Mẹ nào cũng muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho con tuy nhiên, không phải ai cũng có kinh nghiệm chăm sóc trẻ tốt. Thực tế, nhiều mẹ đã mắc phải một số sai lầm trong chăm sóc trẻ khiến con nguy hiểm tính mạng. Do vậy, mẹ cần lưu ý những điều sau nhé!
Bạn đang đọc: Mắc phải 5 sai lầm này khi cho trẻ ăn uống mẹ có thể khiến con nguy hiểm tính mạng
Contents
1. Cuồng tín thực phẩm bổ dưỡng và cho trẻ ăn liên tục
Thực phẩm bổ dưỡng rất quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà lúc nào mẹ cũng chăm chăm cho trẻ ăn món đó. Thậm chí rất nhiều trẻ cảm thấy sợ hãi khi mỗi lần mẹ đưa món ăn “bổ dưỡng” cho trẻ ăn nhưng mẹ vẫn không hề nhận ra và cứ ép uổng trẻ.
Đây chính là tâm lý của nhiều mẹ khi nghe đồn thực phẩm này, thực phẩm kia có nhiều dinh dưỡng, ăn càng nhiều càng tốt nên đã tìm đủ mọi cách, chế biến mọi hình thức để trẻ ăn được thực phẩm đó nhiều hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cần biết, ăn đa dạng thực phẩm mới thực sự tốt cho trẻ vì như vậy, trẻ sẽ hấp thu được nhiều dinh dưỡng hơn. Một món thực phẩm dù được mệnh danh là bổ dưỡng thế nào cũng không thể cung cấp được tất cả vitamin, khoáng chất cho cơ thể trẻ, chưa kể, nhồi nhét ăn một loại thực phẩm cho trẻ có thể gây ra hậu quả như:
– Trẻ lười ăn.
– Trẻ dư chất hoặc sẽ bị thiếu chất vì ăn uống nghèo nàn.
2. Cho trẻ ăn thức ăn loãng, càng nhiều nước càng tốt
Quan niệm “khôn ăn nước, dại ăn cái” của nhiều người đã khiến trẻ vô tình phải ăn các món ăn quá nhiều nước đến phát ngán. Thậm chí, một số mẹ áp dụng máy móc bằng cách hầm rất nhiều rau củ, xương thịt với nhau, sau đó lấy nước nấu cháo và loại bỏ hoàn toàn cái, vì quan niệm chất ở trong nước hầm là đủ.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực ra dù có nấu hay ninh bao lâu thì thịt, cá, rau củ vẫn không thể hoàn toàn tan hết các chất vào trong nước. Chưa kể, rau củ cần được ăn cái để bổ sung thêm chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Do đó, cha mẹ cần cho trẻ ăn cả cái lẫn nước để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Ngoài ra, nên hạn chế cho trẻ ăn đồ quá loãng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm, từ đó sinh ra biếng ăn, chậm tăng cân.
3. Cho trẻ ăn cháo nhuyễn hàng ngày, kéo dài nhiều tháng
Tìm hiểu thêm: Khi trẻ bị sốt mẹ nên chăm sóc bé như thế nào?
>>>>>Xem thêm: Uống thuốc tránh thai trước khi quan hệ có tác dụng không?
Ngày nay, máy xay sinh tố dường như đã trở thành “vị cứu tinh” của nhiều cha mẹ khi có thể xay tất cả mọi thứ chung với nhau thành thứ hỗn độn, mềm nhuyễn và trẻ chỉ việc nuốt mà thôi. Cha mẹ nghĩ rằng, cho trẻ ăn như thế trẻ sẽ dễ tiêu, các chất đầy đủ vì được xay chung trong chén cháo.
Thực tế, điều này hoàn toàn phản khoa học nếu cho trẻ ăn cháo xay nhuyễn quá lâu, ăn hàng ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 6 – 7 tháng ăn lỏng, 8 tháng có thể ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc, 10 tháng hoàn toàn ăn được thức ăn và cháo lợn cợn, 12 tháng có thể ăn cả miếng thức ăn mềm để tăng vị giác.
Vì vậy, hãy cho con ăn đúng cấu trúc thức ăn theo độ tuổi. Nếu cho trẻ ăn cháo xay nhuyễn quá lâu sẽ khiến trẻ rối loạn vị giác, biếng ăn, ảnh hưởng đến việc nhai và dạ dày.
4. Nấu 1 nồi cháo hay thức ăn và cho trẻ ăn cả ngày
Để việc chăm con trở nên nhàn nhã hơn và tiết kiệm thời gian, rất nhiều cha mẹ chỉ nấu 1 nồi cháo hay 1 nồi thức ăn và cho trẻ ăn cả ngày. Món ăn chỉ cần hâm nóng lại là được. Điều này nghe có vẻ giúp mẹ và bé cùng tiết kiệm thời gian nhưng lại rất hại cho sức khỏe của trẻ.
Thức ăn sau khi hâm lại lượng dinh dưỡng sẽ bị hao hụt dần và giảm hết mùi vị thơm ngon. Chưa kể, thời tiết nóng nực sẽ khiến đồ ăn chín sau 2 tiếng nhanh bị hỏng do vi khuẩn tấn công và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Thay vì thế, mẹ có thể nấu nồi cháo trắng cả ngày, nhưng thức ăn thì cần nấu nóng hoặc nên chia nhỏ và để trong tủ đông dùng dần. Khi nào ăn, mẹ sẽ nấu riêng từng món chừng 5 – 10 phút và trộn với cháo nóng là được.
5. Cho trẻ ăn mặn như người lớn
Cho trẻ ăn nhạt trẻ không chịu ăn là quan niệm của rất nhiều người lớn. Và hầu hết cha mẹ dùng vị giác của mình để nêm nếm đồ ăn cho trẻ. Thực ra, vị giác của con rất nhạy cảm, đối với người lớn, món ăn này nhạt nhưng với trẻ là vừa miệng và nếu món ăn này bạn cảm thấy vừa miệng thì với trẻ là mặn.
Chưa kể, thận của trẻ chưa hoàn thiện, việc nêm gia vị theo vị giác của người lớn sẽ gây quá tải cho thận. Thậm chí, trẻ có thể đổi bằng mạng sống nếu mẹ thường xuyên cho muối nhiều vào món ăn của trẻ. Ngoài ra, cha mẹ cũng lưu ý bột ngọt, bột nêm chúng cũng không hề tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ đâu nhé!
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)