Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước là dấu hiệu của một số bệnh lý. Vì vậy, ba mẹ cần quan tâm để ý đến bé khi bị nổi mụn nước, kịp thời điều trị cho trẻ. Để hiểu thêm về tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước có phải do bệnh lý nguy hiểm hay không, mời các mẹ cùng Blogtretho.edu.vn đi tìm lời giải đáp qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước – nguyên nhân và cách xử lý ra sao?
1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước
Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước là bệnh lý rất hay gặp và nếu mụn nước bị vỡ sẽ rất dễ lây lan đến nhiều vùng da khác, gây nên tình trạng nhiễm trùng, đau rát khó chịu cho trẻ. Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước còn có thể là dấu hiệu của những loại bệnh nguy hiểm vì vậy ba mẹ không nên chủ quan.
Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước có thể do các nguyên nhân sau:
- Vi rút, vi khuẩn: Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước do vi khuẩn, vi rút gây nên tình trạng viêm da và xuất hiện các vết mụn nước.
- Bỏng: trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước do bị bỏng.
- Côn trùng cắn: khi bị côn trùng cắn cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước.
- Trong đó trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước do nhiễm vi khuẩn là nguy hiểm nhất vì khi bị nhiễm khuẩn cơ thể trẻ sơ sinh thường có hệ miễn dịch yếu, nên vi khuẩn thường phát triển mạnh mẽ và tấn công cơ thể. Nếu vi khuẩn tấn công vào máu sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng huyết, khiến bé sốt cao từ 39 đến 40 độ C làm tăng nguy cơ co giật do sốt cao ở trẻ.
- Nguy hiểm hơn nếu vi khuẩn tấn công vào màng não, tim, phổi thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và cả tính mạng của trẻ.
Tìm hiểu thêm: Hình trẻ em ngộ nghĩnh và những sáng tạo trong cách chụp ảnh thu hút người xem
Do đó khi phát hiện trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước, ba mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm, nếu trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước do bệnh lý nào đó gây ra.
2. Xử lý khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước
Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước thì trước tiên ba mẹ nên xem xét kỹ lại nguyên nhân xem có phải do côn trùng cắn hay do bị bỏng hay không. Nếu trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước mà không phải do các nguyên nhân trên hoặc có kèm thêm các dấu hiệu bất thường nào như sốt, mụn nước nổi ở diện rộng và có dấu hiệu ngày càng gia tăng, thì ba mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám kỹ càng.
Ba mẹ không nên dùng bất kỳ chất gì bôi lên da của bé mà không có chỉ định của bác sĩ. Khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước, ba mẹ hãy cố gắng giữ đừng để mụn nước bị vỡ vì sẽ gây đau rát cho trẻ, và gia tăng nguy cơ lây lan thêm ở các vùng da khác.
Các mẹ nhớ giữ vệ sinh cơ thể trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước bằng cách tắm rửa mỗi ngày cho trẻ , cho trẻ mặc quần áo rộng rải thoải mái. Không nên ủ ấm trẻ quá nhiều gây nóng bức và kích ứng da của trẻ.
>>>>>Xem thêm: Bệnh trĩ sau sinh – nỗi ám ảnh của các mẹ mới sinh con
Trước khi và sau khi thoa thuốc lên vết mụn nước của trẻ sơ sinh theo chỉ định của bác sỹ, ba mẹ nhớ rửa tay thật sạch bằng xà phòng kháng khuẩn để giữ vệ sinh an toàn, tránh lây nhiễm khuẩn cho cả trẻ và gia đình. Luôn tuân thủ việc dùng thuốc và chăm sóc trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước theo hướng dẫn của bác sĩ để trẻ mau chóng phục hồi.
Tóm lại trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước do nhiễm khuẩn gây ra sẽ nguy hiểm, nếu ba mẹ không sớm phát hiện và đưa trẻ đi điều trị kịp thời. Vì vậy, ba mẹ hãy luôn quan tâm đến từng biểu hiện ở trẻ, để sớm nhận biết những dấu hiệu bất thường có thể xảy ra. Blogtretho.edu.vn hy vọng qua những chia sẻ trên, ba mẹ của các bé sẽ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm cho mình, để biết cách xử lý trường hợp mà con gặp phải liên quan đến sức khỏe trong mọi tình huống.
Thanh Ngân tổng hợp