Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là một câu hỏi xem ra rất bình thường, nhưng thực tế câu trả lời lại không chỉ có một. Thông thường, sau khi cho trẻ ăn uống, trong miệng của trẻ sẽ xuất hiện vài một mảng bám trắng, bám vào bề mặt lưỡi. Nhiều mẹ rất siêng rơ lưỡi cho con, vì muốn miệng con sạch, bên cạnh đó không ít bà mẹ lại thường hay tự chất vấn, liệu rơ lưỡi cho trẻ nhiều quá có thực sự tốt. Để các mẹ thực sự không phải băn khoăn thêm về vấn đề này, Blogtretho.edu.vn đã tổng hợp những thông tin cần thiết liên quan, qua đó chắc chắn các mẹ sẽ tìm ra lời giải đáp hoàn chỉnh nhất.
Bạn đang đọc: Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không?
Contents
1. VÌ sao nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi còn quá nhỏ chưa biết vệ sinh và cũng không thể vệ sinh miệng cho bản thân được. Chính vì thế, các bà mẹ cần thường xuyên rơ lưỡi, rơ miệng cho trẻ giúp khoang miệng trẻ được đảm bảo vệ sinh, tránh vi khuẩn trú ẩn trong khoang miệng trẻ.
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh cũng giống như việc đánh răng mỗi ngày của người lớn, ví như khi thức ăn bám trên các kẻ răng thì cần phải đánh răng để các vi khuẩn không bám lại. Do vậy, các bé cũng cần được rơ miệng mỗi ngày, nếu không sẽ dễ bị nấm miệng (đẹn miệng), nhất là những bé bú mẹ.
Rơ lưỡi cho trẻ giúp trẻ sạch các mảng trắng bám trên lưỡi, do khi trẻ bú sữa mẹ nhiều và đóng thành mảng và bám lại. Nếu để các mảng trắng này bám dày trên lưỡi sẽ khiến lớp lưỡi bị dày lên dẫn đến tình trạng trẻ sẽ biếng bú, hơn nữa thường gây ra bệnh về lưỡi, nấm lưỡi… Để làm sạch lưỡi, miệng trẻ sơ sinh các bà mẹ cần có dụng cụ và cách rơ lưỡi an toàn, đúng cách để tránh làm trẻ bị nôn hay ọc sữa.
2. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và những điều cần lưu ý
Có nhiều cách rơ lưỡi cho trẻ đơn giản mà mẹ có thể áp dụng. Để đảm bảo dụng cụ rơ lưỡi trẻ được an toàn, các bà mẹ nên mua dụng cụ rơ lưỡi ở phòng y tế hoặc ở ngoài siêu thị. Hộp dụng cụ rơ lưỡi cho trẻ thường gồm 5 gạc ngón tay tiện dụng, với giá thành rất rẻ nên các mẹ có thể mua, lựa chọn mỗi loại thoải mái.
Các mẹ nên chú ý, nếu không dùng miếng gạc, mẹ có thể dùng khăn lạnh, hoặc khăn bông vải mềm. Tránh sử dụng những loại khăn dễ đổ lông, khô ráp, khi rơ lưỡi trẻ sẽ rất nguy hiểm đến lưỡi cũng như sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Tìm hiểu thêm: Phụ nữ sau sinh và những câu hỏi thường gặp trong 6 tuần đầu tiên
Để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh được an toàn, các bà mẹ nên cần tham khảo ý kiến của các bà mẹ đã từng trải, hoặc tư vấn của bác sĩ, các cách hướng dẫn trên internet, báo chí, tivi,…
Các bước rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà:
- Bước 1: Mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho trẻ và chuẩn bị nước ấm để nguội.
- Bước 2: Đeo miếng gạc vào ngón tay trỏ sau đó làm vào nước ấm cho miếng gạc được mềm.
- Bước 3: Bế trẻ sơ sinh đặt vào lòng, đầu trẻ được nâng lên trên ngang ngực mẹ, trẻ nằm trên cánh tay mẹ, bàn tay giữ mông trẻ an toàn.
- Bước 4: Dùng ngón tay trỏ đã mang miếng gạc sau đó lau nhẹ qua môi trẻ, từ từ cho vào 2 bên vùng má, rồi đến phần lưỡi của trẻ. Nhớ phải nhẹ nhàng, tránh cọ xát mạnh khiến trẻ nôn ói và xước lưỡi.
- Khi rơ lưỡi trẻ cảm thấy khó chịu và dĩ nhiên sẽ quậy phá, khóc khiến mẹ khó rơ lưỡi cho trẻ, vì thể để giúp trẻ nằm yên, tỉnh lại thì mẹ cần trò chuyện, cười đùa với trẻ, giúp trẻ quên đi việc mẹ đang rơ lưỡi.
Những lưu ý khi mẹ rơ lưỡi cho bé:
- Nước ấm rơ lưỡi cần phải qua đun sôi 100 độ C.
- Miếng gạc rơ lưỡi phải qua tiệt trùng chấm nước muối sinh lý 0,9%.
- Rơ lưỡi nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh khiến lưỡi trẻ bị nhiễm trùng.
- Không nên rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong , đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ trong giai đoạn nhũ nhi (0 đến 6 tháng tuổi).
- Phải bé trẻ trên tay, không nên để trẻ nằm ngửa khi rơ lưỡi.
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không nên dùng bất cứ loại kem đánh răng nào để làm sạch miệng.
- Trước khi rơ miệng nên cho trẻ uống 1- 2 thìa nước
3. Có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh vào buổi chiều?
Bà mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ vào buổi sáng, nhưng sau khi được ăn uống bú sữa khoảng 2 tiếng. Không nên rơ lưỡi lúc trẻ mới thức dậy, trong bụng trẻ trống rỗng dễ khiến trẻ nôn. Nhưng mới ăn xong thì cũng không nên rơ lưỡi, lúc này trẻ được bú sữa nhiều nên trẻ dễ bị ọc sữa. Vì thế nên rơ lưỡi vào buổi sáng là hợp nhất nhưng là phải sau khi ăn.
>>>>>Xem thêm: Khi trẻ bị sốt mẹ nên chăm sóc bé như thế nào?
Miếng gạc rơ lưỡi ngoài chấm vào nước sôi để nguội, các bà mẹ cũng có thể áp dụng cách rơ lưỡi của dân gian. Dùng lá rau ngót sắc nấu, sau đó để nguội vắt lấy phần nước để dùng nước chấm rơ lưỡi. Rau ngót có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tố, vì thế rất tốt và an toàn cho trẻ sơ sinh.
Đến đây, hẳn mẹ cũng xác định được có nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hay không và không phải băn khoăn về việc này nữa. Chăm sóc trẻ sơ sinh luôn là điều làm các mẹ cảm thấy vất vả, một điều nho nhỏ cũng dễ phải băn khoăn như việc rơ lưỡi cho bé chẳng hạn. Tuy nhiên, những việc nhỏ này lại khiến mẹ rất hạnh phúc vì mỗi cách xử lý khéo léo của mình, đều giúp con thêm khỏe mạnh hơn.
Ngọc Huyền tổng hợp