Bà bầu phải tiêm phòng gì bạn đã biết?

Rate this post

Bà bầu phải tiêm phòng gì là một vấn đề khá cần mà mẹ nên biết bên cạnh việc tiêm trước khi có em bé. Vì trong thai kỳ, có những loại bệnh bình thường nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, và quan trọng hơn là một số có thể phòng ngừa được bằng tiêm vaccine. Chúng ta hãy cùng xem đó là những loại bệnh nào, và tiêm ngừa ra sao để đảm bảo an toàn cho thai kỳ với những thông tin chi tiết dưới đây nhé. 

Bạn đang đọc: Bà bầu phải tiêm phòng gì bạn đã biết?

Bà bầu phải tiêm phòng gì bạn đã biết?

1. Tiêm phòng khi mang bầu có an toàn không?

Trên thực tế, sự ảnh hưởng từ vaccine tới thai nhi khi mẹ tiêm phòng trong thai kỳ chỉ là trên lý thuyết. Chưa có bằng chứng nào về nguy cơ đối với thai nhi khi mẹ được tiêm vaccine bất hoạt, giải độc tố hay tiểu đơn vị. Cũng theo lý thuyết thì các loại vacicne sống có thể là mối nguy cơ cho thai nhi nên thường bị chống chỉ định khi mang thai.

Việc tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai sẽ được xem xét dựa trên lợi ích giữa việc tiêm và rủi ro tiềm ẩn, khi khả năng phơi nhiễm bệnh cao có thể ảnh hưởng đến mẹ và đặc biệt là em bé, và khi vaccine không có khả năng gây hại. 

Bà bầu phải tiêm phòng gì bạn đã biết?

2. Hướng dẫn chung về tiêm phòng khi mang bầu

Mẹ có thể tham khảo bảng khuyến nghị chung về tiêm phòng trong thai kỳ như sau:

2.1. Loại vaccine ngừa bệnh thông thường

  • Viêm gan A: Xem xét rủi ro và lợi ích khi tiêm
  • Viêm gan B: Khuyến cáo tiêm đối với một số trường hợp cụ thể
  • HPV: Không được khuyến cáo
  • Cúm (bất hoạt): Khuyến cáo tiêm
  • Cúm (sống): Chống chỉ định
  • Sởi-Quai bị-Rubella: Chống chỉ định
  • Viêm màng não mô cầu (AC): Có thể được sử dụng nếu có chỉ định khác
  • Viêm màng não mô cầu (BC): Xem xét giữa rủi ro và lợi ích khi tiêm
  • Phế cầu (13): Không có khuyến nghị
  • Phế cầu (23): Chưa có dữ liệu đầy đủ về khuyến nghị cụ thể
  • Bại liệt: Có thể được sử dụng nếu cần thiết
  • Bạch hầu và uốn ván: Có thể được sử dụng nếu có chỉ định khác (ưu tiên Tdap)
  • Bạch hầu, ho gà, uốn ván (Tdap): Khuyến cáo tiêm
  • Thủy đậu: Chống chỉ định
  • Zona: Chống chỉ định 

Bà bầu phải tiêm phòng gì bạn đã biết?

2.2. Loại vaccine ngừa dịch bệnh khi đi du lịch và dịp khác

  • Bệnh than nguy cơ phơi nhiễm thấp: không khuyến nghị.
  • Bệnh than nguy cơ phơi nhiễm cao: có thể được sử dụng
  • Bệnh lao: Chống chỉ định
  • Bệnh viêm não nhật bản: Chưa có dữ liệu đầy đủ về khuyến nghị cụ thể
  • Bệnh dại: Có thể được sử dụng nếu có chỉ định khác
  • Bệnh thương hàn: Chưa có dữ liệu đầy đủ. Dùng Vi polysaccharide nếu cần thiết
  • Bệnh đậu mùa trước phơi nhiễm: chống chỉ định
  • Bệnh đậu mùa sau tiếp xúc: khuyến cáo tiêm
  • Sốt vàng da: Có thể được sử dụng nếu lợi ích lớn hơn rủi ro 

Bà bầu phải tiêm phòng gì bạn đã biết?

3. Thông tin cụ thể về các loại vaccine

3.1. Vaccine ngừa viêm gan A

  • Dù sự an toàn của vaccine phòng bệnh viêm gan A chưa được khẳng định, nhưng do nó được bào chế từ virus bất hoạt nên về lý thuyết rủi ro dự kiến đối với thai nhi là thấp.
  • Nguy cơ liên quan đến tiêm ngừa nên được cân nhắc với nguy cơ mắc bệnh viêm gan A đối với phụ nữ mang thai có thể phơi nhiễm với virus viêm gan A.

3.2. Vaccine ngừa viêm gan B

  • Nguồn dữ liệu hạn chế cho thấy thai nhi đang phát triển không có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ khi mẹ được tiêm vaccine viêm gan B.
  • Phụ nữ mang thai được xác định là có nguy cơ cao mắc viêm gan B (ví dụ như họ có nhiều bạn tình trong 6 tháng trước đó, được xác định hoặc điều trị bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, hiện tại hay gần đây có sử dụng thuốc qua đường tiêm, bạn tình hiện tại dương tính với viêm gan B) nên được tiêm phòng. 

Bà bầu phải tiêm phòng gì bạn đã biết?

3.3. Vaccine ngừa HPV

Vaccine HPV không được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ mang thai. Nếu một phụ nữ được phát hiện mang thai sau khi tiêm mũi ngừa HPV đầu tiên, thì những mũi tiên còn lại nên được trì hoãn đến khi hoàn thành thai kỳ. Việc thử thai là không cần thiết trước khi tiêm ngừa và nếu một liều vaccine đã được dùng trong khi mang thai thì vẫn không cần can thiệp.

3.4. Vaccine ngừa cúm

  • Vaccine cúm bất hoạt : Phụ nữ có thai và sau sinh có nguy cơ mắc bệnh nặng và biến chứng cao hơn so với phụ nữ không mang thai vì những thay đổi trong hệ thống miễn dịch cũng như tim, phổi khi mang thai. Vaccine cúm có thể được tiêm bất cứ lúc nào trong thai kỳ, trước và trong mùa cúm. Phụ nữ dự định mang thai trong mùa cúm nên tiêm phòng trước là tốt nhất.
  • Vaccine cúm sống : Không được khuyến cáo sử dụng trong thai kỳ. 

Bà bầu phải tiêm phòng gì bạn đã biết?

3.5. Vaccine ngừa Sởi-Quai bị-Rubella

  • Vaccine MMR không nên được tiêm cho những phụ nữ được biết là đang mang thai hay cố gắng mang thai. Vì nguy cơ về mặt lý thuyết đối với thai nhi khi mẹ tiêm vaccine virus sống. Phụ nữ nên được tư vấn tránh mang thai trong ít nhất 28 ngày sau khi tiêm MMR. Nếu vaccine vô tình được tiêm cho phụ nữ mang thai, hoặc người tiêm mang thai trong vòng 28 ngày sau tiêm, cô ấy nên được tư vấn về nguy cơ lý thuyết có thể xảy ra cho thai nhi.
  • Việc thử thai định kỳ đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh nở trước khi tiêm vaccine này không được khuyến cáo. Không nên coi vaccine MMR hoặc thủy đậu là một lý do để chấm dứt thai kỳ.
  • Những phụ nữ đang trong tình trạng nhạy cảm với vaccine ngừa rubella (tình trạng đang hoặc có thể mang thai) nên được tư vấn về nguy cơ tiềm ẩn đối với các tác dụng phụ và tầm quan trọng của việc tiêm vaccine ngay khi họ không còn mang thai nữa. 

Bà bầu phải tiêm phòng gì bạn đã biết?

3.6. Vaccine ngừa viêm màng não mô cầu

Mang thai không nên là nguyên nhân để loại trừ việc tiêm phòng bệnh viêm màng não mô cầu nếu được chỉ định. Những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhận biết được việc mình mang thai tại thời điểm tiêm loại vaccine này, nên thông báo cho cơ sở y tế hoặc nhà sản xuất vaccine để họ có thể theo dõi và ghi lại trải nghiệm của người tiêm, và lấy đó làm dữ liệu bổ sung vào thông tin đăng ký vaccine đối với thai kỳ.

3.7. Vaccine ngừa bệnh do phế cầu

Không có thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có kiểm soát nào được thực hiện để đánh giá việc sử dụng vaccine phế cầu ở phụ nữ mang thai và cho con bú. Việc tiêm vaccine nên được hoãn lại đối với phụ nữ mang thai trừ khi nguy cơ tăng và sau khi tham khảo ý kiến của bác sỹ. Lúc này lợi ích của việc tiêm phòng nên vượt trội hơn so với rủi ro có thể xảy ra.

  • Đối với PCV13: ACIP (Advisory Comitee on Immunization Practices – Ủy ban tư vấn về thực hiện tiêm chủng Hoa Kỳ) chưa công bố khuyến nghị về tiêm PCV13 trong thai kỳ tại thời điểm này.
  • Đối với PPSV23: sự an toàn của vaccine polysacarit phế cầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ chưa được đánh giá, mặc dù không có hậu quả bất lợi nào được báo cáo ở những trẻ sơ sinh có mẹ vô tình tiêm vaccine này trong thai kỳ.  

Tìm hiểu thêm: Cách quan hệ vợ chồng khi mang thai mà không ảnh hưởng đến thai nhi

Bà bầu phải tiêm phòng gì bạn đã biết?

3.8. Vaccine ngừa bại liệt (IPV)

Mặc dù không có tác dụng phụ của vaccine bại liệt đã được ghi nhận ở phụ nữ mang thai hoặc thai nhi, nhưng nên tránh tiêm IPV cho phụ nữ mang thai trên cơ sở lý thuyết. Tuy nhiên, nếu một phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm trùng cao và cần được bảo vệ chống lại bệnh bại liệt ngay lạp tức thì IPV có thể được chỉ định theo lịch trình khuyến nghị dành cho người lớn.

3.9. Vaccine ngừa bạch hầu, uốn ván (Td) và vaccine bạch hầu, ho gà, uốn ván Tdap)

  • Một liều Tdap nên được tiêm cho phụ nữ mang thai bất kể trước đó họ đã tiêm vaccine này hay chưa. Việc tiêm phòng này nhằm truyền kháng thể thụ động cho thai nhi và nên được thực hiện trong khoảng từ 27-36 tuần thai mặc dù Tdap có thể được tiêm bất cứ lúc nào trong thai kỳ.
  • Dữ liệu hiện nay cho thấy việc tiêm Tdap trong khoảng tuần 27-36 của thai kỳ sẽ giúp tối đa hóa việc truyền kháng thể thụ động cho trẻ.
  • Đối với phụ nữ chưa tiêm Tdap và không tiêm trong khi mang thai thì nên được tiêm ngay sau sinh.
  • Dữ liệu có sẵn từ nhiều nghiên cứu không cho thấy bất kỳ tần suất tăng hoặc các dạng bất thường nào của các tác dụng phụ ở phụ nữ mang thai đã sử dụng Tdap, và một vài tác dụng phụ nghiêm trọng được báo cáo là không có khả năng gây ra bởi vaccine.
  • Về vết thương khi mang thai: nếu Td được chỉ định tăng cường cho phụ nữ mang thai thì nhân viên y tế nên xem xét việc thay bằng Tdap.
  • Đối với việc tiêm phòng uốn ván chưa được xác định hoặc chưa hoàn thành: để đảm bảo việc chống uốn ván cho mẹ và trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai chưa bao giờ tiêm uốn ván nên tiêm 3 mũi phòng uốn ván và giảm độc lực bạch hầu. Lịch trình khuyến nghị là 0, 4 tuần và 6-12 tháng. Tdap nên được thay bằng một liều Td trong khoảng tuần thứ 27-36 của thai kì.
  • Nhân viên y tế được khuyến khích việc hướng dẫn tiêm Tdap cho phụ nữ mang thai trong thai kỳ. 

Bà bầu phải tiêm phòng gì bạn đã biết?

3.10. Vaccine ngừa thủy đậu

  • Do ảnh hưởng của virus thủy đậu đối với thai nhi chưa được biết rõ, phụ nữ mang thai không nên tiêm phòng vaccine này. Phụ nữ không mang thai đã được tiêm phòng nên tránh có thai ít nhất 1 tháng sau mỗi lần tiêm. Đối với những người không có bằng chứng về khả năng miễn dịch, có một thành viên trong gia đình mang thai không phải là một chống chỉ định cho việc tiêm ngừa.
  • Virus thủy đậu tự nhiên có nguy cơ thấp đối với thai nhi. Do độc lực của virus suy yếu được sử dụng trong vaccine thấp hơn cả virus tự nhiên nên nguy cơ đối với thai nhi nếu có thậm chí còn thấp hơn.
  • Việc thử thai định kỳ đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trước khi tiêm vaccine virus sống không được khuyến cáo. Nếu một phụ nữ vô tình tiêm vaccine hoặc mang thai trong vòng 4 tuần sau khi tiêm vaccine MMR hoặc thủy đậu, cô ấy nên được tư vấn về nguy cơ trên lý thuyết đối với thai nhi. Tuy nhiên, vaccine MMR và thủy đậu không nên là lý do để chấm dứt thai kỳ. 

Bà bầu phải tiêm phòng gì bạn đã biết?

3.11. Vaccine ngừa zona

  • Vaccine Zoster (Zotavax) không nên dùng cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, Zotavax không được cấp phép cho các nhóm tuổi bao gồm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ truyền thống.
  • Trong hầu hết các trường hợp, quyết định chấm dứt thai kỳ không nên dựa trên việc tiêm vaccine Zoster trong khi mang thai.

3.12. Vaccine ngừa than

  • Đối với phụ nữ mang thai có nguy cơ phơi nhiễm thấp với bệnh than thì không nên tiêm vaccine, và nên trì hoãn sau khi hoàn thành thai kỳ.
  • Đối với phụ nữ mang thai có nguy cơ phơi nhiễm cao với bệnh than qua đường hô hấp thì nên được dùng AVA và 60 ngày điều trị kháng sinh như mô tả.

3.13. Vaccine ngừa lao

Không nên tiêm vaccine ngừa lao trong khi mang thai. Mặc không quan sát thấy tác dụng có hại của việc tiêm ngừa lên thai nhi, nhưng vẫn cần có thêm các nghiên cứu để chứng minh độ an toàn của nó đối với phụ nữ mang thai. 

Bà bầu phải tiêm phòng gì bạn đã biết?

Không có nghiên cứu có kiểm soát nào đánh giá sự an toàn, khả năng miễn dịch hoặc hiệu quả của vaccine ngừa viêm não Nhật Bản ở phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu tiền lâm sàng về loại vaccine này trên chuột mang thai không cho thấy bằng chứng gây hại cho chuột mẹ hoặc bào thai.

3.15. Vaccine ngừa dại

Do những hậu quả tiềm ẩn của việc tiếp xúc với bệnh dại chưa được đánh giá đầy đủ, mang thai không được coi là chống chỉ định trong điều trị dự phòng sau phơi nhiễm. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ hư thai, sinh non, hay bất thường ở thai nhi liên quan đến tiêm phòng dại không tăng lên. Nếu nguy cơ tiếp xúc với bệnh dại là đáng kể, việc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cũng có thể được chỉ định trong thai kỳ.

Việc tiếp xúc với bệnh dại hoặc chẩn đoán bệnh dại ở mẹ không nên được coi là lý do để chấm dứt thai kỳ.

3.16. Vaccine ngừa thương hàn

Không có dữ liệu đã được báo cáo về việc sử dụng vaccine thương hàn ở phụ nữ mang thai. Nhìn chung, vaccine sống không nên được tiêm cho phụ nữ trong thai kỳ trừ khi cần thiết. 

Bà bầu phải tiêm phòng gì bạn đã biết?

3.17. Vaccine ngừa đậu mùa

  • Do nguy cơ hạn chế nhưng hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra cho thai nhi, vaccine ngừa đậu mùa không nên được tiêm trước cho phụ nữ mang thai hay đang cố gắng mang thai.
  • Nếu một phụ nữ mang thai trong vòng 4 tuần sau khi tiêm vaccine ngừa đậu mùa hoặc vô tình tiêm khi đang mang thai, cô ấy nên được tư vấn về những mối quan tâm đối với thai nhi. Tuy nhiên, việc tiêm vaccine đậu mùa thường không phải là một lý do để chấm dứt thai kỳ.
  • Đối với phụ nữ mang thai có tiếp xúc với virus đậu mùa (tiếp xúc trực tiếp hoặc gần gũi với bệnh nhân bị đậu mùa) – và do đó có nguy cơ cao bị bệnh – nên tiêm vaccine. Việc nhiễm đậu mùa ở phụ nữ mang thai đã được báo cáo dẫn đến nhiễm trùng nặng hơn so với phụ nữ không mang thai. Do đó những rủi ro về lâm sàng cho mẹ và thai nhi khi mắc bệnh đậu mùa lớn hơn đáng kể so với bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào khi tiêm chủng. Ngoài ra, virus đậu mùa chưa được ghi nhận là gây quái thai và tỷ lệ mắc đậu mùa ở thai nhi thấp.
  • Khi mức độ rủi ro về phơi nhiễm không được xác định, quyết định tiêm ngừa nên được đưa ra sau khi được đánh giá bởi bác sỹ và bệnh nhân về những rủi ro tiềm ẩn so với lợi ích của việc tiêm phòng bệnh. 

Bà bầu phải tiêm phòng gì bạn đã biết?

3.18. Vaccine ngừa sốt vàng da

  • Nếu việc di chuyển là không thể tránh khỏi và những rủi ro đối với phơi nhiễm sốt vàng da được cho là lớn hơn rủi ro khi tiêm chủng, thì phụ nữ mang thai nên được tiêm phòng.
  • Ngược lại, nếu các rủi ro do tiêm phòng lớn hơn rủi ro đối với phơi nhiễm bệnh này, thì phụ nữ mang thai nên được miễn trừ y tế để thực hiện các quy định về sức khỏe.
  • Vì mang thai có thể ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch nên việc xét nghiệm huyết thanh để ghi nhận phản ứng với các loại vaccine nên được xem xét.
  • Mặc dù không có dữ liệu cụ thể, nhưng một phụ nữ nên đợi ít nhất 4 tuần sau khi tiêm phòng mới nên có thai.

4. Một số lưu ý về tiêm phòng khi mang thai

4.1. Sàng lọc trước sinh

  • Phụ nữ định mang thai nên được đánh giá khả năng miễn dịch với rubella và thủy đậu và được kiểm tra sự hiện diện của HbsAG (kháng nguyên bề mặt của siêu vi B) trong mỗi lần mang thai.
  • Phụ nữ dễ bị rubella và thủy đậu nên được tiêm phòng ngay sau khi sinh.
  • Một phụ nữ dương tính với HbsAG nên được theo dõi cẩn thận để đảm bảo trẻ sơ sinh nhận được HBIG và bắt đầu loạt vaccine ngừa viêm gan B không quá 12 giờ sau khi sinh và hoàn thành đúng loạt vaccine ngừa viêm gan B theo lịch trình. 

Bà bầu phải tiêm phòng gì bạn đã biết?

>>>>>Xem thêm: Những thực phẩm tốt cho bà bầu trong suốt thời gian mang thai

4.2. Miễn dịch thụ động khi mang thai

Không có nguy cơ được biết đến cho thai nhi từ tiêm chủng thụ động của phụ nữ mang thai với các chế phẩm globulin miễn dịch.

4.3. Cho con bú mẹ và tiêm phòng

Phần lớn các loại vaccine đã được chứng minh là không bài tiết qua sữa mẹ và không gây ảnh hưởng cho mẹ và trẻ sơ sinh, ngoại trừ vaccine ngừa đậu mùa vì nguy cơ về mặt lý thuyết cho việc truyền tiếp xúc từ mẹ qua trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, phụ nữ cho con bú mẹ cũng nên tránh tiêm vaccine ngừa bệnh sốt vàng da, trừ khi cô ấy không thể tránh hoặc hoãn việc đi tới những khu vực có nguy cơ mắc bệnh cao.

Bà bầu phải tiêm phòng gì có lẽ phần lớn đã được giải đáp qua những thông tin ở trên. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể của mình, mẹ hãy chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng một cách đầy đủ nhất để đảm bảo an toàn cho thai kỳ của mình nhé.

Theo CDC

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *