Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm là một trong những tình trạng chung và khá phổ biến. Việc này khiến không ít bà mẹ cảm thấy mệt mỏi và không biết có ảnh hưởng đến sự phát triển về chiều cao, cân nặng, trí tuệ của trẻ hay không. Mẹ đừng quá lo lắng vì bài viết này sẽ mang đến cho mẹ những thông tin liên quan cực kỳ chi tiết đấy.
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm có bị làm sao không?
Sinh con ra và nhìn thấy sự thay đổi từng ngày của con đó chính là một niềm hạnh phúc vô giá. Tuy nhiên, tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm, giờ giấc sinh hoạt lộn xộn là điều khiến cho mẹ bỉm sữa không biết làm thế nào để khắc phục. Tất cả sẽ thay đổi nếu bạn có một biện pháp chăm con hợp lí.
Contents
1. Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm có bị làm sao không?
Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm là một rất xảy ra rất thường xuyên ở trẻ sơ sinh. Các mẹ không nên hoang mang và lo lắng vì đây là tình trạng chung xảy ra phần lớn ở các bé.
Theo từng giai đoạn phát triển mà quỹ đạo sinh hoạt của bé sẽ phù hợp và tất nhiên giấc ngủ cũng sẽ dần ổn định như người lớn. Để yên tâm hơn và nhanh chóng khắc phục tình trạng giờ ngủ của con bị đảo lộn, mẹ hãy xem lại thực sự nguyên nhân nằm ở đâu nhé.
2. Các nguyên nhân khiến giờ ngủ của con bị lộn xộn
2.1 Cho con đi ngủ giờ quá muộn
Làm việc 8 tiếng mỗi ngày nên buổi tối khi đi làm về, thường mẹ nào cũng muốn chơi với con thêm một xíu, do vậy có thể dẫn đến tình trạng để bé thức khuya hơn. Nhiều người lại cho rằng cứ để con chơi thoải mái, khi nào mệt con ắt sẽ tự ngủ. Tuy nhiên đây là những việc làm thực sự không tốt cho giấc ngủ của con. Trẻ sơ sinh có xu hướng thức dậy khá sớm nên phải cho bé đi ngủ sớm. Tạo nên một khung thời gian ngủ của bé đúng giờ là việc làm rất cần thiết. Đừng đợi đến khi con buồn ngủ, tay liên tục dụi mắt, miệng ngáp mới bắt đầu đưa con lên giường mẹ nhé.
Tìm hiểu thêm: Giúp bé tập nói bằng cách trò chuyện với con hàng ngày
2.2 Tập trung quá nhiều vào con
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với mọi thứ diễn ra xung quanh. Vì vậy, khi con bắt đầu đi ngủ mẹ cũng hãy nhắm mắt lại để cho con làm theo. Bên cạnh đó những người “không phận sự” cũng nên đi ra ngoài để con tập trung việc ngủ.
2.3 Mọi thứ quá yên tĩnh
Nhiều bố mẹ cho rằng tạo nên một không gian cực kì yên tĩnh sẽ khiến cho bé ngủ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, có một điều khá thú vị mà các bậc phụ huynh chưa biết, đó chính là lớn lên trong một môi trường quá yên tĩnh, cũng đồng nghĩa cha mẹ vô tình tạo nên cho con sự nhạy cảm quá mức. Và, chỉ cần một tiếng động nhỏ cũng đủ con thức giấc.
2.4 Có quá nhiều thứ kích thích quanh trẻ
Nhiều mẹ muốn con nhanh ngủ nên lắp thêm các vật dụng ru ngủ hoặc mở nhạc, phim để con nghe tiếng động cho dễ ngủ. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì những việc này vô tình khiến con không tập trung, dễ bị mất ngủ.
Điều quan trọng là mẹ hãy để con biết ban đêm phải đi ngủ. Bạn có thể cho con ngủ trong bóng tối hoặc lắp thêm một cái đèn có ánh sáng yếu nhé. Trẻ lúc này chưa phân biệt được sự sợ hãi trong bóng đêm vì vậy mẹ không cần lo lắng khi cho con ngủ khi không có đèn nhé.
2.5 Thói quen ru ngủ
Nhiều trẻ em phải bồng bế trên tay, phải nằm nôi rung lắc mới đi ngủ được. Việc này rất nguy hại đến sức khỏe của con, bên cạnh đó những giấc ngủ này không sâu.
Mẹ có thể thay việc này bằng cách vỗ vào con nhè nhẹ, hát ru hay tùy độ tuổi phù hợp, có thể kể chuyện cho con nghe trước khi đi ngủ. Nhất là việc kể chuyện, đây là một hành động rất tốt giúp con ngủ sâu giấc và cải thiện ngôn ngữ của con. Mẹ chỉ nên ôm con, bồng bế ru con khi muốn làm dịu đi sự tức giận hoặc khi bé quấy khóc thôi nhé.
>>>>>Xem thêm: Máy hút mũi bayoka công nghệ Nhật Bản – sản phẩm an toàn, chất lượng được tin dùng hiện nay
Qua những đề cập ở trên, hẳn mẹ đã thấy, trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm sẽ không còn là việc khiến mẹ phải quá lo lắng nữa. Theo thời gian con sẽ lớn lên và giờ giấc sinh hoạt sẽ dần vào quỹ đạo. Điều quan trọng và cần thiết nhất đó là các mẹ nên huấn luyện con một cách từ từ, tạo một thời gian biểu thật hợp lý trong việc nuôi và dạy trẻ sơ sinh nhé.
Tuyết Nguyễn tổng hợp