Cách tính ngày dự sinh và một số câu hỏi liên quan thường gặp

Rate this post

Cách tính ngày dự sinh là vấn đề thường được các mẹ bầu khá quan tâm. Vì, ngày dự sinh là một mốc thời gian được dùng để tính toán và chuẩn bị những việc liên quan đến sinh nở, từ cuộc sống gia đình đến công việc và chăm sóc con cái. Vậy ngày dự sinh được tính như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách tính và một số câu hỏi liên quan nhé.

Bạn đang đọc: Cách tính ngày dự sinh và một số câu hỏi liên quan thường gặp

Cách tính ngày dự sinh và một số câu hỏi liên quan thường gặp

1. Tính ngày dự sinh như thế nào

Tùy thuộc vào khu vực mà cách tính ngày dự sinh có một chút khác biệt, tiêu biểu bao gồm các cách sau:

  • Cách 1 : ngày dự sinh được tính bằng cách cộng thêm 280 ngày hoặc 40 tuần vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối LMP (Last Mentrual Period – LMP). Đây là cách tính phổ biến được áp dụng ở khá nhiều nơi.
  • Cách 2 : ngày dự sinh được tính theo quy tắc Naegele bằng cách xác định ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối của bạn, đếm lùi lại 3 tháng theo lịch tính từ ngày đó và cộng thêm 1 năm 7 ngày vào.
  • Cách 3 : dùng lịch tính thai kỳ dạng bánh xe. Đây là phương pháp được hầu hết các bác sỹ sử dụng vì nó giúp xác định được ngày dự sinh một cách dễ dàng. Bạn chỉ cần xác định ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối và đánh dấu lên lịch và “bánh xe” sẽ chỉ ra ngày dự sinh của bạn.

Cách tính ngày dự sinh và một số câu hỏi liên quan thường gặp

2. Một số câu hỏi liên quan đến cách tính ngày dự sinh

2.1 Tôi phải làm gì nếu không nhớ ngày đầu của kỳ kinh cuối?

Việc bạn không nhớ được ngày đầu của kỳ kinh cuối của mình thường gặp hơn bạn tưởng đấy, vì rất nhiều phụ nữ rơi vào tình huống tương tự. May mắn thay, bác sỹ vẫn có thể giúp xác định được ngày này:

  • Nếu bạn cho bác sỹ biết được kỳ kinh nguyệt cuối của bạn diễn ra vào một tuần cụ thể nào đó thì họ cũng sẽ ước tính được ngày dự sinh tương ứng.
  • Nếu bạn không có ý niệm gì về kỳ kinh cuối của mình, bác sỹ sẽ chỉ định một cuộc siêu âm để xác định ngày dự sinh.

Cách tính ngày dự sinh và một số câu hỏi liên quan thường gặp

2.2 Chuyện gì xảy ra nếu tôi có chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc quá dài?

Một số phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt dài hơn 28 ngày. Trong những trường hợp này, lịch “bánh xe” vẫn có thể sử dụng được tuy nhiên cần kết hợp với một số tính toán đơn giản.

Nửa sau chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài 14 ngày. Đây là khoảng thời gian từ khi trứng rụng cho đến chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Nếu bạn có chu kỳ 35 ngày thì ngày rụng trứng là ngày thứ 21.

Một khi đã có ý tưởng khái quát về thời điểm rụng trứng thì bạn có thể sử dụng kỳ kinh cuối đã được điều chỉnh phù hợp để tìm ngày dự sinh trên “bánh xe” thai kỳ.

Ví dụ : nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 35 ngày và ngày đầu tiên của chu kỳ cuối là ngày 1/11.

Bạn hãy cộng thêm 21 ngày vào ngày đầu tiên đó, tức là ngày 22/11, sau đó trừ đi 14 ngày để xác định ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối đã được điều chỉnh (ngày 8/11) và đánh dấu lên “bánh xe” thai kỳ để tìm ngày dự sinh ước tính.

Một số lịch “bánh xe” cho phép bạn nhập vào ngày thụ thai – xảy ra trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm rụng trứng – thay vì ngày đầu của kỳ kinh cuối.

Tìm hiểu thêm: Cách để bà bầu làm đẹp trong thai kỳ tự nhiên và đơn giản nhất

Cách tính ngày dự sinh và một số câu hỏi liên quan thường gặp

2.3 Tại sao bác sỹ lại thay đổi ngày dự sinh của tôi và việc này có nghĩa là gì?

Trên thực tế, bác sỹ sản khoa có thể thay đổi ngày dự sinh của bạn nếu thai nhi lớn hơn hay nhỏ hơn kích thước trung bình so với tuổi thai .

Thông thường, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn siêu âm để xác định tuổi thai khi bạn có lịch sử kinh nguyệt không đều, khi bạn không chắc chắn về ngày đầu kỳ kinh cuối của mình, hoặc khi bạn mang thai khi vẫn sử dụng thuốc tránh thai.

Siêu âm cho phép bác sỹ đo được chiều dài đầu mông của thai nhi. Trong ba tháng đầu, phép đo này cung cấp ước tính chính xác nhất về độ tuổi của em bé. Do vậy, bác sỹ có thể thay đổi ngày dự sinh dựa vào kết quả siêu âm. Đặc biệt khi ngày ước tính của siêu âm chênh lệch hơn một tuần so với ngày dự sinh dựa vào kỳ kinh cuối của bạn.

Trong tam cá nguyệt thứ hai, siêu âm tính tuổi thai cho kết quả ít chính xác hơn và bác sỹ thường không điều chỉnh ngày dự sinh trừ khi nó sai lệch hơn 2 tuần so với ngày dự sinh dựa trên kỳ kinh cuối.

Tam cá nguyệt thứ ba là khoảng thời gian mà siêu âm tính tuổi thai cho kết quả ít chính xác nhất nên bác sỹ hiếm khi điều chỉnh ngày dự sinh.

Tuy nhiên, nếu quá trình lặp lại các siêu âm cung cấp những thông tin có giá trị về sự phát triển của em bé, bác sỹ vẫn có thể điều chỉnh ngày dự sinh của bạn.

Cách tính ngày dự sinh và một số câu hỏi liên quan thường gặp

2.4 Ngày dự sinh qua siêu âm là gì và tại sao nó lại khác ngày dự sinh ban đầu của tôi?

Khi bạn tiến hành siêu âm thai , bác sỹ sẽ đưa ra hai ngày dự sinh: ngày dự sinh đầu là dựa trên chu kỳ kinh nguyệt cuối của bạn, còn ngày dự sinh thứ hai dựa trên kết quả đo đạc để xác định tuổi thai thông qua siêu âm. Hai ngày dự sinh này hiếm khi trùng nhau.

Khi bác sỹ đánh giá kết quả siêu âm, họ sẽ xác định xem những ngày này có áp dụng được một cách hợp lý hay không. Họ thường sẽ không thay đổi ngày dự sinh ban đầu của bạn trừ khi nó khác biệt quá nhiều so với kết quả siêu âm.

Nếu bạn được chỉ định siêu âm nhiều lần thì mỗi lần siêu âm có thể cung cấp một ngày dự sinh mới dựa trên tốc độ phát triển của thai nhi.

Việc đo đạc này thường chỉ thực hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên vì hai tam cá nguyệt sau sẽ cho kết quả thiếu chính xác hơn.

Cách tính ngày dự sinh và một số câu hỏi liên quan thường gặp

>>>>>Xem thêm: 8 loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn để phòng cảm cúm

Dù cách tính ngày dự sinh để xác định ngày dự kiến em bé sẽ chào đời là không thể thiếu trong bất cứ thai kỳ của một người phụ nữ nào. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng đây chỉ là một ước tính và rất ít phụ nữ sinh con vào đúng ngày này. Vì vậy, bạn đừng quá phụ thuộc vào ngày dự sinh, mà hãy tuân thủ đúng chỉ định của bác sỹ về thời gian khám thai để được theo dõi một cách chính xác nhất nhé.

Theo Health Line

Lily Nguyễn lược dịch

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *