đường ruột khỏe mạnh.

+) So với các loại củ, quả khác thì cà tím không dồi dào năng lượng nhưng nó giàu vitamin A và folate.

+) Ngoài ra, cà tím còn có canxi và một hàm lượng nhỏ vitamin K.

– Thời điểm cho bé tập ăn cà tím: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, cha mẹ có thể cho bé làm quen với món cà tím khi bé được khoảng 8-10 tháng tuổi.

– Cách thức dùng:

+) Có thể cho trẻ ăn cà được nấu chín cả vỏ

+) Với nhóm trẻ có vấn đề về tiêu hóa, mẹ chỉ nên chế biến lớp thịt của quả cà (trừ vỏ).

Cách nấu cho trẻ ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng

  • Bắp ngô:

– Giá trị dinh dưỡng:

+) Ngô chứa nhiều protein và carbonhydrate, giúp bé tăng năng lượng.

+) Tuy nhiên, ngô lại nghèo dinh dưỡng hơn các loại thực phẩm khác và không được coi là thực phẩm an toàn cho bé mới ăn bốc.

– Thời điểm cho trẻ tập ăn ngô: Một số chuyên gia gợi ý, cha mẹ chỉ nên cho con ăn ngô khi con được khoảng 1 tuổi. Nguyên nhân là do ngô có khả năng gây dị ứng cao; đồng thời, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hóc cho trẻ.

  • Cà rốt:

– Cà rốt là một thức ăn quen thuộc của nhân dân ta, nó có mặt trong nhiều món ăn thường ngày. Đây là một loại củ nhưng thường sử dụng như rau và chứa một hệ dưỡng chất thiết yếu phong phú và rất quý.

– Trong cà rốt có nhiều chất đường, vitamin và muối khoáng, đặc biệt là vitamin C và caroten (là chất tiền Vitamin A, khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A).

Cách nấu cho trẻ ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng

>>>>>Xem thêm: Quan hệ sau sinh mổ và những điều chị em cần lưu ý

Cách nấu cho trẻ ăn dặm đòi hỏi những kiến thức, cũng như kĩ năng cần thiết về chế biến thực phẩm cho bé. Vì thế, các mẹ cần phải tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng, sở thích của con mình để tạo nên một bữa ăn dặm tròn đầy dưỡng chất, giúp bé dễ hấp thụ, cũng như bé cảm thấy thích ăn. Để tự tay nấu cho trẻ bữa ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng thì mẹ phải nghiên cứu rất kỹ. Bữa ăn dặm không đơn thuần chỉ cần có 4 nhóm dinh dưỡng chính là đã đầy đủ, mà cần có sự cân đối hợp lý giữa các dưỡng chất. Đây mới là điều quan trọng. Chúc các mẹ chăm con thật tốt.

Hạnh Sử tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *