Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi mẹ nên biết

Rate this post

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi là chủ đề chính hôm nay Blogtretho.edu.vn muốn chia sẻ cùng các mẹ. Trên thực tế, có đến 80% trẻ sơ sinh trong khoảng 1- 2 tháng tuổi sẽ có đờm trong cổ họng mà không liên quan gì tới cảm lạnh hay cảm cúm. Do đó, khi chăm sóc con nhỏ sau sinh, mẹ nên nắm vững các kiến thức cần thiết này. Bởi đó chính là những điều cơ bản, trong việc bảo vệ sức khỏe của bé yêu đấy các mẹ.

Bạn đang đọc: Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi mẹ nên biết

Trẻ sơ sinh bị đờm trong khoang mũi hay cổ họng là một vấn đề rất phổ biến và cũng không có gì quá nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, khi bị đờm như vậy vẫn khiến các bé gặp khó khăn khi hít thở và thở khò khè, từ đó dẫn đến việc trẻ khó chịu trong người và không thể ngủ ngon được. Vì vậy, mẹ hãy tham khảo cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi trong bài viết sau để giúp bé loại bỏ được đờm dễ dàng nhé.

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi mẹ nên biết

1. Nguyên nhân trẻ bị đờm

Trong cơ thể chúng ta, đờm thật ra chính là một chất nhầy và đặc được sản sinh ra để ngăn chặn sự xâm nhập của bụi bẩn và vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi việc tạo ra chất nhầy và sau đó loại bỏ nó bị mất đi sự cân bằng thì sẽ dẫn đến việc dư thừa cũng như ứ đọng lượng chất nhầy này, từ đó sẽ tạo ra đờm như chúng ta vẫn thường thấy và cảm nhận khi bị bệnh.

Đối với trẻ sơ sinh thì các bé vẫn thường có đờm trong khoang mũi hay cổ họng là do khả năng loại bỏ chất nhờn trong cơ thể của bé còn quá kém. Từ đây dẫn đến việc chất nhờn tích tụ ngày càng nhiều và tạo ra đờm tự nhiên (không phải do bé bị bệnh) khiến trẻ khó hít thở, thở khò khè hoặc ho dai dẳng. Ngoài ra, sức đề kháng của trẻ sơ sinh vẫn còn rất yếu nên các bé sẽ dễ nhiễm bệnh từ những người xung quanh, hoặc là việc giao mùa hay thay đổi thời tiết cũng sẽ khiến bé hay bị cảm lạnh, cảm cúm dẫn đến ho và có đờm.

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi mẹ nên biết

2. Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Sử dụng bộ dụng cụ hút mũi: Vì các bé còn quá nhỏ để tự hỉ mũi hay khạc nhổ đờm ra ngoài nên khi chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi thì mẹ phải nhờ tới sự hỗ trợ của bộ dụng cụ hút mũi. Cách làm như sau:

Đầu tiên mẹ phải dùng nước muối 0,9% để nhỏ khoảng 3 giọt vào mỗi bên mũi của bé, nhằm mục đích làm cho đờm ở bên trong được loãng ra.

Tiếp theo, mẹ hãy làm sạch dụng cụ hút mũi rồi bóp bóng dụng cụ này trước khi đưa đầu hút vào một bên mũi của bé, dùng ngón tay đè nhẹ vào cánh mũi bên còn lại và dần dần thả bóng ra. Sau đó, mẹ tiếp tục làm như vậy đối với bên mũi còn lại của con và đờm sẽ theo không khí được hút ra ngoài. Đồng thời, mẹ hãy lặp lại việc hút mũi này cho bé khoảng 3 lần mỗi ngày đến khi con không còn thở khò khè nữa nhé.

Tìm hiểu thêm: Rạn da sau sinh – cơn ác mộng thầm kín của các mẹ

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi mẹ nên biết

Sử dụng tinh dầu: Mùi hương của tinh dầu luôn giúp bé dễ hít thở và cảm thấy dễ chịu hơn đấy các mẹ. Vì vậy, mẹ hãy nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước tắm của bé để nhờ hương tinh dầu giúp con loại bỏ đờm và “khai thông” việc hít thở nhé. Trong trường hợp mẹ không tìm thấy nơi bán tinh dầu phù hợp cho bé thì mẹ vẫn có thể sử dụng dầu nóng dành cho trẻ em, để chữa đờm cho con cũng được nha, chắc chắn bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều sau khi tắm đó mẹ.

Cung cấp đủ nước cho bé: Nước luôn là loại “chất” tốt cho cơ thể, nhất là khi bé bị bệnh cũng như khi cần phải chữa đờm. Vì vậy khi con bị đờm , mẹ cho bé bú tăng cữ. Vì bé 1 tháng tuổi không uống nước trực tiếp nên tăng cữ bú là cách để mẹ bổ sung nước cho con. 

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi mẹ nên biết

>>>>>Xem thêm: Cách nấu bột cho bé ăn dặm để có một khởi đầu thành công

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: Việc lau dọn nhà cửa thường xuyên để tránh bụi bẩn cũng góp phần vào việc giúp bé ít bị bệnh cũng như ít bị đờm hơn. Do đó, mẹ hãy chăm chỉ dọn dẹp nhà cửa và đặc biệt là phòng ngủ của bé, nhằm giúp cho con có được chỗ ngủ sạch sẽ, thoáng mát để bé ít bị bệnh hơn mẹ nhé.

Việc trẻ sơ sinh bị đờm hay thở khò khè luôn khiến bé khó chịu và quấy khóc, đặc biệt là nó sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu kèm theo những cơn ho, hoặc dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp của bé. Vì thế, mẹ cần nắm vững các cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi để giúp bé nhanh khỏi bệnh, và loại bỏ được đờm trong cổ họng. Blogtretho.edu.vn  chúc mẹ luôn thành công trong việc chăm sóc cho bé yêu nhé.

Hoàng Oanh tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *