Bệnh trĩ ở bà bầu và giãn tĩnh mạch có mối liên quan nhất định, mà có thể nhiều người trong chúng ta chưa hình dung rõ. Bệnh trĩ có vẻ phổ biến nhưng còn giãn tĩnh mạch trong thai kỳ thì sao? Nguyên nhân, triệu chứng của hai bệnh này có gì giống nhau hay không? Điều trị và phòng tránh như thế nào? – Câu trả lời cho các thắc mắc điển hình như thế được nêu rõ ngay dưới đây, chúng ta cùng tham khảo nhé.
Bạn đang đọc: Bệnh trĩ ở bà bầu và giãn tĩnh mạch trong thai kỳ – mối liên quan có thể bạn chưa biết rõ
Contents
- 1 1. Về bệnh trĩ ở bà bầu và giãn tĩnh mạch
- 2 2. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở bà bầu và giãn tĩnh mạch trong thai kỳ
- 3 3. Triệu chứng của bệnh trĩ và giãn tĩnh mạch trong thai kỳ như thế nào
- 4 4. Chẩn đoán, điều trị và cải thiện bệnh ở bà bầu
- 5 5. Phòng tránh bệnh trĩ ở bà bầu và giãn tĩnh mạch khi man thai
1. Về bệnh trĩ ở bà bầu và giãn tĩnh mạch
1.1 Tình trạng bệnh trĩ và giãn tĩnh mạch ở bà bầu
Hẳn chúng ta đều biết rằng, bệnh trĩ ở bà bầu là vô cùng phổ biến, thậm chí có những kết luận y khoa rằng, hầu như các bà bầu đều bị căn bệnh này trong thai kỳ, vấn đề là ở các mức độ khác nhau mà thôi.
Vậy còn bệnh giãn tĩnh mạch thì sao? – Cũng theo các nghiên cứu sức khỏe thai kỳ, có trên dưới 40% phụ nữ bị giãn tĩnh mạch – con số này cũng rất đáng để bàn đến.
1.2 Giữa bệnh trĩ ở bà bầu và tình trạng giãn tĩnh mạch có liên quan đến nhau thế nào?
Bệnh trĩ ở bà bầu và giãn tĩnh mạch giống nhau nhất ở đặc điểm đều bị sưng, xoắn tĩnh mạch. Những tĩnh mạch liên quan đến tình trạng sưng này thường ở chân hay bộ phận sinh dục, nhưng cũng có thể bị ở các khu vực khác trên cơ thể như trực tràng, hậu môn. Và khi tình trạng sưng, xoắn tĩnh mạch xuất hiện ở khu vực trực tràng, hậu môn thì chúng được gọi riêng là bệnh trĩ.
Bệnh trĩ và giãn tĩnh mạch được ví như hai thực thể có chung một nguồn gốc vậy. Có nghĩa là, nguyên căn bệnh có một điểm xuất phát và hình thành/ xuất hiện ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể nên nó thành 2 bệnh khác nhau.
Trong các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn được bệnh trĩ, nó cũng đồng thời ngăn chặn tình trạng giãn tĩnh mạch. Các cách chữa bệnh trĩ cũng sẽ làm giảm khả năng bị giãn tĩnh mạch .
2. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở bà bầu và giãn tĩnh mạch trong thai kỳ
2.1 Hình thành tình trạng phình, sưng tĩnh mạch
Bình thường, trong tĩnh mạch máu luân chuyển chảy về tim nhờ có van giúp tĩnh mạch hoạt động một chiều như vậy. Khi sản sinh áp lực lên van này hay chức năng của van bị suy yếu, máu bị dồn vào tĩnh mạch khiến chúng phình to và sưng lên. Lúc này:
- Bệnh trĩ sẽ hình thành khi tĩnh mạch trực trừng bị phình và sưng to.
- Giãn tĩnh mạch sẽ xảy ra khi tĩnh mạch chân sưng lên.
2.2 Những nguyên nhân chính gây bệnh trĩ ở bà bầu và giãn tĩnh mạch trong thai kỳ
Cơ thể phụ nữ có rất nhiều thay đổi khi mang thai, chính sự thay đổi này sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh trĩ và giãn tĩnh mạch, cụ thể như:
- Lượng máu tăng làm to các tĩnh mạch.
- Thai nhi lớn dần, đè lên các mạch máu trong khung chậu, dẫn đến lưu lượng máu thay đổi.
- Sự thay đổi của nội tiết tố cũng ảnh hưởng đến các mạch máu. Chúng có thể khiến quá trình lưu thông máu đến tim bị chậm lại, làm cho tĩnh mạch ở xương chậu và chân bị sưng.
- Sự căng thẳng, táo bón khi mang thai , thừa cân, mắc bệnh trĩ trước khi mang thai đều là nguyên nhân khiến cho tình trạng bệnh trĩ thai kỳ trở nên nặng thêm.
- Mang song thai hoặc đa thai.
- Nếu như nguyên nhân khiến bệnh trĩ ở bà bầu nặng thêm do yếu tố tâm lý, tác động từ dinh dưỡng thực phẩm, hay tiền sử bệnh trước đó; thì nguyên nhân dẫn đến giãn tĩnh mạch lại liên quan đến các yếu tố khác như yếu tố di truyền, tư thế vận động, tư thế đứng ngồi không tốt kéo dài dẫn đến việc tĩnh mạch phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đến tim. Tuy nhiên, việc áp lực của tĩnh mạch gặp phải dù là nguyên nhân nào hay tác động nào, cũng đều dễ dẫn đến tình trạng bị sưng, giãn tĩnh mạch và cũng có thể làm tình trạng bệnh trĩ nặng thêm.
3. Triệu chứng của bệnh trĩ và giãn tĩnh mạch trong thai kỳ như thế nào
3.1 Triệu chứng của bệnh trĩ
Bệnh trĩ ở bà bầu có thể là trĩ nội tức phình tĩnh mạch hình thành bên trong trực tràng nhưng cũng có thể là trĩ ngoại khi xuất hiện tình trạng sưng tĩnh mạch xung quanh hậu môn.
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ nội là tình trạng chảy máu khi đi đại tiện, còn trĩ ngoại là biểu hiện bị đau hoặc ngứa hậu môn hay có chảy máu khi có kích thích mạnh do căng vùng hậu môn, cũng như lau mạnh khu vực này.
3.2 Triệu chứng của giãn tĩnh mạch
Biểu hiện giãn tĩnh mạch là bạn sẽ trông thấy những tĩnh mạch lớn, xoắn, màu xanh hoặc tím nổi lên ở chân. Chúng có thể khiến cho mắt cá chân, bàn chân bị sưng nhẹ, đau ở các mức độ nhẹ hoặc nặng hay đau nhói, chuột rút. Nếu giãn tĩnh mạch hình thành ở các bộ phận sinh dục, chúng cũng có biểu hiện sưng, xoắn, nổi lên.
4. Chẩn đoán, điều trị và cải thiện bệnh ở bà bầu
Bạn sẽ được kiểm tra cả ở chân và trực tràng để xác định tình trạng giãn tĩnh mạch hay bệnh trĩ. Sau khi xác định tình trạng bệnh cụ thể, sẽ có những cách cụ thể để áp dụng điều trị bệnh.
4.1 Điều trị bệnh trĩ ở bà bầu
Bệnh trĩ ở bà bầu phần lớn được xem là bệnh ngắn hạn, có thể tự hết sau khi phụ nữ sinh con. Tuy nhiên, cũng không loại trừ nhiều trường hợp bệnh không hết hoặc có thể trở nặng thành bệnh trĩ sau sinh . Trong thai kỳ, để điều trị trĩ, có thể áp dụng các cách như:
- Ngâm nước ấm để giảm đau. Bạn sẽ ngồi trong bồn tắm hoặc chậu nước ấm khoảng 10 phút mỗi ngày. Cách này sẽ làm cho lượng máu luân chuyển ở trực tràng diễn ra suôn sẻ hơn, cảm giác đau cũng vì thế mà giảm bớt.
Tìm hiểu thêm: Bé trong bụng mẹ thở bằng cách nào?
- Dùng túi nước lạnh hoặc nước đá để chườm vào chỗ sưng.
- Tình trạng trĩ nặng hơn sẽ được khuyến nghị dùng kem để bôi. Và loại kem đặc trị này hoàn toàn an toàn cho bà bầu, không ảnh hưởng đến thai nhi.
- Sử dụng loại thuốc phù hợp có tác dụng hỗ trợ làm mềm phân, cũng như kem các loại thuốc này an toàn, sử dụng được khi mang thai .
- Cải thiện chế độ dinh dưỡng, tăng cường chất xơ và uống nhiều nước.
- Tránh căng thẳng, tránh ngồi lâu, áp dụng các bài tập kegel có tác dụng tác động và kiểm soát tốt hơn các cơ ở vùng âm đạo cũng như trực tràng.
4.2 Với tình trạng giãn tĩnh mạch
- Hầu hết các bà bầu nếu bị giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ và tình trạng này sẽ giảm bớt sau trong năm đầu tiên sau sinh.
- Đi vớ hỗ ép y khoa (hay vớ tĩnh mạch) hỗ trợ để ép các tĩnh mạch, điều này sẽ giúp máu lưu thông bình thường và không bị ứ đọng.
- Hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu.
- Nghỉ ngơi và không bắt chéo chân khi ngồi.
- Nâng cao chân và bàn chân bất cứ khi nào ngồi hoặc nằm.
- Tránh mặc quần áo bó sát vùng eo, đùi và chân vì điều này có thể làm cho tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tránh để tăng cân quá nhanh.
- Đi bộ để giúp máu lưu thông tốt hơn.
4.3 Giảm tình trạng viêm trong cơ thể bằng thảo dược và vitamin C – áp dụng điều trị chung cho cả bệnh trĩ và giãn tĩnh mạch trong thai kỳ
Hẳn bạn cũng biết, khi mang thai, chúng ta đều ưu tiên dùng thảo dược để hộ trợ điều trị các bệnh nếu có. Đối với bệnh trĩ và giãn tĩnh mạch cũng thế. Sử dụng thảo dược để giảm tình trạng viêm trong cơ thể là biện pháp cũng khá hiệu quả và an toàn trong cuộc sống mẹ bầu . Các thảo dược giảm viêm có thể dùng như:
- Cúc Hoàng Anh (Golden Rod): Đây là một trong những loại thảo dược kháng viêm rất hiệu quả. Thảo dược này có thể giúp bạn tăng cường chữa lành các mạch máu bị tổn thương, cũng như giảm tình trạng sưng của bệnh trĩ.
- Nghệ : Chắc chắn đa số chúng ta đều biết công dụng kháng viêm của nghệ cũng như khả năng hỗ trợ điều trị làm lành tình trạng viêm. Với tình trạng bệnh trĩ hay giãn tĩnh mạch, sử dụng nghệ đều có tác dụng rất tích cực.
- Gừng : Tác dụng của gừng cũng tương tự như nghệ có thể góp phần kiểm soát tình trạng viêm sưng của tĩnh mạch hiệu quả, tăng cường sức khỏe cho tĩnh mạch.
- Vitamin C : Vai trò của vitamin C trong việc hỗ trợ sự lưu thông của máu cũng rất tích cực. Nhờ sự thúc đẩy lưu thông máu này, tình trạnh bệnh trĩ hay giãn tĩnh mạch có thể giảm đi. Vitamin C cũng rất cần thiết cho sức khỏe thai kỳ nói chung, vì vậy các bầu hãy bổ sung đủ vitamin C cho mình nhé, vì nó có lợi ích và tác dụng đa chiều như vậy.
- Bioflavonoid : Đây là sắc tố thực vật có trong màu sắc trái cây rau củ. Chất này được tìm thấy hầu như trong tất cả các loại rau củ quả có màu sắc. Đặc biệt bioflavonoid có khá nhiều trong quả nam việt quất, việt quất và nho. Chiết xuất bioflavonoid từ các loại quả này rất hiệu quả trong việc góp phần làm giảm tình trạng sưng gây đau của tĩnh mạch, cũng như ngăn sự rò rỉ mạch máu.
5. Phòng tránh bệnh trĩ ở bà bầu và giãn tĩnh mạch khi man thai
- Cách tốt nhất để tránh bệnh trĩ khi mang thai là phòng tránh táo bón triệt để.
- Cách để phòng tránh giãn tĩnh mạch trong thai kỳ: ăn uống lành mạnh và vận động, không đứng hay ngồi lâu, nâng cao chân bất cứ khi nào có thể, không mặc quần áo chật hay bó sát, tập thể dục như tập các bài tập kegel và đi bộ.
>>>>>Xem thêm: Thai 38 tuần ra dịch màu nâu – báo hiệu cho những ngày vượt cạn cận kề
Có thể nói rằng, nếu bệnh trĩ ở bà bầu được xem là căn bệnh khá quen thuộc và chúng ta thường xuyên đề cập, khi bàn về các bệnh thường gặp trong thai kỳ, thì giãn tĩnh mạch lại ít được nói đến hơn. Tuy nhiên, nếu chúng ta nắm bắt được dù đây là hai bệnh hoàn toàn khác biệt những đặc điểm của bệnh hay nguồn gốc lại có chung xuất phát điểm. Và một khi phòng ngừa bệnh trĩ ở bà bầu hiệu quả thì cũng tránh được giãn tĩnh mạch. Blogtretho.edu.vn rất hy vọng qua bài chia sẻ này, các bà bầu hãy thật tích cực phòng ngừa táo bón trong thai kỳ, để tránh xa được bệnh trĩ khi mang thai, cũng như giảm thiểu nguy cơ giãn tĩnh mạch trong thai kỳ nhé.
Tham khảo: URMC, Amercan Pregnancy và Progressive Health
Cát Lâm tổng hợp và lược dịch