Có thai bao lâu thì bị ốm nghén – Mẹ bầu đã biết chưa?

Rate this post

Có thai bao lâu thì bị ốm nghén là câu hỏi của rất nhiều chị em. Vì, bất cứ người phụ nữ nào mang thai, cũng đều rất hồi hợp lo lắng về tình trạng ốm nghén của mình sẽ diễn ra khi nào, bao lâu…Và, bài viết này của Blogtretho.edu.vn sẽ giúp chị em giải đáp những điều trên, cũng như chia sẻ thêm vài điều liên quan, để chị em bớt phần băn khoăn, về tình trạng ốm nghén mà đa số mẹ bầu nào cũng phải trải qua nhé.

Bạn đang đọc: Có thai bao lâu thì bị ốm nghén – Mẹ bầu đã biết chưa?

Có thai bao lâu thì bị ốm nghén – Mẹ bầu đã biết chưa?

1. Về tình trạng ốm nghén của bà bầu

1.1 Ốm nghén xảy ra với khoảng 80% phụ nữ khi mang thai

  • Ốm nghén là tình trạng buồn nôn và nôn mửa trong thời kỳ mang thai, là một trong số những hiện tượng sinh lý mà khá nhiều phụ nữ gặp phải trong thời gian mang thai.
  • Triệu chứng này xảy ra phổ biến với 80% bà mẹ mang thai và phổ biến nhất là ở 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Ốm nghén xảy ra với đa phần các bà bầu, khiến họ khó chịu và mệt mỏi.
  • Khi ốm nghén các mẹ sẽ cảm thấy buồn nôn, ngại mùi đồ ăn, mệt mỏi, chóng mặt,… và cường độ các triệu chứng cũng có thể khác nhau giữa các mẹ bầu.
  • Như vậy, dù biết rằng ốm nghén là hiện tượng phổ biến, song với các dữ liệu tóm tắt trên, hẳn chị em thấy rằng, ốm nghén xảy ra với phụ nữ khi mang thai hoàn toàn bình thường, nên chúng ta không nên quá căng thẳng về tình trạng này. Vấn đề đặt ra là, chúng ta hiểu về tình trạng ốm nghén như thế nào, xảy ra khi nào, bao lâu, cụ thể ra sao để có cách ứng phó thích hợp. 

Có thai bao lâu thì bị ốm nghén – Mẹ bầu đã biết chưa?

1.2 Nhận biết về các loại ốm nghén

Khi mang thai, một số ít chị em không phải trải qua thời kỳ ốm nghén, tuy nhiên con số này không nhiều. Thông thường, đa phần đều có thể rơi vào 1 trong 2 kiểu ốm nghén phổ biến như dưới đây: 

1.2.1 Ốm nghén nhẹ

Khi thai nhi xuất hiện, đây là một vật lạ đối với cơ thể của người mẹ, nên hệ thống miễn dịch của người mẹ sản sinh ra những chất chống lại thai nhi. Những triệu chứng nghén chính là biểu hiện của việc đó. Có một số người sẽ bị ốm nghén nhẹ với các triệu chứng thông thường như chứng đầy hơi , mệt, khó chịu, ợ hơi,… Nó thường xuất hiện trong một thời gian ngắn và sẽ mất đi.

  • Đôi lúc có cảm giác buồn nôn, không liên tục.
  • Lượng nước trong cơ thể không bị giảm.
  • Vẫn ăn uống được, ít ăn một số đồ ăn có mùi.
1.2.2 Ốm nghén nặng
  • Ốm nghén nặng cũng có những biểu hiện như ốm nghén thường, tuy nhiên tình trạng nôn ói chiếm phần lớn thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, nôn nhiều và nôn khan.
  • Tỉ lệ mẹ bầu mắc ốm nghén nặng chiếm khoảng 10% tổng số người ốm nghén.
  • Ốm nghén nhiều có thể gây mê sảng, co giật, gây viêm tắc ruột, viêm đường tiết niệu,…

Các triệu chứng ốm nghén nặng thường xuất hiện là :

  • Nôn liên tục, khó có thể kiểm soát.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Không ăn uống được trong thời gian dài.
  • Mất nước, sụt cân.
  • Nhiều trường hợp, các mẹ chỉ có thể nằm trên giường, không đủ sức đi lại.
  • Khác với triệu chứng ốm nghén bình thường chỉ thỉnh thoảng trong ngày, ốm nghén nặng xảy ra cả ngày lẫn đêm.

Có thai bao lâu thì bị ốm nghén – Mẹ bầu đã biết chưa?

2. Có thai bao lâu thì bị ốm nghén

  • Kỳ kinh cuối cùng của phụ nữ được coi là tuần đầu tiên của thai kỳ. Thời điểm này tinh trùng mới gặp trứng và chưa phát triển thành phôi; trứng được thụ tinh cũng chưa di chuyển vào tử cung để làm tổ.
  • Sau khi phôi thai được cấy vào thành tử cung để làm tổ, nó sẽ bắt đầu phân chia tế bào với tốc độ chóng mặt, nói cách khác là tăng trưởng mạnh mẽ nhưng sự ảnh hưởng đến cơ thể người mẹ vẫn chưa phải lớn.
  • Trong những tuần đầu tiên của thai kì, hầu hết phụ nữ sẽ chưa có triệu chứng, biểu hiện mang thai nào hoặc thay đổi gì đáng kể.
  • Thông thường khi mang thai , các bà bầu ở giữa tuần thứ 4 cho đến tuần 16 của thai kỳ thì sẽ gặp các triệu chứng ốm nghén. Tuần thứ 4 đến 6 của thai kì là thời điểm các mẹ bầu có hiện tượng ốm nghén nhiều nhất và tăng dần lên khi đến tuần thứ 8-9, thường sẽ biến mất khi thai ở 12 đến 14 tuần tuổi.

2.1 Trên thực tế có những trường hợp ốm nghén dễ gặp như dưới đây

  • Vừa chậm kinh đã ốm nghén biểu hiện đầu tiên là cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, sợ mùi đồ ăn…
  • Khoảng 10% thai phụ vẫn có triệu chứng sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
  • 11% mẹ bầu vẫn tiếp tục có triệu chứng này trong suốt thai kì, thậm chí ngay đến khi sinh em bé.
  • Có mẹ bầu suốt thai kỳ không có hiện tượng ốm nghén.

2.2 Các mốc thời gian trung bình các dấu hiệu ốm nghén bắt đầu xuất hiện thường gặp

  • Chuột rút và chảy máu nhẹ : từ tuần thứ 1 đến tuần 4
  • Mệt mỏi : tuần 4
  • Buồn nôn : tuần 4 – tuần 6
  • Ngứa hoặc tức ngực : tuần 4 – tuần 6
  • Đi tiểu thường xuyên : tuần 4 – tuần 6
  • Đầy hơi : tuần 4 – tuần 6
  • Cảm giác như say xe : tuần 5 – tuần 6
  • Tâm trạng lâng lâng : tuần 6
  • Nhiệt độ tăng cao : tuần 6
  • Huyết áp cao : tuần 8
  • Ợ nóng, đầy bụng : tuần 9
  • Nhịp tim nhanh : tuần 8 – tuần 10
  • Thay đổi vú và núm vú : tuần 11
  • Mụn trứng cá : tuần 11
  • Tăng cân : tuần 11

Tìm hiểu thêm: Những đồ dùng cho mẹ bầu và bé cần chuẩn bị kỹ trước khi đi sinh

Có thai bao lâu thì bị ốm nghén – Mẹ bầu đã biết chưa?

2.3 Thời gian ốm nghén kéo dài bao lâu

Thông thường, thời gian ốm nghén ở các bà bầu sẽ biến mất khi thai ở 12 đến 14 tuần tuổi, tức kéo dài khoảng 1-2 tháng. Dù vậy tình trạng ốm nghén xuất hiện không tương tự ở các bà bầu, thậm chí không giống ngay ở cả các lần mang thai khác nhau của họ. Tương tự như thế, thời gian ốm nghén kéo dài hay diễn ra thời gian ngắn cũng rất khác nhau ở các bầu. Ngoài tình trạng phổ biến là kéo dài trong khoảng 1-2 tháng, cũng có những chị em ốm nghén 3 tháng đầu sau đó sẽ hết, nhưng cũng có người ốm nghén suốt thai kỳ. 

Có sự khác nhau về khoảng thời gian ốm nghén diễn ra ở các bầu, do điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ thể trạng, tình trạng sức khỏe ở thời điểm mang thai, tâm lý, thậm chí là do cả di truyền nữa. 

3. Nguyên nhân gây ốm nghén ở mẹ bầu

  • Hormone Human chorionic gonadotropin trong cơ thể tăng lên nhanh chóng khi mang thai gây ra hiện tượng ốm nghén xuất hiện càng nhiều.
  • Phụ nữ có vi khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày có nhiều khả năng bị buồn nôn và nôn.
  • Các hormone trong cơ thể tăng lên, đặc biệt là estrogen.
  • Thay đổi quá trình trao đổi chất của carbohydrates.
  • Căng thẳng về thể chất và tâm lý.
  • Do thói quen ăn uống thất thường, không đủ chất dinh dưỡng và lượng đường trong máu thấp.
  • Một số mẹ bầu có đường tiêu hóa khá là nhạy cảm hơn với sự những thay đổi sớm của thời kỳ mang thai.
  • Mẹ bầu rất nhạy cảm với mùi, những mùi này có thể làm kích hoạt phản xạ buồn nôn và nôn mửa của mẹ bầu.

Có thai bao lâu thì bị ốm nghén – Mẹ bầu đã biết chưa?

4. 2 câu hỏi thường gặp nhất khi bà bầu ốm nghén

4.1 Ốm nghén có ảnh hưởng đến mẹ và bé không?

  • Về mặt sinh học, thai nghén có tác dụng bảo vệ thai nhi. Các chuyên gia cho rằng, những bà bầu trải qua thời kỳ thai nghén  chính là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt.
  • Các bà bầu bị ốm nghén thường ít bị sảy thai hơn và chỉ có 30% khả năng bị bệnh ung thư vú so với bà bầu không ốm nghén.
  • Các nội tiết tố tăng cao trong giai đoạn đầu của thai kỳ được cho là để bảo vệ thai nhi khi đang còn non nớt.
  • Đối với những trường hợp ốm nghén nặng:
  • Ốm nghén nặng có thể là tình trạng nhiễm độc thai nghén.
  • Ốm nghén nhiều có thể gây mê sảng, co giật, gây viêm tắc ruột, viêm đường tiết niệu làm nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.
  • Thai nhi có thể nhẹ cân hoặc thai chết lưu.
  • Nếu mẹ bầu bị nôn ói nhiều trong 3 tháng cuối thì có thể là dấu hiệu của tiền sản giật, nhau bong non,… những biến chứng sản khoa vô cùng nguy hiểm, gây nguy hiểm tới tính mạng cả mẹ và con.
  • Nếu như nôn mửa xảy ra liên tục và kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ rối loạn nước và điện giải, mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng, nguy cơ sinh non, con sinh ra nhẹ cân.

Có thai bao lâu thì bị ốm nghén – Mẹ bầu đã biết chưa?

4.2 Làm thế nào để khắc phục tình trạng ốm nghén

  • Chia nhỏ bữa ăn, không nhịn đói và mẹ nên ăn chậm.
  • Ăn bánh quy cũng có thể giúp mẹ cảm thấy tốt hơn và đơn giản để thực hiện.
  • Tránh thức ăn có mùi và gây ra buồn nôn.
  • Mẹ nên tránh xa các loại thức ăn chiên, thực phẩm cay, chua, hoặc gia vị nhiều, nó có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa của mẹ.
  • Đánh răng và súc miệng sau khi ăn.
  • Uống nước nhiều.
  • Các loại đồ uống thể thao có chứa glucose, muối, và kali để bù đắp các chất điện giải bị mất.
  • Dùng gừng có tác dụng hổ trợ tiêu hóa và giảm bớt sự buồn nôn. Theo kinh nghiệm dân gian, cách trị ốm nghén từ gừng cũng khá hiệu quả cho các bầu. 

Có thai bao lâu thì bị ốm nghén – Mẹ bầu đã biết chưa?

>>>>>Xem thêm: Cách hay giúp bà bầu đề phòng bệnh lý khó thở trong thai kỳ

Có thể nói rằng, với các thông tin chi tiết chia sẻ về việc có thai bao lâu thì bị ốm nghén như trên, chắc hẳn cũng đã trả lời được thắc mắc cho các bầu rồi phải không nào. Blogtretho.edu.vn cũng mong rằng qua nội dung này, các mẹ sẽ không còn lo lắng quá nhiều về thời gian ốm nghén xuất hiện nữa. Vì tùy cơ địa của mỗi người, cũng như tình trạng sức khỏe cụ thể ở thời điểm mang thai, mà thời gian xuất hiện ốm nghén cũng khác nhau. Do đó, việc chúng ta cần làm là hiểu về đặc điểm ốm nghén xảy ra với mình, tích lũy một số kinh nghiệm hay và luôn bình tĩnh, cùng cố gắng để ứng phó với tình trạng ốm nghén nhé, chắc chắn giai đoạn này cũng không quá nặng nề, mà sớm qua đi một cách nhẹ nhàng. 

Chi Lê tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *