Trẻ hay bị nôn trớ thường khiến ba mẹ rất lo sợ con gặp các bệnh lý nguy hiểm. Nôn trớ là hiện tượng bình thường hay gặp ở trẻ nhỏ và thông thường trẻ hay bị nôn trớ sẽ tự hết khi lớn lên. Tuy nhiên, nếu trẻ hay bị nôn trớ nhiều lần trong ngày kèm theo những triệu chứng bất thường khác thì có thể trẻ hay bị nôn trớ do có bệnh lý. Vì vậy ba mẹ cần nên theo dõi tình hình của trẻ, để có thể kịp thời điều trị cho trẻ.
Bạn đang đọc: Trẻ hay bị nôn trớ ba mẹ nên làm gì?
Dạ dày trẻ sơ sinh có kích thước nhỏ và nằm ngang cho nên có đến 20% đến 50% trẻ hay bị nôn trớ sinh lý và sẽ tự khỏi khi trẻ lớn hơn. Và cũng có một số trẻ hay bị nôn trớ do mắc các bệnh lý về tiêu hoá hay hô hấp. Vì vậy ba mẹ nên quan sát và theo dõi con thật kỹ để sớm phát hiện được trẻ hay bị nôn trớ là tình trạng bệnh lý bất thường.
Contents
1. Nguyên nhân trẻ hay bị nôn trớ
1.1 Nôn trớ sinh lý
Trẻ hay bị nôn trớ sinh lý thông thường sẽ tự khỏi khi trẻ lớn hơn hoặc ba mẹ điều chỉnh cách chăm sóc sẽ hạn chế được tình trạng trẻ hay bị nôn trớ.
Nguyên nhân trẻ hay bị nôn trớ sinh là do dạ dày trẻ khá nhỏ và nằm ngang. Do đó trẻ hay bị nôn trớ khi bị ba mẹ ép bú quá nhiều, cho trẻ bú bình không đúng cách khiến trẻ nuốt nhiều không khí, cho trẻ nằm ngay sau khi vừa bú xong, khi trẻ vặn người hay rặn đi ngoài ngay sau khi bú.
Trẻ hay bị nôn trớ sinh lý thường nôn ít, vẫn chơi, ăn, ngủ bình thường và trẻ phát triển chiều cao cân nặng đạt chuẩn. Vì vậy, ba mẹ cũng không nên quá lo lắng, ba mẹ chỉ cần chú ý đến những việc sau để hạn chế tình trạng nôn trớ của trẻ:
- Cho trẻ bú ít hơn và chia nhiều lần trong ngày để dạ dày trẻ thích nghi từ từ.
- Khi cho trẻ bú bình nhớ nghiêng bình sữa sao cho sữa ngập đầy núm ti, để tránh trẻ nuốt nhiều không khí gây đầy bụng.
- Nên vỗ ợ hơi cho trẻ và bế trẻ ít nhất 15 phút sau khi bú rồi hãy đặt trẻ nằm xuống.
- Cho trẻ nằm nghiêng để phòng tránh trẻ sặc sữa khi nôn trớ.
Tìm hiểu thêm: Trẻ 4 tháng đi ngoài ngày mấy lần là bình thường?
1.2 Nôn trớ bệnh lý
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ hay bị nôn trớ do những bệnh lý như tiêu chảy, viêm màng não, viêm hô hấp trên, tắc ruột, lồng ruột, dị tật đường tiêu hoá,…
Trẻ hay bị nôn trớ do bệnh lý sẽ kèm theo các triệu chứng như: đau bụng, bụng trướng phình, sốt, lừ đừ, quấy khóc, nôn trớ nhiều liên tục, dịch nôn trớ có thể có lẫn máu tươi hay mật xanh,…
Khi thấy trẻ sơ sinh bị nôn trớ và kèm theo dấu hiệu bất thường trên ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị sớm giúp trẻ mau chóng phục hồi.
2. Cách xử lý khi trẻ hay bị nôn trớ
Trẻ hay bị nôn trớ sẽ nguy hiểm khi dịch nôn tràn vào đường thở. Vì vậy ba mẹ nên lưu ý xử lý đúng cách khi trẻ nôn trớ để tránh gây sặc cho trẻ. Khi trẻ hay bị nôn trớ ba mẹ nên cho trẻ nằm nghiêng hoặc cũng có thể đỡ trẻ ngồi dậy để dịch nôn không tràn vào đường thở gây ra tình trạng sặc rất nguy hiểm với trẻ.
Hãy làm sạch dịch nôn còn trong miệng và mũi trẻ bằng cách dùng dụng cụ hút, hay băng gạc sạch cuốn thành kén, rồi lau sạch nên trong mũi và miệng trẻ. Ngoài ra ba mẹ nên bế trẻ trong vòng 15 phút sau khi trẻ bú rồi mới được cho trẻ nằm. Nên cho trẻ nằm nghiêng và kê gối cao đầu một chút để phòng tránh bị sặc khi trẻ nôn.
Trẻ hay bị nôn trớ thường sẽ bị mất nước, ba mẹ có thể bổ sung thêm nước cho trẻ bằng cách, cho bé bú với trẻ dưới 6 tháng tuổi, và có thể cho trẻ uống chút nước với trẻ trên 6 tháng tuổi. Ba mẹ nên chú ý cho uống mỗi lần từng chút một và chia làm nhiều lần trong ngày.
>>>>>Xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ dưới 24 tháng dành cho mẹ tham khảo
Nếu trẻ hay bị nôn trớ kèm theo trong dịch nôn có mật xanh hoặc máu thì ba mẹ nên giữ lại dịch nôn đó, mang theo cùng khi đưa trẻ đi gặp bác sĩ, để bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán và điều trị phù hợp, nhanh chóng cho trẻ.
Tóm lại, trẻ hay bị nôn trớ là tình trạng rất hay gặp phải. Việc nôn trớ sẽ không gây nguy hiểm cho trẻ nếu ba mẹ thường xuyên quan tâm để ý đến trẻ, để kịp thời giúp trẻ phòng tránh việc sặc khi nôn trớ. Ngoài ra, việc quan sát biểu hiện của trẻ còn giúp phát hiện những bệnh lý khiến bé bị nôn trớ , để từ đó trẻ được chữa trị kịp thời.
Thanh Ngân tổng hợp