Bà bầu uống nước dừa từ lâu đã là một trong những khẩu hiệu trong thai kỳ. Đa phần chị em đều được nhắc nhở uống nước dừa và đều thực hiện với một niềm tin không bị vướng phải nhiều hoài nghi, như một số thức uống khác. Tuy vậy, chúng ta cũng cần biết rằng, giai đoạn mang thai là thời kỳ vô cùng nhạy cảm, việc dùng thực phẩm đối với chúng ta cũng cần có những hiểu biết nhất định, để chúng ta dùng đúng và thực sự yên tâm hơn.
Bạn đang đọc: Bà bầu uống nước dừa và những vấn đề liên quan bầu nào cũng nên biết
Contents
- 1 1. Về việc bà bầu uống nước dừa
- 1.1 1.1 Uống nước dừa có tốt không?
- 1.2 1.2 Uống nước dừa có tác dụng gì?
- 1.2.1 1.2.1 Cải thiện khả năng miễn dịch
- 1.2.2 1.2.2 Giảm đau khớp và mang lại sự thư giãn cơ bắp
- 1.2.3 1.2.3 Tốt cho tim mạch
- 1.2.4 1.2.4 Cải thiện năng lượng cho cơ thể
- 1.2.5 1.2.5 Tác dụng nhất định đối với nước ối
- 1.2.6 1.2.6 Nước dừa giúp bà bầu bớt ợ nóng
- 1.2.7 1.2.7 Ngăn ngừa táo bón thai kỳ
- 1.2.8 1.2.8 Lợi tiểu và ngăn ngừa sỏi thận
- 1.2.9 1.2.9 Thức uống giải khát lành mạnh ít calo
- 1.2.10 1.2.10 Hạ huyết áp
- 1.3 1.3 Uống nước dừa có làm cho da em bé trắng hồng không?
- 1.4 1.4 Uống nước dừa có làm sạch nước ối không
- 2 2. Bà bầu uống nước dừa đúng cách
- 3 3. Những trường hợp bà bầu không nên uống nước dừa
1. Về việc bà bầu uống nước dừa
Người ta không xác định được là việc bà bầu nên uống nước dừa có từ khi nào. Chúng ta chỉ biết trước hết đây là một trong những kinh nghiệm dân gian về dinh dưỡng với bà bầu, được truyền tai từ lâu rồi. Càng về sau này, một số câu hỏi liên quan đến thức uống này với thai kỳ đã xuất hiện, và ngày càng có nhiều câu trả lời xác đáng có cơ sở mang tính khoa học hơn, để chị em yên tâm hơn khi sử dụng, vì sức khỏe của bản thân cũng như chính thai nhi bé bỏng trong lòng mình.
1.1 Uống nước dừa có tốt không?
Theo những trang thông tin hàng đầu về sức khỏe nói chung, sức khỏe bà bầu nói riêng như Livestrong, WebMD, MedlinesPlus, Sciencedaily,..đều có những bài thông tin công bố về tác dụng nhất định của nước dừa với sức khỏe thai kỳ. 3 điểm đáng chú ý nhất cho loại nước uống tự nhiên này họ đề cập gồm:
- Nước dừa được đánh giá như nước điện giải tự nhiên, bổ sung nước vô cùng hữu hiệu cho cơ thể, nhất là những phụ nữ mang thai luôn cần lượng nước nhiều hơn người bình thường.
- Nước giải khát tự nhiên giàu khoáng chất và vitamin an toàn cho cơ thể.
- Nước uống giải khát có hàm lượng đường thấp giúp hạn chế/ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ .
Như vậy, có thể khẳng định, bà bầu uống nước dừa tốt cho thai kỳ và điều này là hoàn toàn có cơ sở.
1.2 Uống nước dừa có tác dụng gì?
Hiện nay, người ta tìm thấy có ít nhất trên 10 công dụng của nước dừa đối với sức khỏe thai kỳ, tốt cho mẹ, cho thai nhi và thậm chí tốt cho cả bà mẹ sau sinh. Tác dụng cụ thể của nước dừa như dưới đây:
1.2.1 Cải thiện khả năng miễn dịch
Người ta tìm thấy trong nước dừa có chứa các hợp chất có khả năng kháng khuẩn cực tốt. Nguồn nước tự nhiên được giữ an toàn trong vỏ dừa là nguồn nước tinh khiết. Chính vì thế, nước dừa có thể giúp bà bầu cải thiện hệ miễn dịch, khỏe hơn và ngăn ngừa được được chứng bệnh cảm cúm thông thường, có thể xuất hiện trong thai kỳ do virus vi khuẩn tấn công.
1.2.2 Giảm đau khớp và mang lại sự thư giãn cơ bắp
Có thể chúng ta ngạc nhiên khi nói về việc bà bầu cần sự thư giãn về cơ bắp. Tuy nhiên, nếu xét kỹ lại thì điều này hoàn toàn khá bình thường.
Bạn cũng thấy đó, bà bầu mang thai với sức nặng của thai nhi ngày càng tăng, khiến cơ bắp của họ cũng trở nên dễ căng cứng hơn. Trong khi đó, nước dừa có thể góp phần làm giãn cơ bắp và hệ thần kinh một cách tự nhiên nhờ có chứa một hàm lượng magie nhất định. Bên cạnh đó, nước dừa cũng giúp bà bầu bớt cảm giác đau khớp, hay tình trạng bà bầu bị ngứa trong thai kỳ.
1.2.3 Tốt cho tim mạch
Vì nước dừa không chứa cholesterol nên hoàn toàn tốt cho tim mạch. Thậm chí, người ta còn cho rằng, nước dừa còn góp phần tăng cholesterol tốt (HDL) cho cơ thể nữa.
1.2.4 Cải thiện năng lượng cho cơ thể
Khi mang thai , hầu như mọi phụ nữ đều ít nhiều đối mặt với cảm giác mệt mỏi. Nước dừa sẽ góp phần thúc đẩy quá trình trao đổi chất, kích thích chức năng tuyến giáp,…sẽ làm giảm sự mệt mỏi của các bầu đi.
1.2.5 Tác dụng nhất định đối với nước ối
Nước dừa góp phần cải thiện chất lượng nước ối cũng như tăng lượng nước ối. Nước dừa được xếp vào một trong các loại nước đủ tốt, để giúp các bà bầu cải thiện môi trường nước ối, tốt cho thai nhi hơn.
1.2.6 Nước dừa giúp bà bầu bớt ợ nóng
Chúng ta cũng biết, trong cuộc sống mẹ bầu , đa phần các bà bầu thường gặp phải tình trạng ợ nóng hoặc thậm chí họ thường cảm thấy bị khó tiêu. Việc uống nước dừa sẽ góp phần giúp họ giảm mức độ axit trong dạ dày. Điều này hẳn nhiên sẽ khiến chứng ợ nóng hay khó tiêu bị ngăn chặn hoặc giảm đi. Để ngăn ngừa tình trạng ợ nóng hay khó tiêu này, bà bầu được khuyên có thể uống một ly nước dừa trước bữa ăn.
1.2.7 Ngăn ngừa táo bón thai kỳ
Nói đến các bệnh thường gặp trong thai kỳ, chúng ta không thể không nói đến việc bà bầu bị táo bón. Tình trạng này rất phổ biến và hầu như bà bầu nào cũng gặp ít nhất một vài lần trong quá trình mang thai của mình, ở các mức độ khác nhau. Nước dừa được đánh giá là loại thuốc nhuận tràng tự nhiên, góp phần đáng kể giúp bà bầu ngăn ngừa được chứng bệnh khó chịu này.
1.2.8 Lợi tiểu và ngăn ngừa sỏi thận
Bà bầu cũng thường gặp tình trạng viêm đường tiết niệu. Ở các trường hợp nhiễm trùng nhẹ, nước dừa có thể giúp bầu khắc phục tình trạng này. Vì, như đã đề cập, nước dừa chứa một số hợp chất kháng khuẩn có thể ngăn chặn được tình trạng nhiễm trùng nhẹ hoặc bệnh mới chớm, giúp lợi tiểu và ngăn ngừa được sỏi thận.
1.2.9 Thức uống giải khát lành mạnh ít calo
Bà bầu thường dễ mệt mỏi, mất nước và kiệt sức. Trong khi đó, nước dừa giữ vai trò như nước điện giải tự nhiên lành mạnh, ít calo, giàu axit amin và enzyme, có thể giúp cơ thể cải thiện tình trạng mất nước và khiến cơ thể khỏe khoắn hơn.
1.2.10 Hạ huyết áp
Những người cao huyết áp kể cả bà bầu đều thiếu một lượng kali nhất định. Mà, nước dừa lại là một trong các loại nước uống tự nhiên chứa hàm lượng kali giàu có. Do vậy, khi bổ sung nước dừa, cũng đồng nghĩa với việc bổ sung kali. Lượng kali này sẽ giúp đào thải muối và huyết áp sẽ giảm xuống.
1.3 Uống nước dừa có làm cho da em bé trắng hồng không?
Đây là câu hỏi mà chắc chắn mọi bà bầu đều thắc mắc. Dân gian cho rằng, uống nước dừa sẽ giúp cho em bé có làn da trắng hồng. Niềm tin uống nước dừa da trắng đã được truyền miệng từ lâu và người ta vẫn tin dù không có chứng cứ khoa học cụ thể.
Có rất nhiều diễn đàn bàn về việc uống nước dừa khi mang thai thì em bé sẽ có làm da trắng hồng. Nhưng, những người hiểu về mối liên hệ giữa nước dừa và thai kỳ – đều biết rằng đây chỉ là một điều ước.
Chúng ta cần biết rằng, màu da do sắc tố melanin quyết định. Yếu tố ảnh hưởng đến melanin chính là di truyền, sự hấp thụ vitamin D, cũng như mức độ tiếp xúc với tia UV. Như thế, chúng ta không thể tác động hay làm thay đổi làn da của em bé chỉ bằng việc uống nước dừa.
Do đó, với câu hỏi uống nước dừa có làm cho da em bé trắng hồng không, câu trả lời cho chúng ta là KHÔNG. Và nếu như chị em nghe nói bà bầu uống nước dừa sẽ sinh con da trắng hồng – thì chúng ta cần tỉnh táo nhé, vì cho đến nay vẫn chưa có cơ sở nào chứng thực cho kết luận này cả.
Tìm hiểu thêm: Bị chuột rút khi mang thai – nguyên nhân và cách khắc phục
1.4 Uống nước dừa có làm sạch nước ối không
Khác với việc lưu truyền về việc nước dừa có thể làm da em bé trắng hồng được xem chỉ là một câu nói mang tính “cổ tích”, thì việc uống nước dừa góp phần làm sạch nước ối là câu chuyện có thật.
Điều này được giải thích rằng, thông thường, việc uống đủ nước bình thường cũng đã giúp cho môi trường nước ối của em bé được trong lành và giúp em bé khỏe mạnh, với một loại nước tinh khiết nhiều dinh dưỡng như nước dừa, thì đương nhiên sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho môi trường sống của thai nhi.
Người ta cho rằng, là loại nước có chất điện giải tự nhiên và chất chống oxy hóa, nước dừa có thể góp phần hấp thụ chất nhầy cùng một lượng chất thải nào đó có trong nước ối, làm sạch môi trường nước ối hơn.
Có thể thấy, nước dừa với bà bầu – thực sự là rất có lợi không chỉ cho mẹ mà cả thai nhi. Tuy nhiên, cũng như những loại thực phẩm khác, ngoài lợi ích, việc dùng nước dừa tốt cho thai kỳ cũng là điều rất đáng bàn, tương tự như việc chúng ta bàn về lợi ích của nước dừa đối với sức khỏe thai kỳ. Vậy chúng ta nên dùng nước dừa như thế nào, bao nhiêu là đủ, ở thời điểm nào là thích hợp nhất,….Blogtretho.edu.vn mời chị em cùng tiếp tục theo dõi nội dung này ngay dưới đây nhé.
2. Bà bầu uống nước dừa đúng cách
2.1 Trong thai kỳ, khi nào thì bà bầu nên uống nước dừa
Liên quan đến việc uống nước dừa khi nào trong quá trình mang thai, các bầu được khuyên cụ thể như sau:
- 3 tháng đầu thai kỳ : Không nên uống hoặc chỉ uống một lượng nhỏ. Lý do là bởi 3 tháng đầu thai kỳ, các bà bầu thường rất nhạy cảm. Nước dừa có tính hàn, dù có thể giảm huyết áp hay làm hạn chế tình trạng ợ hơi khó tiêu, song nếu cơ thể bà bầu quá nhạy cảm, sức khỏe không ổn định thì việc dùng nước dừa ngay ở thời điểm này có khi lại không tốt cho sức khỏe.
- 3 tháng giữa thai kỳ : Nên uống nước dừa đều đặn 3-4 lần/ tuần trong thời gian này. Vì, sức khỏe đa số các bầu ở thời điểm này đã dần ổn định. Các bầu có thể tận dụng nguồn dinh dưỡng của nước dừa để giúp cơ thể khỏe khoắn hơn, cũng như giúp cho môi trường nước ối của em bé được thêm phần sạch hơn.
- 3 tháng cuối thai kỳ : Uống nước dừa có kiểm soát chặt chẽ hơn. Vì, gần về cuối thai kỳ, tình trạng nước ối có thể bị thay đổi và một số nguy cơ bệnh thai kỳ có thể xuất hiện. Do đó, các bầu dù vẫn có thể uống nước dừa nhưng nên có kiểm soát chặt chẽ. Ví dụ, nếu bầu gặp phải tình trạng huyết áp giảm hay nước ối nhiều thì việc uống nước dừa cần phải hạn chế. Hoặc khi có nguy cơ tiểu đường thai kỳ, nước ối ít thì việc uống nước dừa có thể được khuyến khích, nhưng cần phải kiểm soát để bảo đảm rằng, bầu không dùng quá nhiều dẫn đến nhiều ối, ảnh hưởng đến huyết áp hoặc gặp phải tình trạng đầy bụng khó tiêu.
2.2 Bà bầu nên uống nước dừa vào thời điểm nào trong ngày
Bà bầu nên:
- Uống nước dừa vào buổi sáng.
- Uống nước dừa trước bữa ăn trưa khoảng 30 phút.
Không nên:
- Uống nước dừa sau bữa ăn
- Uống nước dừa vào buổi tối
- Uống nước dừa trước khi đi ngủ
2.3 Bà bầu nên uống bao nhiêu nước dừa
Các bầu được khuyên:
- Uống 1 ly khoảng 100-150ml nước dừa cho mỗi lần uống. Hoặc 1 trái dừa vừa cho mỗi lần uống.
- Uống đều đặn 3-4 lần mỗi tuần ở giai đoạn giữa thai kỳ.
- Ở giai đoạn đầu và cuối thai kỳ, lượng nước dừa sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe thai kỳ thực tế.
- Với các trường hợp thiếu ối hay dư ối, hoặc huyết áp không ổn định, thì việc uống lượng nước dừa bao nhiêu của các bầu nhất thiết cần phải tham khảo ý kiến của bác sỹ.
2.4 Uống nước dừa sao cho an toàn
- Nên chọn dừa còn vỏ xanh hoặc vàng tươi, còn nguyên theo buồng là tốt nhất. Không nên chọn dừa đã tách buồng lâu, có dấu hiệu quá cũ hoặc đã lột hết vỏ từ lâu, hay giữ lạnh quá lâu.
- Uống nước dừa ngay sau khi khui nắp.
- Uống nước dừa nguyên chất. Không nên uống nước dừa pha đường và thêm đá lạnh để giải khát.
- Có thể uống nước dừa đóng lon hay chai nhưng bảo đảm về nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng là 100% nguyên chất.
- Không uống nước dừa đã khui để qua đêm.
- Không dùng nước dừa có vị chua, vị lạ.
3. Những trường hợp bà bầu không nên uống nước dừa
3.1 Ghi nhớ 3 thời điểm bà bầu không uống nước dừa
- Khi quá mệt mỏi, kiệt sức.
- Khi mới ra nắng về.
- Trước khi đi ngủ.
3.2 Những bà bầu nào không nên hoặc phải rất cân nhắc khi uống nước dừa
- Đang bị ốm nghén nặng.
- Có tiền sử bệnh tim mạch, bệnh thận.
- Đang bị giảm huyết áp.
- Đang bị rối loạn tiêu hóa.
- Đang bị tiểu đường thai kỳ nặng.
- Đang trong tình trạng dư ối hay đa ối.
>>>>>Xem thêm: Tại sao xét nghiệm sàng lọc trước sinh không phải lúc nào cũng đúng?
Đến đây, có lẽ chúng ta đều thấy rõ rằng, việc bà bầu uống nước dừa có thể ai cũng đã biết nhưng uống như thế nào, uống ra sao cho tốt, và hiểu về tác dụng của nó với sức khỏe thai kỳ lại là câu chuyện rất khác. Blogtretho.edu.vn hy vọng rằng qua nội dung chia sẻ khá chi tiết ở trên, các bầu đã biết rõ hơn thời điểm mình nên uống nước dừa và nắm được cách dùng sao cho an toàn, cũng như tận dụng được nguồn nước tinh sạch tự nhiên này một cách hiệu quả nhất.
Nguồn tham khảo: Livestrong, Webmd, Medlineplus, Sciencedaily, NV Living và Manipal Hospitals
Cát Lâm tổng hợp và lược dịch