Nhạc cho thai nhi và những điều bạn cần biết

Rate this post

Nhạc cho thai nhi là một vấn đề được các mẹ bầu khá quan tâm trong thời đại ngày nay. Vì cùng với các nghiên cứu và sự phổ biến của các phương tiện truyền thông, âm nhạc được cho là có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của thai nhi. Theo đó, nó thường được đầu tư nhằm bổ sung vào những việc có thể hỗ trợ cho em bé từ trong bụng mẹ. Vậy âm nhạc thực tế có vai trò gì đối với bé khi còn nằm trong tử cung của mẹ. Và nếu có, mẹ áp dụng nó như thế nào cho đúng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé. 

Bạn đang đọc: Nhạc cho thai nhi và những điều bạn cần biết

Nhạc cho thai nhi và những điều bạn cần biết

1. Nghe nhạc trong thai kì có thực sự giúp em bé của bạn thông minh hơn không

Phần lớn các mẹ bầu đều tin rằng âm nhạc sẽ giúp em bé thông minh hơn. Và mong muốn em bé được hưởng những điều tốt nhất cũng như có thể phát triển tối đa khiến họ có thể đầu tư rất nhiều thứ từ vật chất đến thời gian cho con ngay từ khi mang thai.

Trên thực tế, một đánh giá toàn diện về các nghiên cứu có sẵn không tìm thấy mối liên hệ giữa âm nhạc đặc biệt là nhạc cổ điển – thể loại được cho là giúp trẻ thông minh hơn – với sự phát triển não bộ của trẻ.

Có một điểm thú vị là trẻ sơ sinh dường như nhận ra loại nhạc mà cha mẹ thường chơi hoặc nghe trong thai kỳ. Tuy nhiên, sự khác biệt về trí thông minh (nếu có) đối với em bé được nghe nhạc từ trong bụng mẹ có lẽ là rất nhỏ, chưa kể đến những yếu tố tác động khác.

Sự thực là, việc mẹ nghe nhạc và cảm thấy thư giãn, thoải mái và vui vẻ sẽ gây ảnh hưởng tương tự lên em bé. Vì vậy, dù chưa có sự khẳng định chắc chắn về việc thai nhi được nghe nhạc sẽ phát triển tốt hơn, nhưng cũng không có hại gì nếu bạn và con cùng thưởng thức loại âm nhạc mà bạn thích và truyền năng lượng tích cực cho nhau. 

Nhạc cho thai nhi và những điều bạn cần biết

2. Nhạc cho thai nhi bạn nên chọn thể loại nhạc gì

Nói đến chủ đề nghe nhạc trong thai kỳ, không ít các bà bầu băn khoăn cho thai nhi nghe nhạc gì . Và, chúng ta vẫn được nghe rất nhiều về việc nên cho em bé nghe nhạc cổ điển, nhạc của tác giả Mozart hay Marsalis. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải tuân theo khuôn mẫu đó hay các thông tin truyền miệng khác. Như đã nói ở trên, hãy nghe loại nhạc mà bạn yêu thích, loại nhạc khiến đầu óc bạn được thư giãn, tâm hồn thư thái và giúp bạn cảm thấy vui vẻ, thoải mái. Ngoài ra, các giai điệu đơn giản, nhẹ nhàng cũng được các chuyên gia khuyến khích cho bé nghe.

Bạn cũng không bắt buộc phải mở nhạc mà có thể trực tiếp hát cho bé nghe những giai điệu đó. Việc này thậm chí còn có lợi hơn vì nó giúp bé làm quen với giọng nói của bạn và tăng mối liên kết giữa bạn và con. 

Tìm hiểu thêm: Ăn đậu bắp trong khi thai kỳ giúp mẹ ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Nhạc cho thai nhi và những điều bạn cần biết

3. Cho bé nghe nhạc như thế nào

Có rất nhiều mẹ bầu ngoài việc tìm kiếm bài nhạc hay thể loại nhạc để phát cho thai nhi nghe, họ còn mua cả tai nghe chuyên dụng dành cho bụng bầu vì nghĩ như vậy mới giúp em bé nghe nhạc được dễ và rõ hơn. Tuy nhiên việc dùng tai nghe cho bụng bầu thực sự không cần thiết thậm chí có thể gây hại cho hệ thống thính giác đang phát triển của trẻ, nếu chúng ta dùng không đúng cách hoặc không biết kiểm soát âm lượng.

Bạn nên lưu ý rằng mặc dù bé đã có thể bắt đầu nghe được từ tam cá nguyệt thứ hai nhưng con chỉ thực sự phản ứng lại với âm thanh trong tam cá nguyệt cuối cùng mà thôi. Và qua lớp nước ối bao quanh cơ thể bé trong tử cung, các loại âm thanh bao gồm cả âm nhạc sẽ được khuếch đại lên chứ không chỉ truyền đến như âm lượng bình thường. Do vậy, nếu bạn đặt tai nghe trực tiếp lên bụng, tiếng nhạc có thể trở nên quá lớn, không những gây hại cho thính giác của bé mà còn khiến bé bị kích động.

Theo các bác sỹ khi bạn nói, đọc hay hát giọng của bạn rung lên và cũng được khuếch đại bên trong cơ thể và truyền tới bé. Cơ thể bạn thực hiện việc này như một hệ thống phù hợp với khả năng nhe của bé và hiệu quả hơn nhiều lần so với các dụng cụ hỗ trợ nghe khác như tai nghe.

Vì vậy, thay vì mua loại tai nghe được quảng cáo rầm rộ trên thị trường, bạn hãy đầu tư thời gian để nói chuyện, đọc và hát cho bé nghe sẽ tốt hơn. 

Nhạc cho thai nhi và những điều bạn cần biết

4. Hãy vặn nhỏ âm lượng khi mở nhạc cho thai nhi nghe

Một điều quan trọng bạn cần nhớ rằng tử cung là một “nơi ở” khá ồn ào (đối với thai nhi). Tiếng kêu từ dạ dày của bạn, nhịp đập từ tim bạn, phổi bạn chứa đầy không khí, và những âm thanh khác trong cơ thể mà chỉ thai nhi nghe được ở khoảng cách gần nhất, 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần và trong suốt thời gian còn lại ở trong bụng mẹ. Trên hết, đó là giọng nói của bạn được khuếch đại bởi sự rung động của xương khi âm thanh truyền qua cơ thể bạn.

Vì vậy trong thai kỳ, đặc biệt từ tam cá nguyệt thứ hai, bạn nên cố gắng duy trì âm lượng của các âm thanh bên ngoài ở khoảng 50-60 decibels, tương đương với âm lượng của một cuộc trò chuyện bình thường. Điều đó có nghĩa là chắc chắn bạn không muốn dùng tai nghe trên bụng. Theo các bác sỹ thì âm thanh từ tai nghe sẽ trở nên rất lớn khi đến tai của em bé trong bụng, và đây đương nhiên là điều mọi mẹ bầu muốn tránh.

Đối với việc đến rạp chiếu phim hay các buổi hòa nhạc bạn có thể thỉnh thoảng tham dự, nhưng việc tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn lớn là điều gần như tất cả các chuyên gia đều cảnh báo bạn cần tránh xa. Bạn cũng đặc biệt nên tránh các buổi hòa nhạc rất lớn sau tuần 18 của thai kỳ. 

Nhạc cho thai nhi và những điều bạn cần biết

>>>>>Xem thêm: Có thai bao lâu thì bị ốm nghén – Mẹ bầu đã biết chưa?

Nhạc cho thai nhi nếu được áp dụng trong thai kỳ của bạn có thể đem lại lợi ích tích cực nhất đó là tạo sự gắn bó, kết nối giữa bạn và em bé. Những giai điệu nhẹ nhàng bạn cùng nghe với con khi bé còn đang ở trong bụng bạn sẽ mang đến sự thư giãn, vui vẻ cho cả hai. Và sau khi chào đời, bạn có thể dùng chính những giai điệu đó để dỗ dành, làm dịu bé lúc cần vì bé đã quen với chúng trước đó. Bạn chỉ cần lưu ý về âm lượng và cách thức cho bé nghe nhạc, còn lại hãy cùng con tận hưởng âm nhạc bất cứ khi nào có thể nhé.

Theo Standford Health & Healhline

Lily Nguyễn tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *