Bé sơ sinh bị sổ mũi và những phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng này

Rate this post

Nếu bé sơ sinh bị sổ mũi, bố mẹ có thể áp dụng những cách giải xử lý thông thường an toàn để trị sổ mũi cho bé. Bên cạnh đó, bố mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho trẻ, mà phải tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sỹ. Và liên quan đến những các xử lý thông thường an toàn khi trẻ bị sổ mũi, bố mẹ hãy cùng Blogtretho.edu.vn xem qua một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bé như dưới đây.

Bạn đang đọc: Bé sơ sinh bị sổ mũi và những phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng này

Bé sơ sinh bị sổ mũi và những phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng này

1. Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi

Nước muối sinh lý là sản phẩm an toàn nhất dùng để chăm sóc bé sơ sinh bị sổ mũi. Nó sẽ làm loãng dịch nhầy trong mũi bé và thông đường thở giúp bé dễ chịu hơn. Lời khuyên cho các mẹ nên hút và rửa mũi bằng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% cho con mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần trước khi cho bé bú hoặc ăn.

Sau khi đã nhỏ hoặc xịt vào mũi, các mẹ hãy massage hai bên cánh mũi của bé để làm loãng chất nhầy bên trong, rồi dùng tăm bông nhỏ và mềm khuấy nhẹ, lấy sạch chất nhầy. Điều này sẽ góp phần đẩy mầm bệnh ra bên ngoài, phá hủy môi trường phát triển vi khuẩn, giúp mũi thông thoáng. Lúc này, bé sẽ dễ thở hơn.

Các mẹ hãy lưu ý không được tự pha nước muối ở nhà mà nên mua ở các hiệu thuốc. Nguyên nhân là vì khi tự pha, chị em không thể đảm bảo vệ sinh cũng như tỷ lệ nước – muối đúng quy chuẩn, khiến cho vùng mũi bị bong tróc, tổn thương.

Bé sơ sinh bị sổ mũi và những phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng này

2. Dùng tinh dầu tràm để giữ ấm cho trẻ

Tinh dầu tràm là một trong những sản phẩm hỗ trợ điều trị bé sơ sinh bị sổ mũi vô cùng hiệu quả. Vì thế, các mẹ hãy dùng tinh dầu tràm hoặc các loại tinh dầu dành riêng cho trẻ sơ sinh để bôi vào cổ, ngực, bàn tay, bàn chân… của bé khi thời tiết lạnh hoặc sau khi tắm cho bé xong.

Ngoài ra, để giúp bé dễ chịu hơn, không còn khò khè, mẹ có thể dùng một ít dầu đổ lên đầu ngón tay của mình rồi đưa lên mũi bé để bé hít. Mẹ chú ý là không nên thay tinh dầu tràm và các loại tinh dầu dành riêng cho bé bằng các loại dầu thông thường dành cho người lớn vì nó có độ nóng, cay, có thể gây nguy hiểm cho con bạn.

3. Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý

Trong quá trình bé sơ sinh bị sổ mũi, các bậc phụ huynh nên chú ý chăm sóc con thật tốt, quan trọng nhất chính là đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh. Nếu nhóc nhà mình vẫn còn trong giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn thì người mẹ phải bồi bổ đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản và uống nước cam thường xuyên để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Bé sơ sinh bị sổ mũi và những phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng này

4. Cho trẻ nằm cao đầu khi ngủ

Bé sơ sinh bị sổ mũi khi ngủ sẽ dễ chảy nước mũi ngược vào trong gây ho và nghẹt mũi. Do đó, để giải quyết vấn đề này, các mẹ hãy kê gối cho con cao hơn bình thường để giúp các bé cảm thấy dễ thở và có giấc ngủ sâu hơn , tránh quấy khóc về đêm.

5. Đảm bảo phòng ngủ thông thoáng, sạch sẽ

Việc giữ vệ sinh phòng ngủ, đảm bảo môi trường thông thoáng, sạch sẽ cũng góp phần điều trị tình trạng bé sơ sinh bị sổ mũi một cách hiệu quả. Với một môi trường trong lành, các bé sẽ không bị dị ứng, khó chịu bởi các mùi lạ, đồng thời cảm thấy thoải mái hơn, ăn ngủ ngon hơn. Ngoài ra, các mẹ hãy lưu ý rằng, không được để phòng có gió lùa vào gây lạnh, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập.

Bé sơ sinh bị sổ mũi và những phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng này

>>>>>Xem thêm: Cách cai sữa cho trẻ và 3 điều có thể bạn chưa từng thực sự quan tâm

 6. Dùng máy xông mũi họng

Nếu bé sơ sinh bị sổ mũi quá nhiều và phải dùng thuốc theo đơn của bác sĩ thì cha mẹ nên sử dụng máy xông mũi họng để xịt thuốc trực tiếp vào bộ phận cần điều trị. Đây là một loại thiết bị y tế được dùng để hỗ trợ và kiểm soát chính xác lượng thuốc cần cung cấp cho cơ thể, giúp các bé nhanh chóng hết sổ mũi, nghẹt mũi.

Bé sơ sinh bị sổ mũi chắc chắn cũng dễ khiến các bố mẹ lo lắng, buồn phiền. Tuy không phải là bệnh nghiêm trọng, nhưng nếu tình trạng này lặp đi lặp lại sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Hy vọng với bài viết này, bố mẹ có thể dễ dàng trị dứt điểm tình trạng sổ mũi , bảo vệ sức khỏe con mình một cách tốt nhất.

Mỹ Tiên tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *