Trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi cũng là vấn đề rất hay gặp ở trẻ và khiến ba mẹ lo lắng rất nhiều. Nhưng ba mẹ hãy yên tâm, bài viết sau đây sẽ giúp ba mẹ biết cách xử lý đúng khi trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi và trẻ sẽ mau chóng khỏi.
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi và cách xử lý mẹ nên lưu ý
1. Sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi
Trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi là do chất nhầy xuất hiện ở khoang mũi khiến trẻ bị nghẹt mũi và khó thở, do đó mà ba mẹ thường nghe thấy tiếng khụt khịt phát ra khi trẻ thở. Trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi là triệu chứng của khá nhiều bệnh như viêm hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi, dị ứng, có dị vật ở mũi,… và với mỗi bệnh thì sẽ có các triệu chứng kèm theo. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh vài tuần tuổi thường bị khụt khịt, khò khè và không có dấu hiệu sổ mũi, ho hay sốt thì đây là tình trạng trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi sinh lý và sẽ tự hết nên ba mẹ không cần quá lo lắng.
Khi trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi do bệnh lý có thể khiến trẻ khó chịu vì cảm thấy khó khăn khi thở và ảnh hưởng đến việc bú sữa cũng như giấc ngủ của trẻ. Do đó mà ba mẹ khá lo lắng khi trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi. Sau đây là một số sai lầm thường gặp khi ba mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi:
Dùng miệng hút mũi cho con: hành động này thường được ba mẹ áp dụng rất nhiều khi trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi. Nhưng đây là một trong những việc làm sai lầm. Khi dùng miệng hút mũi cho con ba mẹ vô tình chặn đường thở của con, gây áp lực lên sụn mũi và cánh mũi của con. Và nguy hiểm hơn là trong miệng của ba mẹ có chứa rất nhiều vi khuẩn, chúng sẽ xâm nhập và phát triển ở mũi của con khiến bệnh tình trở nên nặng hơn.
Tự ý dùng thuốc cho con: đây cũng là sai lầm khá phổ biến của ba mẹ. Khi thấy trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi kèm theo sốt, sổ mũi hoặc ho thì ba mẹ thường ra hiệu thuốc và mua thuốc theo triệu chứng của trẻ. Việc tự ý mua thuốc đặc biệt là kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ rất nguy hiểm cho trẻ và làm gia tăng tình trạng kháng kháng sinh. Trẻ sơ sị bị khụt khịt mũi là triệu chứng của nhiều loại bệnh và mỗi bệnh có phác đồ điều trị khác nhau, do đó không thể tự mua thuốc kê khai theo triệu chứng được.
Giữ ấm quá mức và kiêng tắm: khi thấy trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi kèm theo sổ mũi, hắt hơi,… ba mẹ lo sợ trẻ bị lạnh nên vội vàng ủ ấm cho trẻ quá mức và kiêng tắm gội cho trẻ với hy vọng trẻ mau hết bệnh. Tuy nhiên những việc làm này là sai lầm. Nếu ba mẹ ủ ấm cho trẻ quá nhiều sẽ khiến trẻ nóng bức, đổ mồ hôi nhiều cộng thêm việc kiêng tắm gội khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu và có thể bị viêm da.
Trên đây là những sai lầm mà ba mẹ thường mắc phải khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi có thể ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con cho nên ba mẹ hãy lưu ý nhé. Vậy cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi, mẹ hãy cùng tham khảo tiếp cách xử lý dười đây nhé.
2. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi
- Khi trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi chủ yếu là do chất nhầy ở mũi bị ứ lại gây khó khăn khi thở cho trẻ. Vậy ba mẹ nên dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho trẻ mỗi ngày từ 2-3 lần.
- Sử dụng dụng cụ hút mũi chuyên dụng cho trẻ sơ sinh để hút dịch nhầy và vệ sinh mũi cho trẻ. Tuy nhiên, ba mẹ nên lưu ý không quá lạm dụng dụng cụ hút mũi và khi hút hãy dùng lực nhẹ để tránh làm tổn thương đến niêm mạc mũi của trẻ.
- Khi trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi ba mẹ có thể dùng vài giọt dầu tràm pha vào nước tắm cho trẻ. Hoặc dùng dầu xoa vào gan bàn chân, sau tai, lưng và ngực để giữ ấm cho trẻ nhất là vào mùa lạnh.
Tìm hiểu thêm: Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài mấy lần là bất thường?
- Nên bế đứng trẻ và khi ngủ thì kê gối cao đầu hơn một chút nhằm giúp trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi dễ thở hơn.
- Ba mẹ luôn theo dõi tình trạng của trẻ và nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác, nếu tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm, sau khi ba mẹ đã xử lý bằng những cách đúng và cần thiết.
- Cần tuân thủ việc dùng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên tự ý giảm liều dùng hay ngưng thuốc khi vẫn còn trong thời gian điều trị.
- Nếu trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi còn đang bú mẹ thì mẹ hãy tích cực bổ sung những thực phẩm, trái cây giàu vitamin C để tạo ra nguồn sữa chất lượng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ để trẻ mau chóng hồi phục.
- Đối với các trẻ bắt đầu ăn dặm ba mẹ nên bổ dung thêm loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, cho trẻ ăn các món ăn loãng và uống nhiều nước.
>>>>>Xem thêm: Tất tần tật các vấn đề bé có thể gặp phải khi bú bình mẹ nên biết để đảm bảo an toàn cho con
Ngoài ra, ba mẹ nên chú trọng đến việc phòng ngừa bệnh và không làm trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi nữa bằng cách vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên rửa tay, đồ chơi của trẻ. Khi tiếp xúc với trẻ ba mẹ cũng nên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn, hạn chế cho trẻ đến nơi đông người vào lúc giao mùa hoặc khi trẻ đang ốm. Khi người thân trong gia đình mắc các bệnh truyền nhiễm nên tránh tiếp xúc với trẻ,…
Qua bài viết trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi và những thông tin Blogtretho.edu.vn đã tổng hợp, hy vọng sẽ có thể giúp đỡ các mẹ phần nào trong việc chăm sóc con được tốt hơn. Các mẹ hãy ghi nhớ những thông tin này và đừng quên luôn luôn đề cao tinh thần “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để tạo không gian sống lành mạnh, nhằm hạn chế nhiễm bệnh cho con trẻ.
Thanh Ngân tổng hợp