Cách ru trẻ sơ sinh ngủ dường như rất đơn giản đối với nhiều bà mẹ. Bên cạnh đó, cũng có không ít các bà mẹ ru trẻ ngủ khó khăn, bằng chứng là trẻ hay giật mình, hay khóc, giấc ngủ không sâu….khiến mẹ rất vất vả và mệt mỏi. Vậy đâu là yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh trong cách ru của mẹ? Với bài viết này, Blogtretho.edu.vn hy vọng các mẹ hiểu hơn về cách ru trẻ sơ sinh ngủ như thế nào, cũng như ảnh hưởng của cách ru đến chất lượng giấc ngủ của bé.
Bạn đang đọc: Cách ru trẻ sơ sinh ngủ sao cho tròn và sâu giấc mẹ nên biết
Contents
1. Cách ru trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc
Cách ru trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc không chỉ cần đến lời hát ru nhẹ nhàng hay thao tác vỗ về bé của mẹ. Mẹ cũng cần để ý các yếu tố khác từ thao tác mẹ bế bồng, đặt bé xuống cũi hay giường, hoặc các yếu tố chung quanh bé nữa.
Một trong những yếu tố đầu tiên mẹ cần lưu ý là, nên quấn một lớp khăn quanh người bé để giữ tay bé không chạm vào mặt. Việc này sẽ giúp bé có cảm giác an toàn và yên tâm ngủ ngon. Bé sơ sinh chưa thể điều khiển hành động của mình, do đó, nếu không quấn khăn lại thì bé hay cử động và rất dễ giật mình tỉnh dậy.
Nếu bé nằm cũi, mẹ bế và ôm bé nằm úp lên vai mẹ trước khi đặt bé nằm vào cũi. Cách ru trẻ sơ sinh ngủ có thao tác này vừa có tác dụng giúp bé thư giãn, vừa giúp bé ợ hơi sau khi bú xong. Và khi mẹ đặt bé nằm xuống, bé sẽ trong trạng thái bình tĩnh và nhanh chóng đi vào giấc ngủ sâu.
Để duy trì giấc ngủ sâu cho bé, mẹ nên đặt chăn hoặc gối bên cạnh, để bé luôn có cảm giác an toàn, bé sẽ yên giấc hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý không đặt quá nhiều gối hay chăn bên cạnh bé vì có thể sẽ làm bé nóng nực dễ tỉnh giấc.
Nếu bé ngủ giường, mẹ cũng thực hiện các thao tác tương tự như vậy.
Mẹ cũng cần lưu ý ánh sáng trong phòng khi bé ngủ. Hãy giảm ánh sáng ban ngày bằng cách kéo rèm cửa sổ nếu phòng có cửa sổ, khép cửa phòng để vừa giảm ánh sáng vừa giảm tiếng ồn…Nếu là ban đêm, mẹ có thể tắt điện hoặc chuyển sang ánh đèn thật nhẹ, che chắn bớt ánh sáng từ bóng đèn,…Những chú ý này sẽ bảo đảm hơn cho giấc ngủ của bé.
Tìm hiểu thêm: Cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh – mẹ đã làm đúng cho bé chưa?
Mẹ có thể mở nhạc nhẹ khi bé ngủ: Trong suốt giấc ngủ của bé, liên quan đến âm thanh, nếu môi trường không có sự yên tĩnh tối đa, thì có thể dùng đến âm nhạc. Nếu có âm nhạc nhè nhẹ, cũng sẽ góp phần không nhỏ giúp bé ngủ ngon hơn, vì âm thanh đều đều có tác dụng giúp bé không bị xao nhãng bởi các nhân tố khác. Và hơn thế, cách ru trẻ sơ sinh ngủ bằng âm nhạc giúp bé có cảm giác an tâm như luôn có người bên cạnh.
Khi bé dần lớn lên sẽ quen với giờ giấc đi ngủ. Nếu mẹ duy trì những cách ru trẻ sơ sinh ngủ này thường xuyên cho đến lớn, về sau bé vẫn ngủ ngon mà không cần nhiều sự hỗ trợ từ mẹ.
2. Thời gian ngủ trẻ sơ sinh
Trong một ngày, trẻ sơ sinh thường ngủ khoảng 16 – 18 tiếng, đều đặn cả ngày và đêm. Khi được 3 tháng tuổi, não bộ các bé bắt đầu phát triển. Trẻ sẽ ngủ đêm nhiều hơn và thêm từ 2-3 giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Các giấc ngủ ngắn này phân bổ vào buổi sáng, buổi chiều và buổi chập tối. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng giống nhau. Mỗi bé sẽ có thời gian ngủ khác nhau. Có nhiều trẻ gần như chẳng ngủ vào ban ngày. Từ 3 tháng tuổi trở lên trẻ sẽ ít ngủ ngày hơn. Thời gian thức giữa hai giấc ngủ của trẻ thường là từ 2 – 4 tiếng.
Dựa vào những chi tiết trên, mẹ dễ nắm bắt hơn về đặc điểm, cũng như thời gian ngủ cụ thể của bé nhà mình. Từ đó, mẹ có thể căn giờ ngủ, điều chỉnh giờ ngủ của con về đúng quỹ đạo của bé mỗi khi bé thức nhiều, hoặc không ngủ đúng giờ, để bảo đảm đủ giờ ngủ cần thiết cho bé.
3. Giai đoạn của một giấc ngủ ở trẻ
Giấc ngủ của trẻ chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Tùy từng giai đoạn mà trẻ có thể nằm yên hay vẫn có những cử động. Yếu tố này chính là đặc điểm để giúp mẹ có thể nhận biết rõ hơn về giấc ngủ của trẻ. Có 2 loại giấc ngủ:
Giấc ngủ nhanh
Đây là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt sẽ cử động nhanh theo chiều trước sau. Dù trẻ ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, nhưng khoảng phân nửa thời gian là “giấc ngủ nhanh”. Nghĩa là bé chỉ ngủ sâu khoảng 8 giờ.
>>>>>Xem thêm: Top 10 ghế tập ngồi cho bé từ 4 – 6 tháng tốt nhất hiện nay
Giấc ngủ chậm
Giấc ngủ chậm của bé có 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: buồn ngủ – mí mắt sụp xuống hay có thể chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật.
- Giai đoạn 2: ngủ mơ màng – trẻ có thể vẫn cử động, giật mình, vặn mình, kêu “è è”.
- Giai đoạn 3: ngủ sâu – trẻ im lặng và không cử động.
- Giai đoạn 4: ngủ rất sâu – trẻ im lặng và không cử động
Nắm bắt giai đoạn của giấc ngủ, chắc chắn mẹ sẽ biết rõ, lúc nào cần cho bé ngủ, khi nào cần tiếp tục vỗ về ru ngủ để trẻ ngủ cho đủ giấc, và khi nào thì không cần thiết phải làm như vậy. Đây cũng là yếu tố quan trọng trong cách ru trẻ sơ sinh ngủ đúng cách, để bảo đảm trẻ ngủ đủ, đúng và sâu giấc.
Cách ru trẻ sơ sinh ngủ như mẹ thấy không chỉ đơn giản là đôi tiếng ầu ơ hay vài phút ẵm bồng vỗ giấc. Để đảm bảo trẻ ngủ đủ, có giấc ngủ ngon và ngủ sâu, cách ru của mẹ cũng có ảnh hưởng nhất định. Và cách ru ở đây nên được hiểu là sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố cộng hưởng. Hy vọng bài viết này của Blogtretho.edu.vn giúp các mẹ thực sự hiểu về giấc ngủ của con và cách ru trẻ sơ sinh ngủ ngon của mẹ thực sự phải như thế nào. Hãy chăm sóc đầy đủ từ bữa ăn đến giấc ngủ của bé đúng cách, chu đáo và thật khoa học, để con luôn khỏe mạnh và lớn nhanh mẹ nhé.
Ngọc Huyền tổng hợp