Sinh mổ là một trong những phương pháp sinh con được nhiều bố mẹ chủ động lựa chọn vì những lợi ích mà nó đem lại cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng áp dụng sinh mổ vì nó cũng có nhiều rủi ro và biến chứng khiến mẹ không lường trước được. Vậy sinh mổ cụ thể như thế nào? Khi nào cần sinh mổ? Hay những lưu ý cho sinh mổ là gì? Tất cả sẽ được chia sẻ ở bài viết ngay dưới đây, mẹ cùng tham khảo nhé.
Bạn đang đọc: Sinh mổ và tổng hợp những thông tin cần thiết nhất cho mẹ
Contents
1. Sinh mổ là gì?
Sinh mổ là phương pháp em bé được sinh ra không qua đường âm đạo của mẹ mà sẽ được các bác sĩ đưa ra khỏi tử cung của mẹ bằng phẫu thuật. Sinh mổ thường được thực hiện trong trường hợp các bác sĩ thấy rằng có khả năng sẽ xảy ra rủi ro cho người mẹ và em bé nếu mẹ sinh thường theo ngã âm đạo.
Khi sinh mổ mẹ sẽ được gây tê màng cứng (hoặc gây tê cột sống), khi đó mẹ vẫn có thể nhận biết được sự ra đời của con mình nhưng không cảm thấy đau đớn trong quá trình phẫu thuật. Đây được xem là một phương pháp cực kỳ an toàn với tỷ lệ tử vong rất thấp, tuy nhiên vẫn không thể an toàn bằng sinh thường. Nguy cơ mẹ tử vong trong quá trình sinh mổ cao gấp 2-4 lần so với mẹ sinh thường do những biến chứng nguy hiểm của nó trong quá trình mổ lấy thai.
Tại sao lại chọn sinh mổ
Bạn và bác sĩ cần dựa vào kết quả siêu âm và các xét nghiệm trong suốt quá trình mang thai có thể giúp đưa ra những phương pháp sinh thường hoặc sinh mổ. Thông thường bác sĩ sẽ khuyên bạn sinh mổ với những lý do sau:
- Em bé đang trong tình trạng bất thường, cần được ra một cách nhanh chóng.
- Mẹ bầu xuất hiện các tình trạng bất thường như tiền sản giật, nhau tiền đạo hoặc đang mang bệnh có thể truyền qua cho em bé trong quá trình sinh thường- chẳng hạn như HIV dương tính, viêm gan hoặc các bệnh viêm nhiễm vùng kín,…
- Tư thế của thai nhi là tư thế sinh ngược (chân ra trước) hoặc tư thế ngang và bị kẹt quá sâu vào vùng xương chậu nên không thể xoay được.
- Đối với thai ba hoặc nhiều hơn (và thường thì ngay cả với thai đôi).
- Người mẹ đã sinh mổ trước đây – sinh mổ lần 2 – hoặc đã từng phẫu thuật tử cung.
- Giảm sự đau đớn khi lên cơn đau đẻ.
- Chủ động được thời điểm cho con chào đời theo ý muốn.
- Giảm được nguy cơ tử vong cho cả mẹ và con trong các trường hợp bất khả kháng do thai nhi quá to, sức khỏe bà mẹ quá yếu không ổn định, bà mẹ bị huyết áp cao, bà mẹ bị yếu tim …
2. Tác hại của việc sinh mổ
2.1. Tác hại với mẹ
- Bà mẹ sinh mổ phải đợi từ 5-7 ngày mới được ra viện, đồng thời phải chi trả các khoản sinh hoạt chi phí trong viện cao gấp nhiều lần so với bà mẹ sinh thường.
- Thời gian để các bà mẹ sinh mổ phải có thể kéo dài từ 2 tuần tới 1 tháng , điều này ảnh hưởng lớn tới sức khỏe bà mẹ và việc chăm sóc cho bé khi vừa chào đời do các mẹ phải chăm sóc vết mổ sau sinh lâu hơn, phức tạp hơn, ngay cả việc vệ sinh cũng phải nhờ người giúp đỡ.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng ở vết thương mổ đẻ, trong tử cung hoặc trong cơ quan vùng chậu khác như bàng quang, ruột, điều này chính là nguyên nhân khiến thời gian các mẹ nằm viện lâu hơn, tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa khác và các nguy cơ xấu trong lần mang thai tiếp theo.
- Các mẹ sẽ bị mất một lượng máu khá lớn, điều này dễ gây ảnh hưởng tới quá trình phục hồi sức khỏe và thể trạng các bà mẹ sinh mổ sau này.
- Có những biến chứng như nhiễm trùng cổ tử cung, biến chứng sản khoa tại vết thương phẫu thuật , thuyên tắc huyết khối (cục máu đông), sỏi mật bà viêm ruột thừa đòi hỏi bạn phải nhập viện điều trị lại sau khi mổ.
- Nguy cơ vô sinh thứ phát, mang thai ngoài tử cung và sảy thai, thai chết lưu không rõ nguyên nhân trong những lần mang thai tiếp theo cũng tăng cao hơn, rất dễ gây nguy hiểm cho tính mạng bà mẹ và bé, đồng thời những lần mang thai thứ 2,thứ 3 tiếp theo sẽ vẫn phải sinh mổ.
2.2. Tác hại với con
- Bé sẽ dễ mắc các chứng bệnh như vàng da, mất nước, nhiễm trùng…hô hấp như viêm phổi, phế quản mãn tính, hen suyễn, hệ tiêu hóa yếu, tiểu đường tuýp 1, sâu răng do không được tiếp nhận một số loại hormone có lợi trong quá trình chuyển dạ .
- Trẻ sinh mổ thường có sức đề kháng, hệ miễn dịch kém hơn sinh thường do không được thừa hưởng các hormone có lợi trong ống dẫn sinh đồng thời sữa mẹ. Vì sau sinh khi tách rời khỏi cơ thể mẹ, sức khỏe bé đang yếu nhưng lại không được tiếp nhận nguồn dinh dưỡng quan trọng này, đây chính là sự cản trở rất lớn cho quá trình phát triển toàn diện của bé sau này đấy nhé. Đây còn là nguyên nhân khiến bé dễ mắc bệnh hơn, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm có tính lây lan.
- Mối quan hệ tình cảm giữa mẹ và con có phần hạn chế khi bé bú gặp bất lợi, vì bé sẽ khó bú mẹ hơn và thời gian phục hồi của mẹ lâu, nên con không được chăm sóc chu đáo từ mẹ trong những ngày đầu. Ngoài ra trẻ sinh mổ cũng sẽ chậm bắt nhịp với cuộc sống hơn trẻ sinh thường vì có thể bé cũng sẽ chịu ảnh hưởng của một số loại thuốc trong quá trình mổ đẻ.
- Khi sinh mổ có sử dụng thuốc mê, loại thuốc này có thể khiến trẻ ngủ luôn mất phản xạ khóc. Điều này dễ gây ra suy hô hấp, nhiễm trùng hô hấp mai sau. Nếu người mẹ thuộc dạng dị ứng với thuốc mê, nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng sau sinh.
3. Ca sinh mổ được thực hiện như thế nào?
- Bạn sẽ được làm sạch vùng bụng nơi bác sĩ sẽ thực hiện các vết mổ để phòng ngừa viêm nhiễm có thể gây ra bởi vô số vi khuẩn sống trên bề mặt da của bạn.
- Gây tê ngoài màng cứng hoặc gây mê toàn thân. Sau đó, bạn sẽ được gắn ống truyền nước biển (thường là trong khoảng 24 tiếng đồng hồ) để duy trì cho cơ thể không bị mất nước, và một ống thông vào niệu đạo để dẫn thoát nước tiểu. Bác sĩ sẽ thực hiện một đường cắt vào vùng bụng của mẹ (thường là ngang đường bikini, vào trong phần dưới của tử cung).
- Em bé được nâng đầu đưa ra qua vết rạch, thường là với sự hỗ trợ của kẹp, và nước ối từ mũi và miệng của bé sẽ thoát ra trước khi người bé được nâng lên hoàn toàn. Thực hiện trong khoảng 5 đến 10 phút. Sau đó, nhau thai được lấy ra và bạn sẽ được tiêm oxytocin để giúp tử cung co lại và hạn chế mất máu. Phần lớn thời gian của ca mổ là dành cho giai đoạn khâu vết mổ ở tử cung và các lớp khác nhau của mô bụng, cơ và da.
- Sau khi mổ xong bạn sẽ được gắn ống để dẫn các dịch thải từ vết thương ra bên ngoài. Bác sĩ khuyến khích bạn cố gắng ngồi dậy và đi bộ nhẹ nhàng trong vòng 8 đến 12 giờ đồng hồ để giúp cơ thể bạn phục hồi nhanh hơn đồng thời để ngăn chặn các hiện tượng máu đông. Do tử cung bắt đầu thải các tế bào máu đã được tích lũy để bảo vệ em bé trong suốt thai kỳ nên bạn sẽ bị ra máu âm đạo nhiều trong vài tuần sau khi mổ.
4. Những câu hỏi thường gặp
4.1. Sinh mổ có an toàn không?
Khi sinh con không có phương pháp nào là tuyệt đối an toàn dù là sinh tự nhiên hay sinh mổ. Nhưng với những tiến bộ của y học hiện đại, rủi ro ít hơn, khả năng xử lý nếu có vấn đề phát sinh nhanh và hiệu quả hơn.
Mẹ nên chọp ekip mổ,bệnh viện chăm sóc tốt để có phần an tâm hơn. Sinh mổ về cơ bản khi đã được bác sĩ chỉ định là cách tốt nhất để em bé chào đời, đó cũng là biện pháp an toàn nhất.
4.2. Nên mổ đẻ vào tuần bao nhiêu?
Mẹ nên quyết định sinh mổ khi thai nhi đã đủ tháng, tức là từ tuần thai 38-40. Nếu mổ lấy thai sớm hơn sẽ gặp các nguy cơ như: Thai dễ bị suy hô hấp, nhiễm trùng do sức đề kháng kém hơn những bé đủ tháng. Trẻ sinh non còn gặp nhiều biến chứng như bệnh võng mạc sơ sinh, xẹp phổi… Tuy nhiên, nếu mẹ bầu xuất hiện các dấu hiệu sinh non thì nên đi khám để được nằm viện theo dõi và cố gắng giữ con đến 38-40 tuần.
Khi nào cần mổ cấp cứu
- Em bé có dấu hiệu mệt mỏi trong quá trình mẹ chuyển dạ, và cần phải được nhanh chóng đưa ra ngoài.
- Tình trạng sức khỏe của mẹ suy giảm trong quá trình chuyển dạ (cụ thể như tăng vọt huyết áp, kiệt sức, tiền sản giật , sản giật hoặc những lý do khác).
- Các vấn đề hiếm gặp nhưng vô cùng nghiêm trọng như sa dây rốn (dây rốn bị chèn ép và nguồn cung cấp oxy cho bé bị ngắt), hoặc vỡ tử cung.
- Trong quá trình chuyển dạ, em bé di chuyển vào một vị trí mà nếu sinh qua ngã âm đạo sẽ gây khó khăn và nguy hiểm cho mẹ và bé.
- Thời gian chuyển dạ kéo dài mà không có dấu hiệu tiến triển tốt.
- Khi biện pháp giục sinh không có kết quả.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu uống nước dừa và những vấn đề liên quan bầu nào cũng nên biết
4.3. Sinh mổ bao lâu hết đau?
Sau khoảng 7 ngày vết thương mổ đẻ khô dần. Sau 2 đến 3 tuần, vết mổ tạo thành sẹo, khi chạm vào hoặc xoay người sẽ vẫn còn đau. Khoảng 3 tháng vết mổ đẻ mới được coi là lành hẳn, lúc này sẽ không còn đau và ngứa ở vết thương. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp vết mổ đau kéo dài tới 6 tháng hoặc thậm chí 1,5 năm. Tuy nhiên, nếu mẹ có cơ địa tốt hay chăm sóc vết mổ cẩn thận sẽ giảm thời gian hồi phục, vết thương nhanh lành hơn.
Cần làm gì để giảm đau?
- Mặc quần áo rộng để tránh sự cọ xát lên vết thương.
- Sử dụng nước ấm để vệ sinh, sau đó dùng khăn bông mềm chậm nhẹ lại cho khô vết thương.
- Ăn nhiều rau xanh để giúp tránh táo bón. Khi mẹ bị táo bón rất dễ làm rách vết khâu khi chưa lành.
- Thay băng vệ sinh từ 3-4 giờ/ lần khi còn sản dịch và trong những ngày có kinh nguyệt để đảm bảo sạch sẽ vùng kín.
- Đi lại nhẹ nhàng từng bước để giúp đẩy máu tụ trong tử cung ra ngoài, đồng thời giúp giảm sưng và mau lành vết khâu.
4.4. Sinh mổ được mấy lần?
Theo bộ y tế tì nên sinh mổ tối đa 3 lần . Sau 3 lần rồi thì bạn nên thắt lại vòi tử cung để tránh thai. Bởi vết sẹo trên thành tử cung ở những lần sinh mổ trước sẽ khiến thành tử cung bị tổn thương, nếu mổ nhiều lần sẽ bị đau co thắt và có nguy cơ xảy ra nhiều tình trạng xấu như đau cài răng lược, vỡ tử cung, có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của các mẹ bầu. Những nguy cơ đó có thể là:
- Băng huyết, tổn thương bàng quang, thậm chí cắt bỏ tử cung tại thời điểm sinh con.
- Mẹ cũng cần nhớ rằng, để vết sẹo trên thành tử cung hoàn toàn hồi phục, hai lần sinh mổ cần cách ít nhất là 2 năm. Tỷ lệ của tất cả những rủi ro đều tăng hơn 1% sau lần sinh mổ thứ ba. Trên thực tế, khả năng phải cắt bỏ tử cung tăng lên tới gần 9% sau lần sinh mổ thứ sáu.
- Ở những lần mỗ tiếp theo thì sẽ tiềm ẩn những rủi ro như: nhau cài răng lược , tổn thương ruột hoặc bàng quang, rách tại vị trí vết mổ cũ. Ngoài ra, phẫu thuật bụng còn có thể dẫn đến sự kết dính phát triển với độ dày tăng lên, mỗi khi thủ thuật mổ lấy thai mới được thực hiện trên cùng một phụ nữ, và khiến việc sinh nở trở nên khó khăn hơn.
4.5. Những câu hỏi khác
Thai nhi nặng bao nhiêu thì nên sinh mổ?
Thai nhi nặng từ 3,8kg trở lên thì nên chọn phương án sinh mổ để bảo vệ mẹ và bé. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng để bác sĩ tư vấn cho mẹ bầu nên sinh con mổ hay sinh con tự nhiên. Những yếu tố đó là:
- Sức khỏe mẹ bầu.
- Khung xương chậu của mẹ bầu.
- Cân nặng thai nhi.
- Ngôi thai…
Sinh mổ 1 năm có bầu lại có được không?
Những rủi ro có thể xảy ra:
- Nứt vỡ tử cung : Vết mổ của mẹ cần 2 năm mới hoàn toàn hồi phục, nên nếu mang thai sau 1 năm sinh mổ dễ khiến vết mổ bị nứt gây ra tình trạng vỡ tử cung, ảnh hưởng tới tính mạng mẹ bầu và thai nhi.
- Nhau cài răng lược : Nhau thai sẽ bám chặt vào thành tử cung, không bong tróc tự nhiên sau khi sinh khiến bác sĩ phải tìm cách bóc nhau thai. Quá trình có thể làm cho mẹ bị mất máu nhiều. Nếu nhau thai ăn quá sâu, mẹ có thể phải cắt bỏ tử cung để bảo toàn mạng sống.
- Nguy cơ xuất huyết từ vết mổ : Khi mang thai lần 2 quá sớm thì sự lớn lên của tử cung có thể khiến chỗ khâu bị rách, gây xuất huyết. Tình trạng này thường xảy ra trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối.
- Nguy cơ thai bám vào vết sẹo : Khi tìm nơi làm tổ trong tử cung, phôi thai có khả năng chọn vết sẹo làm nơi “trú ngụ”. Trường hợp này cũng nguy hiểm y như mang thai ngoài tử cung do các gai nhau ăn sâu qua thành tử cung rồi xuyên sang bàng quang.
- Nhau bong non, nhau tiền đạo : Rất dễ xảy ra vì mẹ đã từng bị tổn thương tử cung mà chưa hồi phục lại hoàn toàn.
- Những nguy hiểm cho thai nhi : Khi mang thai sau sinh mổ trước 18 tháng, trẻ có nguy cơ cao sinh non. Sau khi sinh ra, tỷ lệ nhẹ cân, vàng da, kém phát triển, thính giác kém ở những trẻ này đều lớn hơn trẻ bình thường khác.
Thụ tinh ống nghiệm sinh thường hay mổ?
Thụ tinh trong ống nghiệm nên sinh mổ vì:
- Sinh mổ có thể chủ động về ngày giờ.
- Ít gặp nguy cơ suy thai.
- Mẹ trên 40 tuổi mới có con đầu lòng nên được chỉ định mổ chủ động.
Sinh mổ có nên đặt vòng tránh thai hay không?
Ít nhất là nên đặt vòng tránh thai sau 6 tháng sinh mổ để tử cung có thời gian hồi phục lại kích thước như ban đầu, sau đó mới quyết định có nên áp dụng phương pháp đặt vòng tránh thai hay không. Bởi vì, nếu đặt vòng quá sớm, khi cổ tử cung còn mở hoặc giãn rộng thì vòng tránh thai có khả năng sẽ bị rơi tuột ra ngoài, mức độ an toàn cũng sẽ bị hạn chế.
Trường hợp phụ nữ tuyệt đối không được đặt vòng tránh thai:
- Phụ nữ đã từng bị nhiễm trùng sau khi phá thai.
- Phụ nữ đang bị viêm vùng chậu, hoặc mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Phụ nữ bị viêm cổ tử cung.
- Phụ nữ đang có dấu hiệu mang thai.
- Phụ nữ bị dị tật bẩm sinh ở tử cung, hay có u xơ làm biếng dạng lòng tử cung.
- Phụ nữ mắc phải những bệnh lý ác tính ở đường sinh dục
- Phụ nữ bị xuất huyết đường sinh dục bất thường mà chưa được chẩn đoán hay điều trị.
- Phụ nữ bị ung thư vú.
- Phụ nữ chưa có con.
5. Những lưu ý khi sinh mổ mà mẹ cần nhớ
5.1. Chế độ ăn uống
- Không nên ăn gì sau 6 giờ phẫu thuật vì sau khi phẫu thuật mà ăn nhiều sẽ tiêu hóa khó khăn, tích tụ lâu dễ dẫn tới táo bón và tăng thêm khí trong ruột khiến bụng bị đầy hơi, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe. Nếu quá đói thì chỉ nên ăn nhẹ bằng các thức ăn dễ tiêu như súp, cháo trắng để tăng dần nhu động ruột, thúc đẩy “xì hơi” cũng như bài tiết dễ dàng.
- Sau sinh 3 – 4 ngày không nên ăn một lượng quá nhiều các món ăn. Sau một tuần thì các mẹ có thể ăn bình thường, do khả năng tiêu hóa của mẹ còn yếu.
- Hãy lựa chọn các rau xanh có tính mát như bí đao, rau ngót, mướp, rau mồng tơi… bổ sung thường xuyên vào bữa ăn của mẹ sau sinh mổ để chống táo bón.
- Bạn nên ăn những thức ăn tươi, nấu chín kỹ, cân đối các nhóm thực phẩm, càng đa dạng càng tốt, trái cây bóc vỏ hoặc gọt vỏ. Chỉ cần mỗi bữa ăn khoảng một chén cơm với lượng thức ăn tương ứng hoặc một ly sữa là đủ cung cấp nguyên liệu tạo sữa nuôi em bé.
- Các mẹ cần ăn uống đa dạng các loại thực phẩm như: thịt heo, thịt bò, thịt gà, cá… đây là những thực phẩm giàu đạm và sắt, giúp mau lành vết mổ và phòng chống thiếu máu, thiếu sắt.
- Uống nhiều nước, nên uống nước đun sôi,nước canh, nước ép trái cây… Uống sữa và các sản phẩm của sữa như: sữa chua, phômai… giúp răng, xương của hai mẹ con chắc khỏe hơn.
- Ăn nhiều món ăn đầy đủ dưỡng chất có tác dụng co hồi tử cung để đẩy nhanh chất dịch ứ đọng trong buồng tử cung. Các loại tôm là một sự lựa chọn lý tưởng. Bạn cũng nên ăn tăng cường các món ăn lợi sữa như cháo móng giò, móng giò hầm…
Những món ăn cần tránh
- Bạn nên tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay, đồng thời cũng không nên ăn quá sớm những thức ăn tanh như cá, ốc bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi mổ, khiến vết thương lâu lành.
- Mẹ bầu sau khi sinh mổ cần có thời gian để phục hồi. Ăn uống sau khi sinh mổ nên tránh các loại thực phẩm dễ dàng lên men khí như đường, sữa đậu nành, tinh bột… để ngăn ngừa đầy hơi.
- Hạn chế những thức ăn không tốt chi quá trình lành sẹo như: Đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng gà… vì chúng là những thức ăn làm tăng quá trình tạo mủ viêm, hay gây ra sẹo lồi…
- Tránh những thức ăn nhiều dầu mỡ hay những thực phẩm có tính kích thích như cà phê, chè, hạt tiêu hay rượu vang… Thực phẩm lạnh như bắp cải, củ cải trắng, dưa hấu, lê… nên nhịn ăn sau 40 ngày để ngăn chặn thiệt hại cho đường tiêu hóa và răng.
Dinh dưỡng sau sinh cho mẹ sau mổ là điều quan trọng để giúp mẹ hồi phục sức khỏe. Ảnh Internet
5.2. Những lưu ý khác
- Mẹ sau sinh mổ cần nghỉ ngơi nhưng không nên ngủ nhiều, vì sẽ làm nước ối bị tích tụ ở tử cung, sản phụ bị dính ruột và tắc các mạch máu. Đây là điều cần tránh sau sinh mổ mà mẹ cần nhớ.
- Nên vận động nhẹ nhàng, tránh các hoạt động mạnh, không nên dọn dẹp nhà của vì lúc này sức khỏe chưa tốt. Bạn có thể bắt đầu đi bộ ngắn khoảng 30 phút mỗi ngày. Đi bộ có thể giải phóng khí ứ đọng trong ruột, tăng cường hệ tuần hoàn, giảm nguy cơ đông máu, lưu thông đường tiểu và giúp cơ thể hồi phục tốt hơn.
- Mặc quần áo đủ ấm và tuyệt đối không được tiếp xúc tới nước lạnh như: không tắm nước lạnh, giặt bằng nước lạnh, không uống đá lạnh. Khi tắm hoặc vệ sinh, sản phụ nên dùng nước ấm.
- Kiêng quan hệ tình dục trong 6 tuần để tử cung hồi phục. Tránh những xúc động mạnh có thể làm tinh thần bị stress dẫn đến thiếu sữa sau sinh.
- Nên vệ sinh vùng kín 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối, pha nước ấm với thuốc rửa âm hộ để vệ sinh hằng ngày, vừa chống nhiễm trùng vừa khử mùi hôi. Tránh dùng các loại thụt rửa hoặc nhét vào âm đạo để vệ sinh vì có thể gây nhiễm trùng trừ khi được bác sĩ hướng dẫn và yêu cầu.
- Có thể dùng túi chườm để chườm vào lưng, bụng để chống đau lưng, mỏi gối hoặc nhờ người giúp đỡ để bạn có thời gian nghỉ ngơi.
- Các mẹ mới sinh nên đo nhiệt độ cơ thể mỗi ngày và để ý các dấu hiệu như sưng phù, đau, vết tấy đỏ hay ớn lạnh. Nếu các triệu chứng này xuất hiện, mẹ nên liên lạc với bác sĩ hoặc phòng cấp cứu.
>>>>>Xem thêm: Sáu điều mẹ bầu cần lưu ý khi chăm sóc sắc đẹp
Trên đây là những thông tin tổng hợp về sinh mổ cho mẹ bầu. Tùy vào từng trường hợp mà việc áp dụng sinh mổ hay sinh thường sẽ là sự lựa chọn tốt hơn. Mẹ hãy thực hiện thăm khám thai thường xuyên, đúng kỳ và trao đổi tìm hiểu kỹ với bác sĩ sản khoa theo dõi sức khỏe cho mình, về phương pháp sinh phù hợp cho quá trình vượt cạn sắp tới. Chúc bạn mẹ tròn con vuông nhé.
Chi Lê tổng hợp