Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là chủ đề chính hôm nay Blogtretho.edu.vn muốn chia sẻ cùng các mẹ. Tuy chỉ chăm sóc rốn cho trẻ trong thời gian ngắn, nhưng điều này lại vô cùng quan trọng đến sức khỏe của trẻ. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn qua bài viết sau.
Bạn đang đọc: Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh an toàn tại nhà
Dây rốn của trẻ sơ sinh sẽ tự rụng sau 7 ngày đến 1 tháng. Nên cẩn thận cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh trong thời gian này, tránh cho rốn của bé chảy nước vàng, lúc tắm không làm ướt rốn trẻ,…
Sau khi trẻ sơ sinh chào đời, bác sỹ sẽ cắt, buộc và băng rốn trẻ lại. Khi còn đang ở các cơ sở y tế thì điều dưỡng viên sẽ chăm sóc rốn cho trẻ. Tuy nhiên, khi mẹ và bé đã về nhà việc thực hiện cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh sẽ do chính các mẹ thực hiện.
Contents
1. Nguyên tắc cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh
Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là một quá trình liên tục, phải chăm sóc từ ngay sau bé chào đời cho đến tới khi rụng lên sẹo khô. Phải bảo đảm vô khuẩn khi cắt rốn và làm rốn.
Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, mẹ cần phải có sự hướng dẫn thực hiện những gì đã được thầy thuốc, không rắc bột kháng sinh, không bôi thuốc đỏ vào rốn; chỉ dùng các thuốc đã được các bác sĩ chỉ định; rốn phải bảo đảm được khô (không để nước tiểu, nước tắm… làm ướt rốn); rốn phải được cố định, băng lại bằng gạc sạch để không bị cọ sát khi trẻ cử động, nhưng phải bảo đảm thoáng; rốn phải được tự rụng.
2. Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
2.1 Trường hợp mẹ có thể tự chăm sóc
Nếu rốn khô, dùng glutaraldehyd lau cuốn rốn hàng ngày (thuốc này được bác sĩ kê đơn và mua tại các nhà thuốc). Sau đó, đặt gạc sạch và băng rốn lại. Cuống rốn sẽ rụng tự nhiên sau 6 – 8 ngày (trễ nhất khoảng gần một tháng). Khi rốn mới rụng, mẹ nên giữ cho rốn bé khô khoáng, sạch sẽ và lau bằng glutaraldehyd khoảng 2 – 3 ngày rồi băng gạc sạch cho tới khi lên sẹo khoảng 1 – 2 tuần.
2.2 Trường hợp cần thận trọng khi chăm sóc rốn cho bé
Trường hợp rốn của bé có mùi hôi, quanh rốn nổi mẩn hay ẩm ướt, chậm rụng. Mẹ nên dùng i-ốt để chấm ngày hai lần, băng rốn bằng gạc mỏng, thoáng, tuyệt đối không được rắc bột kháng sinh trực tiếp vào rốn, điều này gây ảnh hưởng đến rốn của bé.
Khi rốn của bé khô trở lại thì tiếp tục dùng glutaraldehyd lau cuống rốn hằng ngày cho tới khi rốn rụng tự nhiên; luôn luôn giữ khô, sạch cho tới khi lên sẹo.
Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị ngạt mũi mẹ phải làm sao?
Chú ý nếu qua 1 ngày, rốn vẫn không khô trở lại cần đưa bé đến cơ sở y tế. Khi thực hiện cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, nếu thấy loét quanh rốn, hãy rửa nhẹ bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày, bằng băng gạc thật mỏng, để thoáng. Quan sát rốn bé sau 1 ngày, nếu vết loét có dấu hiệu giảm, tiến triển khá lên, mẹ nên tiếp tục rửa nhẹ rốn cho bé bằng nước muối sinh lý đến khi hết loét, rốn khô.
Sau đó tiến hành cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh như đã hướng dẫn. Nếu thấy vết loét không giảm hoặc lan rộng và sâu hơn, cần đưa trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế.
3. Các trường hợp cần đưa đến cơ sở y tế
Trường hợp bé bị đẻ rơi hoặc đẻ tại nhà nhưng do những bà đỡ chưa được huấn luyện chuyên môn, khiến khả năng nhiễm trùng rốn của trẻ rất cao. Do vậy, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được chăm sóc tốt hơn.
Nếu đã thực hiện cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, mà vẫn thấy rốn rỉ máu, chảy máu (khi rốn chưa rụng hoặc khi rốn đã rụng); rốn hôi, chảy nước màu vàng; rốn sưng đỏ, có mủ; rốn có u hạt to, ướt rốn; không khô và trẻ sốt cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế.
Tại các cơ sở y tế, các bác sỹ sẽ có cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh. Tùy từng trường hợp mà trẻ sơ sinh sẽ được khâu buộc lại rốn, dùng vitamin K chống chảy máu, kháng sinh chống nhiễm khuẩn,…
4. Cách thay băng rốn đúng cách cho trẻ sơ sinh
- Khi rốn chưa rụng, cần thay băng rốn hàng ngày, ít nhất trong ba ngày đầu.
- Nơi chăm sóc bé phải thoáng mát, rộng rãi và không có ruồi muỗi thì nên để cuống rốn hở, làm như vậy rốn sẽ chóng khô và mau rụng hơn.
- Đầu tiên, mẹ hoặc người thay băng rốn phải rửa sạch tay bằng xà phòng.
- Tháo bỏ băng rốn cũ.
- Dùng bông tẩm dung dịch cồn 90 độ bôi vào cuống rốn để tiệt trùng. Trước tiên, bôi ở đầu cuống rốn rồi mới bôi xuống thân và chân. Nếu muốn bôi lại thì dùng miếng bông khác thấm cồn rồi làm lại theo thứ tự trên. Không nên dùng cồn i-ốt (nồng độ dung dịch cao) có thể làm cháy da bụng của bé.
- Mở một miếng gạc vuông vào chân cuống rốn, lấy phần gạc còn lại đắp lên.
- Cuối cùng băng rốn lại bằng băng sạch quấn ngang bụng, nhưng không quá chặt và quá dày nhất là vào mùa hè.
>>>>>Xem thêm: Mẹ theo dõi bảng cân nặng của trẻ để chăm con tốt hơn
Các mẹ hãy ghi chép lại cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh để có thể áp dụng ngay tại nhà. Hãy thật cẩn thận trong suốt quá trình chăm sóc rốn cho bé nhé. Hy vọng với những chia sẻ của Blogtretho.edu.vn , giúp các mẹ có thêm những thông tin hữu ích và cần thiết, để mẹ chăm sóc bé được hoàn thiện hơn.
Ngọc Huyền tổng hợp