Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là cực kỳ quan trọng trong quá trình mang thai

Rate this post

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là điều kiện cần và đủ để mẹ bầu khỏe mạnh, theo đó thai nhi có thể phát triển toàn diện hơn. Nhiều chị em phụ nữ chưa biết cách ăn uống khoa học cho mẹ và bé cùng khỏe, đặc biệt là với những phụ nữ lần đầu làm mẹ. Để bà bầu có cơ sở lên kế hoạch cho chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ chu đáo, Blogtretho.edu.vn chia sẻ cùng bạn chế độ dinh dưỡng cần thiết cho các mẹ đầu thai kỳ, ngay trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tham khảo nhé.

Bạn đang đọc: Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là cực kỳ quan trọng trong quá trình mang thai

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là cực kỳ quan trọng trong quá trình mang thai

1. Vì sao cần chú trọng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu?

  • 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng nhất của thai kỳ. Em bé trong bụng mẹ lúc này mới hình thành nên còn rất yếu. Lúc này cơ thể bạn phải sản xuất nhiều máu hơn, mọi cơ quan phải thay đổi thích nghi với sự xuất hiện của sinh linh mới.
  • Ăn uống trong 3 tháng đầu rất cần được chú ý, để có thể bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi. Việc ăn uống lành mạnh đầu thai kỳ, cũng chính là một bước khởi động tuyệt vời cho cả 2 mẹ con, cho một thai kỳ tươi khỏe và đầy sức sống.
  • Giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu sẽ phải thay đổi nhiều thói quen sinh hoạt và đặc biệt là ăn uống. Ngoài ra việc ăn uống lành mạnh có kế hoạch khoa học trong 3 tháng đầu còn góp phần giúp mẹ giảm thiểu được nhiều triệu chứng khó chịu, trong đó bao gồm ốm nghén, táo bón, mệt mỏi,….

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là cực kỳ quan trọng trong quá trình mang thai

2. Nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

  • Đây cũng là giai đoạn ốm nghén nhiều nhất và dễ xảy thai nhất. Ngoài ra đây cũng là thời điểm thai nhi được hình thành tốt nhất . Vì vậy mẹ bầu phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển.
  • Thời điểm này, bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường, mẹ chỉ cần đảm bảo bổ sung thêm khoảng 200-300 calo mỗi ngày.
  • Trong 3 tháng đầu, thai phụ chỉ cần tăng 0,9 kg tới 2,3 kg. Riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân.
  • Hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5 -6 bữa) với mỗi bữa tiêu thụ được khoảng 350-400 calo để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.
  • Chị em là nên ngưng những sở thích ăn uống nếu những thực phẩm đưa vào cơ thể không tốt cho bé hoặc cho chính mẹ.
  • Để thuận tiện cho việc tính toán calo cho 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể tìm hiểu thông tin dinh dưỡng của thực phẩm tại trang thông tin Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ – USDA, phần tra cứu danh mục thực phẩm ( Food Search ). Tại đây, bạn có thể tìm thấy đủ mọi loại thực phẩm với đầy đủ thông tin dinh dưỡng của nó, trong đó bao gồm có cả lượng calo mà thực phẩm đó cung cấp.

Về các dưỡng chất cần bổ sung vào thời điểm này, bạn có thể tham khảo cụ thể như dưới đây :

2.1 Axit folic

Axit folic ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển não và cột sống của bé. Mỗi ngày mẹ nên chú ý thêm khoảng 400 mg axit trong thực đơn của mình. Tốt nhất là bổ sung axit folic ngay từ khi có dự định mang thai.

Thiếu axit folic dễ gây khiếm khuyết ống thần kinh ở trẻ, khiến thai vô sọ, thoát vị não – màng não, hở đốt sống và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch… Tùy tình trạng sức khỏe của bà bầu mà bác sĩ có thể kê toa uống viên thuốc bổ sung hoặc bổ sung trực tiếp thông qua các thực phẩm hàng ngày.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là cực kỳ quan trọng trong quá trình mang thai

2.2 Sắt

Đây là giai đoạn bạn đang làm quen dần với những thay đổi trong thai kỳ và hiện tượng thiếu máu là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, bạn nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa sắt để tăng cường hồng cầu cho cơ thể. Sắt cần thiết cho quá trình vận chuyển ôxy và vi chất dinh dưỡng đến bào thai, hỗ trợ cho quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Với một thai kỳ bình thường bà bầu nên chú ý bổ sung khoảng 30mg sắt mỗi ngày.

Sắt cũng tham gia vào quá trình cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Thiếu sắt có thể khiến bà bầu luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu, da xanh xao… và đây cũng là nguyên nhân gây sinh non, thiếu cân ở trẻ sơ sinh…

2.3 Canxi

Ngay từ khi mới có thai mẹ cần cung cấp một lượng canxi lớn để đáp ứng quá trình làm chắc thêm hệ thống xương cho mẹ và phát triển xương cho bé. Trong 3 tháng đầu của thai kì, nhu cầu canxi cần thiết cho cơ thể bà bầu là 800 – 1000mg và tăng dần vào các quý tiếp theo.

Nếu không bổ sung đủ lượng canxi cần thiết, rất có thể thai nhi sẽ “hút”canxi từ mẹ và có thể làm bạn bị thiếu canxi, mệt mỏi, đau cơ, chuột rút… nặng hơn nữa là biểu xuất hiện các cơn co giật, biểu hiện của sự tụt canxi huyết và loãng xương sau sinh. Thai nhi thiếu canxi sẽ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, gây ra các dị tật về xương,còi xương bẩm sinh, thấp, lùn…

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là cực kỳ quan trọng trong quá trình mang thai

2.4 Protein

Mỗi ngày, bạn nên chú ý cung cấp cho cơ thể khoảng 70g – 90g protein để đảm bảo bé có thể phát triển một cách an toàn vì Protein giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Protein còn có vai trò xây dựng, củng cố và thay thế các mô mới trong cơ thể, vận chuyển ô-xy trong máu, đồng thời tạo ra kháng thể cho hệ thống miễn dịch, giúp bà bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, suôn sẻ.

2.5 Vitamin và khoáng chất

Những thực phẩm này còn giúp mẹ loại bỏ các hiện tượng xấu như táo bón, ợ nóng, đầy hơi, sạm da, rạn da… trong quá trình mang thai. Bà bầu cần phải tăng cường thêm rau, khoai, củ, trái cây tươi với số lượng tối thiểu là 300gr mỗi ngày.

  • Vitamin D : Khi hình thành phôi thai, bé đã cần phát triển hệ xương. Vì thế mẹ bầu cần tăng cường vitamin D để cơ thể hấp thu canxi tốt nhất, bạn có thể bổ sung vitamin D từ thực phẩm hoặc sưởi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể hấp thụ canxi tối ưu.
  • Vitamin C : Chất chống oxy hóa này rất hiệu quả trong việc giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của cơ và mạch máu cho bào thai.
  • Vitamin B12 : Thiếu vitamin này trong thai kỳ dễ dẫn đến tình trạng thai nhi nhẹ cân và tăng nguy cơ sinh non.

2.6 Choline

Là chất quan trọng đối với tất cả phụ nữ mang thai, đủ lượng choline khi mang thai và cho con bú là cần thiết cho phát triển não và chức năng bộ nhớ ở bé. Ngoài ra Choline còn cần thiết cho hoàn thiện dây thần kinh, tim mạch, chức năng não và sử chữa tế bào ở thai nhi.

Cơ thể người mẹ chỉ cần một lượng nhỏ choline nhưng vẫn cần được lấy từ chế độ ăn uống hàng ngày. Hàm lượng choline đủ cho phụ nữ mang thai ở mức 450-550 mg/ngày. Thiếu choline sẽ gây mệt mỏi, mất ngủ, các vấn đề về bộ nhớ, thần kinh – cơ mất cân bằng và trường hợp nặng, gây tổn thương gan cho mẹ.

2.7 Axit béo Omega-3

Đây là thành phần quan trọng cho sự phát triển của não và võng mạc của thai nhi. Axit này còn góp phần quan trọng trong việc ngăn ngừa trầm cảm chu sinh (trầm cảm khi mang thai/ sinh con hoặc năm đầu tiên sau sinh). Mẹ cần được bổ sung đều đặn hàng ngày trong thực đơn của mình.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là cực kỳ quan trọng trong quá trình mang thai

3. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

3.1 Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng

3.1.1 Tháng đầu của thai kỳ
  • Thời điểm này các dấu hiệu ốm nghén sẽ xuất hiện vì cơ thể bắt đầu thay đổi, hormone nội tiết tố tăng lên. Dinh dưỡng mẹ cần cho thời điểm đầu tiên này như sau:
  • Buổi sáng bà bầu nên ăn nhẹ giàu carbohydrate khoảng 15-20 phút trước khi ra khỏi giường. Có thể là bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô…
  • Chia 3 bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày. Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp ăn tinh bột cùng nguồn protein nạc từ thịt gà và cá.
  • Uống thêm sữa ít béo và bổ sung thêm các chế phẩm từ sữa vào buổi sáng và buổi tối. Và nên uống nước giữa các bữa ăn.
  • Bổ sung thêm thực phẩm giàu folic và B11 như: Các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là cực kỳ quan trọng trong quá trình mang thai

3.1.2 Tháng thứ 2 của thai kỳ
  • Tháng thứ 2 của thai kỳ thì thai nhi đã bắt đầu hình thành nên các bộ phận của cơ bé.
  • Các bà cầu cần bổ sung chất bột đường, chất đạm, chất béo để cung cấp năng lượng cho bào thai.
  • Thực phẩm cho bà bầu tháng thứ 2 nên đa dạng và nằm trong nhóm thực phẩm thiết yếu như: Các loại ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu. Và axit folic vẫn đóng vai trò quan trọng trong tháng này.
  • Nhớ uống 2 ly sữa ít béo mỗi ngày để bổ sung canxi cho cơ thể mẹ và thai nhi trong bụng.

Tìm hiểu thêm: Mẹ bổ sung DHA đúng cách, thai nhi phát triển toàn diện trí não và thể chất

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là cực kỳ quan trọng trong quá trình mang thai

3.1.3 Tháng thứ 3 của thai kỳ
  • Vào cuối tháng thứ 3, bạn nên tăng khoảng 0,4-1,7kg. Cấu trúc bữa ăn vẫn là 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày.
  • Ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất để phong chống chứng bệnh táo bón trong thai kỳ.
  • Uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày. Lượng sữa ít béo giàu canxi dành cho mẹ bầu 3 tháng tăng lên 3-4 ly/ngày.
  • Các mẹ cũng cần sử dụng muối iốt thay cho muối thường để cung cấp đủ chất iốt trong quá trình tạo phôi và phát triển thai nhi, phòng tránh suy giáp bẩm sinh và bệnh đần độn, thiểu năng trí tuệ.
  • Các thực phẩm giàu kẽm (gan, hải sản như hàu, sò…), chứa nhiều đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, các loại đậu, phô mai…), thực phẩm giàu sắt (gan, huyết…) cũng cần được bổ sung ngay.
  • Tiếp tục bổ sung vitamin, khoáng chất bác sĩ kê toa.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là cực kỳ quan trọng trong quá trình mang thai

3.2 Chế độ dinh dưỡng theo nhóm thực phẩm

  • Thực phẩm giàu axit folic: Những thực phẩm như gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh (màu xanh càng đậm càng tốt như rau dền, củ cải, bông cải…), đậu lima, đậu Hà Lan, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối, cam, chanh, bưởi… là những thực phẩm rất dồi dào axit folic mà bà bầu nên bổ sung hàng ngày.
  • Sắt có vai trò rất quan trọng với cơ thể, do đó bà bầu nên bổ sung những thực phẩm giàu sắt như: thịt bò, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc…
  • Canxi có nhiều trong các loại hải sản như cua đồng, tôm, các loại sữa tươi như sữa bò, dê sữa bột hay từ nguồn thực vật như vừng, cà rốt…
  • Chất đạm có nhiều trong: Thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, các loại hạt họ nhà đậu, các chế phẩm từ sữa, đậu nành, lúa mì, lúa mạch…
  • Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Một số loại rau xanh và trái cây mẹ bầu không nên bỏ qua là cải bó xôi, rau chân vịt, súp lơ, bắp cải, cam quýt, bưởi, táo, nho…
  • Thức ăn giàu choline: Trứng(chính xác là lòng đỏ trứng), gan bò, mầm lúa mì, cá tuyết, rau mầm, súp lơ xanh, đậu phụ, tôm, cá hồi…
  • Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh: Trong các thực phẩm như các loại hạt gồm hạt lanh, hạt hạnh nhân, hạt óc chó,…bơ, dầu thực vật và cá hồi.
  • Thực phẩm giàu I-ốt: Hải sản và thực phẩm khác như một số loại quả khô, một số loại bánh mì, ngô,….

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là cực kỳ quan trọng trong quá trình mang thai

3.3 Các thực phẩm dinh dưỡng

  • Súp lơ : Là nguồn chứa axit folic dồi dào cho cơ thể. Ngoài súp lơ thì các loại rau có màu xanh như xà lách, cải bẹ xanh cũng chứa không ít axit folic. Súp lơ, rau xanh xào thịt bò là những món bổ sung dinh dưỡng tốt cho bà bầu 3 tháng đầu. Ngoài ra trong rau xanh còn chứa chất xơ, hàm lượng chất xơ có trong rau xanh (28 – 30g/ ngày) là tốt nhất cho hệ tiêu hóa của cả mẹ và bé.
  • Các loại đậu : Đậu chứa khá nhiều protein, cần thiết cho sự phát triển mô và cơ bắp của bé.
  • Các loại quả có nhiều múi như cam, quýt, bưởi…: Không chỉ chứa axit folic, cam quýt còn chứa một lượng lớn vitamin C, rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể giúp mẹ khỏe mạnh suốt thai kỳ.
  • Trứng : Không chỉ chứa nhiều protein mà thực phẩm này thuộc số ít có chứa vitamin D.
  • : Mẹ bầu nên ăn các loại cá biển chứa nhiều dinh dưỡng như cá hồi, cá trích, cá cơm, cá tuyết,… chứa nhiều Omega-3 sẽ hỗ trợ hiệu quả cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên mẹ không nên ăn cá sống các loại cá này để tránh ảnh hưởng xấu cho mẹ và thai nhi nhé.
  • Thịt : Là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào nhất không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu.Thịt bò và thịt gà nên hiện diện trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của bà bầu 3 tháng đầu .
  • Sữa chua : Sữa chua chứa nhiều vitamin D, canxi và các lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Nó có thể giúp bạn ngăn ngừa triệu chứng táo bón cực kỳ khó chịu trong thai kỳ.
  • Nước : Uống từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày sẽ hạn chế hiện tượng đau đầu, co giật tử cung, ốm nghén, táo bón, khó tiêu và một số bệnh thường gặp khác, đồng thời giúp mẹ bầu luôn thấy khỏe khoắn, tươi tắn, dồi dào năng lượng.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là cực kỳ quan trọng trong quá trình mang thai

4. Những điều cần tránh cho bà bầu 3 tháng đầu về chế độ ăn uống

4.1 Các thực phẩm sống, chưa chín

  • Sushi cá sống, sashimi và hàu mẹ bầu 3 tháng không nên ăn vì nó có thể dễ làm mẹ bầu nhiễm khuẩn Listeria, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở thai nhi, hay nguy cơ sảy thai và khả năng nhiễm trùng máu.
  • Trứng lòng đào hay các thực phẩm chế biến từ lòng đỏ trứng không qua nấu chín chứa khuẩn salmonella gây ngộ độc thực phẩm, làm cho thai nhi nhẹ cân, tăng nguy cơ mắc chứng đầu nhỏ hay khuyết tật trí não.
  • Thịt bò tái có thể còn chứa ký sinh trùng toxoplasmosis, hoặc khuần E.coli làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bào thai.
  • Xúc xích, thịt hun khói, giăm bông, nem chua nếu chưa được nấu chín lại thì có thể chứa các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm vì tất cả các loại thịt chế biến này làm từ nguyên liệu tươi sống.

4.2 Các loại trái cây

  • Nho : Chứa hợp chất resveratrol gây độc cho phụ nữ mang thai, ảnh hưởng đến sự phát triển tuyến tụy của thai nhi, điều này có thể là tác nhân khiến em bé dễ bị tiểu đường sau này.
  • Đu đủ xanh : Chứa khoảng 4% chất nhựa latex húc đẩy co bóp tử cung sớm dễ dẫn đến sảy thai. Ngoài ra enzym Papain trong đu đủ xanh cũng có tác dụng phụ là kích hoạt co bóp tử cung, khiến bà bầu chuyển dạ sớm.
  • Dứa : Enzym bromelain trong dứa làm phá vỡ protein và tác dụng phụ của nó là làm mềm cổ tử cung, dẫn đến nguy cơ chuyển dạ sớm. Bromelain có thể phá vỡ protein mạnh đến nỗi gây chảy máu. Đcặ biệt khi ăn dứa có thể gây ra cho dạ dày, hệ tiêu hóa cụ thể là tình trạng trào ngược axit hoặc tiêu chảy dẫn đến mất nước.
  • Quả nhãn : Khi ăn nhãn bà bầu thường có triệu chứng nóng trong và xuất hiện hiện tượng táo bón. Ăn nhãn nhiều càng làm 2 triệu chứng này trơ nên nghiêm trọng hơn. Với những mẹ có thể trạng nhạy cảm hoặc có triệu chứng dọa sảy thai càng cần tránh xa nhãn trong suốt 40 tuần thai.
  • Dưa hấu : Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là cực kỳ quan trọng trong quá trình mang thai

4.3 Các thực phẩm nguy hiểm khác cho bà bầu 3 tháng đầu

  • Tránh các loại cá phổ biến chứa hàm lượng thủy ngân cao điển hình mà các bầu nên tránh bao gồm cá thu, cá kiếm và cá ngừ. Vì thủy ngân tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi trong đó cụ thể bao gồm: tăng nguy cơ sảy thai, tăng nguy cơ sinh non, gây ra các dị tật bẩm sinh (chậm phát triển trí não, tổn thương thận, điếc, mù,…).
  • Một số loại phô mai và thực phẩm được chế biến từ sữa chưa tiệt trùng có thể còn chứa khuẩn Listeria.
  • Pate có thể chứa khuẩn Listeria. Đặc biệt là pate gan có hàm lượng vitamin A quá giàu có cũng không tốt cho em bé vì thừa vitamin A làm tăng khả năng mắc dị tật bẩm sinh.
  • Uống rượu trong thời gian này làm tăng nhiều lần khả năng sảy thai, thai chết lưu, hoặc các khuyết tật về hành vi lẫn trí tuệ của em bé.
  • Phụ nữ có thai cũng không nên dùng nhiều đồ uống có ga, có chứa cafein và cocain. Chất cafein có trong cà phê và đồ uống có ga có hại với phôi thai, có khả năng gây sảy thai. Ngoài ra cafeincos thể làm phá vỡ các vitamin dẫn đến triệu chứng thiếu vitamin B1 mà biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.
  • Carbohydrate tinh chế có trong bánh mì trắng, gạo trắng, đồ ngọt, một số loại nước uống giải khát,… có thể tăng cân, tăng nguy cơ tiểu đường khi mang thai và sẽ có nguy cơ cao mắc chứng béo phì hơn so với các trẻ khác.
  • Hạn chế ăn mặn đễ không dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và con.
  • Tránh một số loại củ, quả mọc mầm (như khoai tây) vì chứa nhiều chất độc, gây ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Những món đóng hộp thường chứa rất nhiều muối và gia vị, chúng dễ gây áp lực lên thận và khiến bạn dễ bị huyết áp cao khiến thai nhi không nhận đủ chất dinh dưỡng.

Những loại rau mẹ bầu 3 tháng không nên ăn để tránh sảy thai

  • Rau sam : Đây là lại rau tối kỵ với các phụ nữ khi mang thai vì rau sam mang tính hàn cao nên sẽ khiến co cơ trơn tử cung, làm tử cung co bóp quá đà dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.
  • Rau răm : Ăn rau răm khiến bà bầu mất máu dẫn đến việc co bóp tử cung. Nghiêm trọng hơn nếu ăn quá nhiều có thể khiến bị sảy thai hoặc làm cho thai nhi phát triển không bình thường.
  • Rau ngót : Chất Papaverin – một chất độc được tìm thấy rất nhiều trong cây thuốc phiện có trong rau ngót. Ăn nhiều rau ngót khiến cơ tử cung của co thắt nhiều dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.
  • Ngải cứu : Ngải cứu có thể xem là một vị thuốc nam nhằm an thai, điều hòa khí huyết cho bà bầu nhưng việc lạm dụng quá nhiều ngải cứu cũng có khả năng gây sảy thai.
  • Chùm ngây : Loại hormone alpha-sitosterol có trong rau chùm ngây là cực độc với bà bầu. Nếu ăn thường xuyên trong 3 tháng đầu thai kỳ bào thai dễ bất ổn và rất khó giữ lại sự sống cho em bé.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là cực kỳ quan trọng trong quá trình mang thai

5. Những điều cần lưu ý về chế độ ăn uống cho bầu 3 tháng đầu

  • Việc tăng cân quá mức trong thai kỳ này dẫn đến khá nhiều hệ lụy như tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ, thai nhi nhẹ cân, và trẻ thừa cân béo phì về sau. Do vậy, một chế độ ăn uống có kiểm soát, cân bằng và phù hợp là rất cần thiết.
  • Với những mẹ bầu khỏe mạnh, đây chưa phải lúc để tăng cân quá nhiều, vì vậy, không nên tăng khẩu phần ăn quá nhiều so với thông thường.
  • Tuyệt đối không bỏ đói cơ thể, hoặc ăn quá no, mỗi lần ăn chỉ ăn vừa phải để tránh tình trạng khó tiêu, đầy bụng.
  • Top những thực phẩm vàng tốt cho bà bầu 3 tháng đầu : Rau xanh đậm, trái cây giàu vitamin C, các loại hạt, chế phẩm từ sữa đã qua tiệt trùng, măng tây, trứng, đậu đỏ, sữa chua, đậu bắp, thịt gà, thịt đỏ, cá hồi.
  • Ăn chín, uống sôi giúp các bầu hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn, ký sinh trùng,… Nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, rau quả cần rửa sạch, gọt vỏ trước khi ăn và chế biến để tránh nhiễm khuẩn.
  • Các bà bầu đều phải chú trọng đến chế độ ăn nhạt và không tiêu thụ các thực phẩm nhiều đường.
  • Uống đủ nước ngay từ những ngày đầu thai kỳ giúp các bầu ngăn ngừa nguy cơ táo bón, bệnh trĩ, đau đầu, chóng mặt, thậm chí là bệnh sỏi thận.
  • Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu khi mang thai cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, không thừa và không nên thiếu.

Với những mẹ bầu bị nghén

  • Nếu bị ốm nghén nặng, bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa, khoảng 6-8 bữa. Cố gắng ăn nhiều chất bổ dưỡng, giàu đạm và protein để bù lại lượng năng lượng bị hao hụt do ốm nghén.
  • Để giảm cảm giác buồn nôn vào mỗi sáng, ăn nhẹ chút trên giường trước khi đứng dậy. Một vài miếng bánh quy, đặc biệt có vị gừng sẽ giúp giảm nghén hiệu quả .
  • Các loại thực phẩm có thể giúp giảm nghén: quế, húng quế, hạt mùi, bạc hà, chanh, gừng… Thức ăn và đồ uống có chứa một lượng nhỏ gừng có thể giúp ích trong thai nghén.
  • Tránh thực phẩm cay, béo; thực phẩm xay nhỏ thì tốt hơn.
  • Không sử dụng các loại thực phẩm có mùi như hành, tỏi, sả… và các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ nướng, rán, chiên xào…
  • Không uống trong khi ăn, nên uống (nước, sữa, nước hoa quả…) trong thời gian chờ giữa bữa ăn này với bữa ăn khác.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là cực kỳ quan trọng trong quá trình mang thai

>>>>>Xem thêm: Thai lưu và những dấu hiệu cảnh báo thai lưu mà mẹ bầu nên lưu ý

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu thực sự rát quan trọng, vì đây là thời điểm mà mẹ và bé cần có đủ dưỡng chất cho suốt một quá trình mang thai và phát triển thai nhi. Bên cạnh đó, việc quan trọng mẹ cần làm trong thời điểm này là thường xuyên theo dõi, thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Việc này giúp phát hiện những bất thường nếu có và kịp thời can thiệp, hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của bé nhé.

Chi Lê tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *