Bà bầu bị ho và những điều bạn cần biết để đảm bảo sức khỏe thai kỳ

Rate this post

Bà bầu bị ho là một trong những vấn đề sức khỏe thường xảy ra trong giai đoạn thai kỳ, do đề kháng của mẹ bầu bị giảm đi. Triệu chứng này nếu kéo dài và không chữa trị rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và một số bệnh nguy hiểm khác, ảnh hưởng đến bản thân cũng như sức khỏe của thai nhi. Nhằm giúp chị em nắm tổng quan về hiện tượng bị ho trong thai kỳ, Blogtretho.edu.vn đã tổng hợp những thông tin cơ bản rất hữu ích sau đây.

Bạn đang đọc: Bà bầu bị ho và những điều bạn cần biết để đảm bảo sức khỏe thai kỳ

Bà bầu bị ho và những điều bạn cần biết để đảm bảo sức khỏe thai kỳ

1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị ho

Thay đổi thời tiết đột ngột

Chuyển giao mùa hoặc thay đổi thời tiết đột ngột từ nóng sang lạnh, từ lạnh sang nóng có thể làm cho bà bầu bị ho.

Thay đổi nội tiết cơ thể khi mang thai

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu bị suy giảm hệ miễn dịch tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus từ môi trường ngoài xâm nhập vào cơ thể

Do dị ứng

Thời kì này bà bầu rất nhạy cảm và dễ bị dị ứng. Khi có một chất gây dị ứng xâm nhập vào đường hô hấp sẽ làm khó khăn cho việc thở, khiến cho bà bầu bị ho khó thở.

Bị bệnh hen suyễn

Trước khi mang thai, phụ nữ có tiền sử mắc bệnh hen suyễn thì khi mang thai sẽ gặp phải nhiều triệu chứng ho khan hoặc ho khó thở

Co thắt phế quản

Co thắt phế quản có thể do nhiều nguyên nhân, như cơ thể phản ứng với một số loại thực phẩm không phù hợp hoặc phản ứng với vết cắn của côn trùng…

Bị viêm mũi khi mang bầu

Khi mang bầu thì hàm lượng estrogen trong cơ thể mẹ bầu tăng lên làm cho màng nhầy trong mũi bị sưng tấy lên, gây tắc nghẽn mũi dẫn đến bà bầu bị ho.

Tử cung đã phát triển lớn dần

Điều này gây áp lực lên ổ bụng và khiến cho dịch dạ dày trào ngược lên đường hô hấp cũng là nguyên nhân gây viêm họng dẫn đến ho.

Cảm lạnh hoặc cúm

Dịch nhầy ở mũi, họng được sản xuất rất nhiều trong thời gian bà bầu bị cảm lạnh hay cúm. Một khi hệ miễn dịch bắt đầu tấn công các vi khuẩn, vi-rút xâm nhập thì dịch nhầy trong suốt ban đầu trở nên đặc quánh và chuyển thành màu vàng, xanh.

Bà bầu bị ho và những điều bạn cần biết để đảm bảo sức khỏe thai kỳ

2. Bà bầu bị ho và những triệu chứng đi kèm

2.1. Bà bầu bị ho và khó thở

Khi mang thai mẹ bầu có sự thay đổi so với lúc bình thường. Xuất hiện những dấu hiệu ốm nghén như buồn nôn, tức ngực, hay khó thở… Nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu khó thở khi mang thai là do lúc này người mẹ cần nhiều oxy hơn và việc thở nhanh là cách để lấy oxy vào cơ thể gây áp lực lên cơ hoành làm cho mẹ bầu cảm thấy nhịp thở khó khăn.

2.2. Bà bầu bị ho mọc tóc

Đây là triệu chứng khá phổ biến, khiến bà bầu bị ngứa và đau rát cổ họng. Nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng này là do hormone thay đổi, cơ thể tăng cường tiết màng nhầy hoặc sự tác động của thai nhi lên tử cung của người mẹ.

2.3. Bà bầu bị ho són tiểu

Tình trạng này có thể xuất hiện ở suốt thai kỳ nhưng tập trung nhiều nhất vào những tháng cuối. Nguyên nhân là do vùng cơ đáy của xương chậu bị căng ra trong quá trình mang bầu. Khi thai nhi mỗi ngày một phát triển thì xương chậu phải nâng đỡ bụng bầu với trọng lượng khá lớn. Mỗi khi bà bầu ho hoặc cúi xuống sẽ làm thay đổi hoạt động của đường dẫn nước tiểu, dẫn đến việc nước tiểu bị thoát ra ngoài mà bà bầu không thể kiểm soát được.

2.4. Bà bầu bị ho nghẹt mũi

Khi mang thai, hàm lượng estrogen ở bà bầu cao khiến cho các màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy dẫn đến nghẹt mũi. Tình trạng này khiến cho bà bầu khó thở và mất ngủ.

2.5. Bà bầu bị ho có đờm

Cơ thể mẹ bầu trong thời điểm này bị giảm sút dễ gặp phải các bệnh vặt như cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang…là nguyên nhân khiến ho có đờm. Bên cạnh đó, việc thay đổi hormone cũng là một trong những nguyên nhân, bởi giai đoạn mang bầu thì lượng estrogen trong cơ thể sẽ kích thích chất nhầy nhiều hơn làm cho chất này đặc hoặc loãng gây ra tình trạng đờm nhiều khi ho.

Bà bầu bị ho và những điều bạn cần biết để đảm bảo sức khỏe thai kỳ

3. Chăm sóc cho bà bầu bị ho đúng cách

  • Dù bị ho, nhưng bà bầu không được tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào kể cả thuốc nam hay thuốc tây khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ.
  • Bà bầu cần đi đến bệnh viện để khám và kê đơn. Bà bầu cần tuân thủ theo đơn của bác sĩ về đúng thời gian, đủ liều lượng và đúng đường dùng. Cần theo dõi các dấu hiệu bất thường của cơ thể và đi khám định kỳ theo lời dặn của bác sĩ để việc điều trị đạt kết quả an toàn và tốt nhất.
  • Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi nhiều và ngủ đủ giấc, vì giấc ngủ thực sự rất quan trọng với mẹ .
  • Tránh tiếp xúc hoặc đến nơi đông người và nhớ sử dụng khẩu trang y tế mỗi khi ra ngoài.
  • Súc miệng nước muối sinh lý hàng ngày, kết hợp vệ sinh tai, mũi để tránh biến chứng chéo.
  • Bổ sung các loại thực phẩm bổ dưỡng, giàu vitamin C để tăng đề kháng cho cơ thể. Chị em có thể chuyển sang ăn các món ăn dạng nước như cháo, súp, hầm… vừa dễ nuốt lại tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Nên tắm bằng nước ấm, tắm nhanh, lau khô nhanh tránh cơ thể bị nhiễm lạnh. Giữ ấm cơ thể bằng tất chân, khăn quàng cổ.
  • Nếu bị ho trên 3 tuần không khỏi, có dấu hiệu sốt, có đờm đặc xanh vàng, ho ra máu cần đi khám ngay vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi, viêm phế quản, lao…
  • Uống nhiều nước có tác dụng làm loãng đờm, giúp mẹ đỡ khó chịu. Mẹ có thể sử dụng nước trái cây, nước hầm canh,…
  • Bà bầu bị ho có đờm có thể sử dụng nước chanh pha mật ong hoặc nước mật ong ấm để ngậm. Uống nhiều lần trong ngày sẽ giúp cải thiện tình hình nhanh chóng.
  • Ngâm mình trong nước ấm có pha dầu khuynh diệp và hít thở sâu, mẹ sẽ thấy dễ chịu hơn. Buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ cũng có thể dùng dầu khuynh diệp thoa vào lòng bàn chân và đeo vớ để kích thích các huyệt đạo dưới lòng bàn chân. Đây là một mẹo hiệu quả để giảm tình trạng ho có đờm.

Bà bầu bị ho và những điều bạn cần biết để đảm bảo sức khỏe thai kỳ

4. Những câu hỏi thường gặp khi bà bầu bị ho

4.1. Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Đây là một trong những nỗi ám ảnh lo sợ của các bà bầu trong giai đoạn thai kỳ bởi nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng cả mẹ và con. Có không ít trường hợp người mẹ phải bỏ đi cái thai khi chưa rõ hình hài vì nhiễm cúm hoặc có thể dẫn tới dị tật bẩm sinh cho con.

Ho dẫn đến co thắt ở vùng ngực gây cảm giác mệt và đau cho bà bầu có thể dẫn đến chán ăn, ngủ không được, suy nhược dẫn đến thai chậm phát triển. Ho cũng là một dấu hiệu báo hiệu tình trạng nhiễm trùng của cơ thể mẹ, nếu không phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đôi khi gây mất tim thai đột ngột. Tuy nhiên tùy từng giai đoạn mà triệu chứng ho sẽ ảnh hưởng cho mẹ và thai nhi cũng khác nhau:

  • Bà bầu bị ho 2 – 3 tháng đầu của thai kỳ rất nguy hiểm. Bởi trong giai đoạn này hệ miễn dịch của mẹ bầu suy giảm, nhất là khi thời tiết thay đổi và giao mùa. Virus cúm không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn gây dị tật cho thai nhi như đục thủy tinh thể mắt, sứt môi, hở hàm ếch hay hội chứng down…
  • Bà bầu 2 tháng bị ho nhiều sẽ làm tác động đến tử cung, gây nên các cơn co thắt dẫn đến khả năng bị sinh non, hoặc sảy thai…
  • Bà bầu bị ho dai dẳng, có đờm, đồng thời kèm theo sốt, đau đầu, ù tai… thì đó có thể là triệu chứng của bệnh viêm họng, để kéo dài có thể dẫn đến viêm phế quản hay viêm phổi, ảnh hưởng đến thai nhi. Khi bị ho liên tục sẽ kích thích dẫn đến có cơn go tử cung, gây động thai sớm hoặc dọa sinh non với thai gần đủ tháng.
  • Bà bầu 9 tháng bị ho cũng rất nguy hiểm, vì thế mẹ bầu cần hết sức cẩn thận.

Bà bầu bị ho và những điều bạn cần biết để đảm bảo sức khỏe thai kỳ

4.2 Bà bầu bị ho nên ăn gì và kiêng ăn gì ?

4.2.1. Bà bầu bị ho nên ăn
  • Các mẹ cần chú ý ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi đầy đủ và hạn chế stress để giúp thai nhi được phát triển tốt, và sức khỏe của bạn nhanh hồi phục. Mẹ có thể sử dụng các loại trái cây sau để trị ho cho bà bầu :
  • Cam rửa sạch, khoét một lỗ nhỏ chính giữa, bỏ vào một chút muối, cho vào lò nướng rồi mang ra ăn nóng. Cách khác là mẹ có thể dùng vỏ quả cam pha trà uốn giúp các mẹ trị được cơn ho nhẹ hiệu quả.
  • Thái lát mỏng từ 3 – 4 quả, bỏ hạt, cho vào bát, đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều và đem hấp hoặc chưng cách thủy từ 10 – 15 phút. Sau đó để nguội và dùng dần, mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần với 1- 2 thìa cà phê. Lưu ý là chanh và quýt chỉ nên dùng vỏ.
  • Hòa một thìa canh mật ong vào một ly nước ép nho, uống 3 – 4 lần mỗi ngày sẽ giúp các mẹ làm nhẹ bớt những cơn ho khan.
  • Lấy 1 quả ổi đem nướng và ăn ngay. Các mẹ có thể ăn 1 quả mỗi ngày, ăn liền trong 3- 4 ngày sẽ rất công hiệu với những mẹ bầu hay bị ho do viêm họng dị ứng.
  • Các mẹ có thể cắt lát khế vừa ăn kèm với ít muối sẽ giúp cơn ho dịu lại.
  • Pha trà kết hợp với quả mâm xôi hoặc mứt từ quả mâm xôi là loại thức uống hoàn hảo cho mẹ bầu chống viêm họng gây ho và giúp toát mồ hôi.
  • Lê gọt vỏ cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn trộn với đường phèn và bỏ vào đun cách thủy.

Tìm hiểu thêm: Hạ kali máu ở bà bầu: Dễ gây biến chứng nhưng cũng dễ đề phòng

Bà bầu bị ho và những điều bạn cần biết để đảm bảo sức khỏe thai kỳ

4.2.2. Bà bầu bị ho không nên ăn
  • Nếu bà bầu bị ho vì cơ thể bị nhiễm lạnh thì bạn nên tránh ăn đồ lạnh vì nó sẽ gây tổn thương cho phổi, khiến cho bệnh tình thêm nghiêm trọng hơn. Tránh những thực phẩm sau:
  • Những thực phẩm đông lạnh dễ gây tắc khí ở phổi khiến bà bầu bị ho nặng hơn, sức khỏe rất dễ bị tổn thương. Và việc ăn quá nhiều thực phẩm lạnh ảnh hưởng lớn đến tì vị, khiến chức năng tì bị suy giảm.
  • Không nên ăn đồ bảo quản trong tủ lạnh hoặc đồ đông lạnh mà chưa qua giã đông hoặc làm nóng. Vì phổi bị tổn thương khi cơ thể nhiễm lạnh, nếu ăn nhiều các thực phẩm lạnh dễ khiến các triệu chứng ho nặng thêm đối với bà bầu.
  • Không nên ăn quýt vì nó chứa cellulite làm cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn, làm cơn ho kéo dài dai dẳng.
  • Những thực phẩm này chứa dầu, và một số chất đốc hại trong quá trình xử lý như đậu phộng, hạt dưa, sô cô la,… có thể làm tăng lượng đờm khi đối với bà bầu bị ho, làm lượng ho nhiều hơn khi đang mang bầu.
  • Dừa, các sản phẩm từ dừa và nước dừa rất mát cho cơ thể nhưng nếu bạn bị ho, suyễn thì không nên ăn tất cả những gì liên quan đến dừa. Các loại quả này vừa có tính mát vừa gây nhứ cổ họng không làm giảm cơm ho được.
  • Hạn chế ăn cá, tôm, cua khi đang bị ho thì sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Vì vị tanh của các loại hải sản trên càng gây kích thích cơn ho.
  • Ăn các loại thức ăn chiên rán không tốt cho hệ tiêu hóa và không làm giảm cơn ho mà càng gây ảnh hưởng đến các mẹ bầu.
  • Hạn chế các thực phẩm béo, ngọt, vị đậm sẽ khiến cơ thể bị bốc hoả và nóng trong người. Tình trạng này khiến nổi mụn cũng như khiến cơn ho càng nặng thêm.

Bà bầu bị ho và những điều bạn cần biết để đảm bảo sức khỏe thai kỳ

4.3. Những câu hỏi phổ biến khác

4.3.1. Làm thế nào để ngăn ngừa ho cho bà bầu?
  • Mẹ bầu cần duy trì lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống bổ dưỡng, ngủ đầy đủ và tập thể dục một cách thường xuyên. Ngoài ra, điều quan trọng là nên uống vitamin trước khi sinh, cũng như men vi sinh (probiotic).
  • Nếu xung quanh mình có ai đó đang bị cảm lạnh hoặc ho, tránh chạm tay vào các vật dụng người bệnh có sử dụng hoặc cố gắng rửa tay sau khí tiếp xúc vật đó liền.
  • Bà bầu nên sử dụng khẩu trang y tế ở nơi công cộng tập trung đông người.
  • Bạn nên ăn tối sớm và cố gắng duy trì khoảng thời gian từ bữa tối đến giờ đi ngủ tối thiểu là 2h.
  • Hạn chế tiếp xúc các môi trường không sạch, có nhiều khói, bụi, lông vật nuôi, cũng như, tránh thay đổi môi trường có nhiệt độ chênh lệch cao một cách đột ngột.
  • Không nên tắm nước lạnh hoặc tắm quá lâu để cơ thể nhiễm lạnh.
4.3.2. Khi nào bà bầu cần phải đi khám?
  • Ho dai dẳng hoặc ho ra máu.
  • Ho khiến cơ thể mệt mỏi kiệt sức.
  • Các cơn ho kéo dài không thuyên giảm.
  • Ho ra đàm bị đổi màu (đàm vàng hoặc xanh) hoặc nếu ho của mẹ đi kèm với đau ngực và / hoặc thở khò khè.
4.3.3. Bà bầu bị ho, đau họng về đêm có sao không?

Khi mẹ bầu bị ho, đau họng về đêm thì có thể mẹ đang bị các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản viêm phổi do sự xâm nhập của vi khuẩn. Vì vậy, để biết mình đang mắc phải bệnh gì mẹ nên đến cơ sở y tế để khám, xác định chính xác nguyên nhân và điều trị theo đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định bởi có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Bà bầu bị ho và những điều bạn cần biết để đảm bảo sức khỏe thai kỳ

5. Những cách giảm ho cho mẹ bầu không cần dùng thuốc

Có nhiều cách chữa ho hiệu quả cho mẹ bầu mà không cần dùng thuốc như sau:

Tỏi chưng mật ong/ tỏi ngâm mật ong

Cả tỏi và mật ong đều sát trùng tốt và sự kết hợp này mang đến một phương thuốc an toàn, hiệu quả cho các bà bầu bị ho có đờm. Mẹ có thể hòa nước tỏi mật ong trong nước ấm để uống thay vì dùng dạng đặc.

Tắc chưng đường phèn

Mẹ dùng khoảng 4-5 quả tắc cho vào chén sạch, thêm khoảng 2 muỗng cà phê đường phèn và chưng cách thủy. Dùng nước tắc chưng khoảng 3 lần mỗi ngày sẽ giúp giảm tình trạng ho có đờm.

Sử dụng đường và hành

1 củ hành tây cỡ vừa băm nhuyễn trộn với khoảng 50g đường và để qua đêm. Đường sẽ biến phần hành đã chuẩn bị thành một hỗn hợp sền sệt như mứt. Mỗi 2 giờ 1 lần, mẹ dùng 1 thìa cà phê “mứt” này. Lưu ý, cách sử dụng này không thích hợp cho các mẹ bầu bị nôn nghén nhiều và tiểu đường nhé.

Vỏ quýt, cam thảo và rễ cỏ tranh

Cho vỏ quýt vào một chén nhỏ cùng với cam thảo, rễ cỏ tranh, mỗi thứ lượng bằng nhau và vừa đủ để dùng trong ngày. Sau đó rưới thêm khoảng 3 thìa mật ong lên trên. Đem hấp cách thủy và uống trong ngày, khi uống có thể pha loãng với nước đun sôi để ấm cho dễ nuốt.

Tắc và mật ong

Tắc (quất) chưng mật ong (hấp cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm điện). Khi ăn, mẹ không nên ăn quá nhanh mà cần ngậm để nước tắc ngấm vào cổ họng.

Bà bầu bị ho và những điều bạn cần biết để đảm bảo sức khỏe thai kỳ

Tắc và đường phèn

Các mẹ bầu chỉ cần cắt lát tắc ra, thêm đường phèn và chút xíu muối, hấp nồi cơm hoặc hấp cách thủy cho đến khi đường tan hết là có thể lấy ra dùng. Dùng kiên nhẫn trong một khoảng thời gian sẽ thấy thuyên giảm.

Đường Nâu Với Gừng Và Tỏi

Bà bầu bị cảm lạnh, uống nước gừng nấu đường nâu ấm có tác dụng điều trị rất hiệu quả. Gừng vừa có chức năng trị cảm lạnh vừa có công dụng trị ho hiệu quả.

Nghệ

Lấy một nửa cốc nước nóng cho một ít muối vào sau đó cho nửa thìa bột nghệ. Uống bột nghệ có công dụng chống viêm vòm họng, cổ sẽ đỡ đau rát và giảm cơn ho. Nếu bị đau họng do ho thì bạn có thể pha 1 thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp ít một sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và đau họng.

Mật Ong Hấp Lá Hẹ

Lấy 3 – 5 nhánh lá hẹ, rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, cho vào bát. Đổ mật ong ngập lá, trộn đều, đem hấp hoặc đun cách thủy cho tới nhuyễn.

Củ Cải Luộc

Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, cho 1 bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau hong, ho khan, có đờm.

Chanh, đào và gừng

Chanh đào rửa sạch để ráo nước, sau đó cắt lát mỏng xếp vào hũ thủy tinh, cứ một lớp đường một lớp chanh đào. Đập dập củ gừng thả vào, thêm 2 muỗng muối và sau cùng là đổ mật ong ngập đậy kín nắp bình. Chanh đào ngâm khoảng 6 tháng trở ra dùng rất tốt cho các cơn ho, ngứa cổ họng.

Lá tía tô

Mẹ bầu nên nghiền nhuyễn lá tía tô, sau đó vắt lấy nước để uống khoảng 4-5 lần trong một ngày. Ngoài ra các mẹ còn có thể nấu cháo với gạo nếp rang, kết hợp với lá tía tô, rễ lá tía tô và vỏ quýt để điều trị ho nhanh chóng.

Bà bầu bị ho và những điều bạn cần biết để đảm bảo sức khỏe thai kỳ

6. Những lưu ý cho bà bầu bị ho

  • Tránh lạm dụng thuốc xịt mũi, vì nó có thể làm tăng tình trạng viêm mũi và triệu chứng ngạt mũi khó chịu.
  • Có thể sử dụng thuốc dạng xịt chứa corticoid, chất khi nạp vào cơ thể có thể gây hại cho thai nhi, nhưng chỉ có hại khi bà bầu sử dụng dưới dạng uống.
  • Có thể dùng Paracetamol, nhưng không được dùng thuốc có thành phần: Ibuprofen hoặc aspirin, trừ trường hợp bác sỹ chuyên khoa kê toa.
  • Tắm nước ấm bằng vòi hoa sen, hít hơi nước trong phòng tắm giúp mẹ bầu thông mũi khá hiệu quả. Cũng có thể sử dụng cách nhúng khăn mặt vào nước nóng rồi đặt trước mặt và hít thở hơi nóng từ khăn.
  • Dùng nước nhỏ mũi dạng giọt hoặc phun sương, lưu ý theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ bầu xịt vào mỗi bên mũi khoảng 5 – 10 phút sau sẽ cảm thấy dễ thở hơn. Hoặc có thể sử dụng rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ngày để giảm bớt dịch nhầy trong mũi.
  • Súc miệng bằng nước muối để giúp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi từ viêm mũi tấn công sang họng.
  • Kê gối cao khi ngủ khiến bà bầu cảm thấy dễ thở hơn.
  • Dùng máy tạo độ ẩm trong phòng nhất là ban đêm khi ngủ. Cần Lưu ý vệ sinh máy tạo độ ẩm đúng cách, thay nước cho máy hàng ngày để tránh sinh sôi vi trùng…
  • Tránh ở nơi có không khí ô nhiễm vì nó kích thích đường hô hấp và khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên nặng thêm.
  • Tránh những chất kích thích như khói thuốc, mùi sơn, mùi nước hoa, rượu… vì chúng làm bạn cảm thấy khó chịu hơn.
  • Đối với trường hợp ho do dị ứng, cần tránh các đồ uống có ga, vì chúng có thể gây ra những cơn ho kéo dài.
  • Không nên ăn nhiều vào ban đêm vì việc tiêu thụ quá nhiều vào ban đêm cũng gây ra những cơn ho do lượng dịch vị trong dạ dày sẽ chảy ngược về ống thực quản, gây ra cảm giác kích ứng cho lớp thành bên trong của ống thực quản, khiến người bệnh bị ho.

Bà bầu bị ho và những điều bạn cần biết để đảm bảo sức khỏe thai kỳ

>>>>>Xem thêm: Chân dung 7 “bà mẹ” có nguy cơ sinh con dị tật

Bà bầu bị ho là hiện tượng khiến nhiều chị em lo lắng vì nó thường xuyên xảy ra và dễ gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, việc mẹ cần làm bây giờ là chăm sóc sức khỏe thật tốt , ăn uống đầy đủ dưỡng chất và có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý để cơ thể mẹ luôn khỏe mạnh và tránh những tác nhân xấu làm ảnh hưởng đến mẹ và cả thai nhi.

Chi Lê tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *