Cách chữa bệnh trĩ khi mang thai với mọi chị em hẳn là một bài toán khó. Và, căn bệnh này cũng luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều mẹ bầu. Thực ra, cách chữa bệnh trĩ khi mang thai hiệu quả không đến nỗi phức tạp như mẹ vẫn hay nghĩ. Hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu ngay 9 cách chữa trị bệnh phổ biến với bà bầu này, trong bài viết sau đây nhé.
Bạn đang đọc: 9 cách chữa bệnh trĩ khi mang thai giúp mẹ bầu đánh bay mọi nỗi ám ảnh về bệnh này
Contents
1. Tại sao mẹ bầu rất dễ bị trĩ khi mang thai
Theo các khảo sát thì bệnh trĩ được coi là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn – trực tràng. Trong đó, tỉ lệ phụ nữ mang thai bị trĩ là hơn 50%.
Lý do là vì:
- Trong những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi ngày càng lớn gây áp lực lên vùng bụng, làm quá trình lưu thông ở các mạch máu và tĩnh mạch ở tầng sinh môn, đáy chậu diễn ra khó khăn hơn, từ đó gây ra bệnh trĩ.
- Một trong những lý do của bệnh trĩ là do triệu chứng táo bón thường xuyên xảy ra khi mẹ mang thai và làm cho bệnh trĩ thêm trầm trọng. Khi bị táo bón, mẹ thường có xu hướng căng cơ khi rặn, gây áp lực và tổn thương cho vùng hậu môn. Lâu dần, các búi trĩ càng to và lòi hẳn ra ngoài.
- Lượng Progesterone tăng lên khi mẹ mang thai cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Sự gia tăng lượng hormone này khiến các thành tĩnh mạch dễ bị sưng hơn và làm chậm nhu động ruột dẫn đến tình trạng táo bón ở mẹ bầu.
- Ngoài ra, một chế độ ăn ít chất xơ, ít nước và ít vận động,… trong quá trình mang thai cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ ở mẹ bầu.
Mặc dù không gây ảnh hưởng đến thai nhi nhưng tình trạng trĩ kéo dài sẽ khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc sinh hoạt hằng ngày. Bệnh này thường gây khó chịu, đau buốt khi ngồi, đi vệ sinh, thậm chí khi những búi trĩ này vỡ, mẹ còn có nguy cơ bị thiếu máu, nhiễm trùng, áp xe hậu môn thậm chí là hoại tử.
2. 7 cách chữa bệnh trĩ khi bạn đang mang thai bằng thuốc
Trong quá trình mang thai , các cách điều trị và phẫu thuật bệnh trĩ cho mẹ bầu thường rất hạn chế vì sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến mẹ và đặc biệt là thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không thể đợi đến lúc sinh em bé mới chữa trị, điều này sẽ khiến bệnh tình ngày càng nặng nề và khó chữa hơn. Để khắc phục tình trạng này, mẹ cần thực hiện những phương pháp chữa trị lành tính, không gây ảnh hưởng đến bé yêu, như là:
2.1 Một số loại thuốc chữa bệnh trĩ khi mang thai mà không gây ảnh hưởng đến bé yêu
2.1.1 Sử dụng gel bôi trơn
Gel bôi trơn sẽ giúp ích cho mẹ rất nhiều khi bị trĩ trong giai đoạn mang thai nhạy cảm này đấy. Mẹ chỉ cần dùng một lượng gel nhỏ bôi vào bên trong thành ống hậu môn để làm giảm những cơn đau rát do búi trĩ gây ra sau những lần đi đại tiện. Tuy nhiên, để có thể tìm cho mình một loại gel bôi trơn lành tính mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ và làm theo hướng dẫn được đính kèm theo sản phẩm. Khi bôi, mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng tránh gây trầy xước và nhiễm trùng.
2.1.2 Sử dụng rau diếp cá
Rau diếp cá là loại thực phẩm khá lành tính giúp chống táo bón, chống viêm, giải độc cơ thể và điều trị bệnh trĩ cực kỳ hiệu quả và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Từ rau diếp cá, mẹ bầu có thể:
- Ăn sống hoặc uống nước rau diếp cá.
- Nấu sôi rau diếp các với nước nóng để xông lỗ hậu môn.
- Giã nhuyễn đắp, hoặc vò nát để đắp vào hậu môn.
Thường xuyên thực hiện phương pháp này mẹ sẽ thấy tình trạng trĩ của mình được thuyên giảm rất nhiều.
2.1.3 Cách chữa bệnh trĩ khi mang thai bằng hoa hòe kết hợp với hoa mướp
Với trường hợp mẹ bầu bị bệnh trĩ khi mang thai mà nặng có bị chảy máu, mẹ bầu có thể dùng đến bài thuốc dân gian cực kỳ hiệu quả này.
Hoa hòe là loại hoa có chưa nhiều chất rutin giúp phòng tránh tình trạng táo bón, làm cho thành mạch bền hơn và hạn chế tính giòn, thấm, giãn của mao mạch. Còn trong hoa mướp có chứa nhiều dưỡng chất tốt giúp lương huyết chỉ huyết, tiêu thủng tán ứ,…
Mẹ lấy khoảng 10g hoa hòe và 20g hoa mướp đem hãm cùng với nước sôi trong vòng 20 phút. Với lượng nguyên liệu này, mẹ có thể hãm lấy nước vài lần và uống thay trà mỗi ngày.
2.1.4 Bôi thuốc làm từ cây phỉ
Ngoài công dụng làm đẹp da, cây phỉ còn được coi là một loại thảo dược giúp chữa bệnh trĩ hiệu quá, đặc biệt là cho bà bầu.
Cây phỉ là một loại thảo mộc, có tên khoa hoạc là Witch haze, có chứa nhiều tanin và flavonoid . Nếu chiết xuất nước từ cây phỉ, có tác dụng kháng viêm kháng khuẩn, giảm tình trạng đau rát, ngứa ngáy và lòi búi trĩ.
Mỗi tối mẹ chỉ cần dùng bông đã tiệt trùng thấm nước cây phỉ và nhẹ nhàng đắp vào vùng hậu môn. Với cách làm này, chắc hẳn mẹ bầu sẽ thấy dễ chịu hơn và tình trạng bệnh cũng sẽ giảm đáng kể.
2.1.5 Sử dụng nghệ tươi
Từ lâu, nghệ đã được coi là một thần dược cho sức khỏe vì có chứa nhiều thành phần giúp kháng viêm, liền vết thương,…
Mẹ chỉ cần chọn những củ nghệ già, còn tươi giã nhuyễn và đắp vào vùng hậu môn hằng ngày. Không chỉ làm giảm tình trạng sưng tấy, sa búi trĩ mà sử dụng nghệ tươi mỗi ngày để đắp mẹ còn có thể ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm do búi trĩ sa ra ngoài.
Tìm hiểu thêm: Những mối nguy khi cạo gió cho bà bầu và trẻ nhỏ không phải ai cũng biết
2.1.6 Đắp lá thiên lý
Theo Đông y, lá thiên lý có tác dụng điều trị viêm loét, sát trùng và mụn nhọt. Ngoài ra, lá thiên lý còn có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất nên được sử dụng khá nhiều trong việc điều trị bệnh trĩ.
Mẹ chỉ cẩn lấy một nắm lá thiên lý non giã nhuyễn với một ít muối, sau đó cho vào một miếng vải mỏng đắp vào hậu môn trong khoảng 20 – 30 phút, mỗi ngày 2 lần.
Lưu ý cho mẹ là nên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước ấm hoặc nước muối ấm pha loãng trước và sau khi đắp thuốc.
2.1.7 Cách chữa bệnh trĩ khi mang thai bằng quả sung
Trong y học lâm sàng, quả sung được biết đến với nhiều chất dinh dưỡng như canxi, magie, potassium, chất xơ,… rất tốt cho người bị trĩ, đặc biệt là bà bầu.
Mẹ chỉ cần cho 10 quả sung vào một nồi nước, nấu trong khoảng 5 – 7 phút rồi tắt bếp và ngâm trong khoảng 2 phút nữa. Sau đó, mẹ hãy dùng lấy nước sung đã nấu và xông hậu môn. Nên thực hiện mỗi ngày một lần vào buổi tối trước khi ngủ, mẹ nhé.
Một lưu ý nhỏ là trước khi tiến hành xông, mẹ nên vệ sinh vùng hậu môn với nước muối ấm pha loãng.
3. 2 cách khắc phục tình trạng trĩ khi mang thai từ chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt
Ngoài áp dụng những phương pháp chưa bệnh trĩ ở trên thì mẹ cũng cần phải nắm rõ và thực hiện song song 2 cách khắc phục được nêu ra dưới đây, để quá trình chữa trị được nhanh chóng hơn.
3.1 Chú ý đến chế độ ăn uống
Một chế độ ăn uống phù hợp để điều trị bệnh trĩ cần phải được thực hiện mỗi ngày. Nhằm đẩy lùi tình trạng táo bón – nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ ở mẹ bầu.
- Chất xơ luôn được coi là “khắc tinh” của chứng táo bón. Vì thế, một chế độ ăn gồm trái cây, rau cải, cám, yến mạch, ngũ cốc và các loại hạt đại mạch,… cũng không tệ chút nào đâu ạ. Những thực phẩm giàu chất xơ này có tác dụng làm mềm phân, kích thích nhu động ruột, giúp việc đi cầu của mẹ được dễ dàng hơn.
- Uống nhiều nước mỗi ngày không chỉ giúp mẹ có một làn da khỏe đẹp, thanh lọc cơ thể, tăng lượng nước ối quanh bào thai, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu,… mà việc uống nhiều nước mỗi ngày còn giúp phân mềm hơn, hạn chế táo bón và tất nhiên, việc mẹ đi đại tiện cũng sẽ đơn giản hơn rất nhiều rồi. Vì thế, hãy duy trì thói quen nuốc nhiều nước, khoảng 3 lít mỗi ngày trong thời gian mang thai mẹ nhé.
- Bổ sung lượng canxi, sắt phù hợp khi mang thai là điều tất yếu của mỗi mẹ bầu. Tuy nhiên, việc bổ sung hai loại chất này quá nhiều cũng gây nên hiện tượng táo bón dẫn đến trĩ. Vì thế, mẹ chỉ nên bổ sung lương canxi và sắt thích hợp theo đơn kê của bác sĩ và nếu tình trạng táo bón kéo dài, mẹ hãy trao đổi với bác sĩ để được thay thế loại thuốc khác phù hợp hơn nhé.
3.2 Thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày
Thói quen sinh hoạt mỗi ngày cũng là một cách chữa bệnh trĩ khi mang thai rất hiệu quả đấy. Những điều mẹ nên làm được nêu ra ngay dưới đây rất dễ thực hiện và giúp giảm những cơn đau nhức, khó chịu rất tuyệt vời đấy mẹ.
- Tắm và ngâm mình trong nước ấm sẽ giúp làm giảm tình trạng ngứa ngáy, đau nhức vùng hậu môn do bệnh trĩ gây ra và tâm trạng của mẹ cũng sẽ thoải mái hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên tắm quá lâu vì rất dễ bị cảm lạnh và ảnh hưởng đến thai nhi.
- Sau mỗi lần đi đại tiện, mẹ nên dùng những loại khăn, giấy mềm, không mùi để lau nhẹ nhàng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng khăn ướt không cồn hoặc loại khăn chuyên dụng cho những người bị trĩ.
- Mẹ bầu khi bị trĩ không nên ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu. Bởi thói quen này của mẹ sẽ gây nhiều áp lực cho vùng hậu môn. Do đó, việc vận động hàng ngày với những bài tập ngắn, đơn giản dành cho bà bầu sẽ giúp các mẹ bầu tránh được khả năng mắc bệnh trĩ. Gợi ý cho mẹ là những bài tập Kegel nhẹ nhàng sẽ rất tốt đấy.
>>>>>Xem thêm: Ngứa âm đạo khi mang thai những lưu ý mẹ cần biết
- Mẹ cần đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu. Điều này sẽ giúp phân không bị khô cứng và khi đi qua ống hậu môn sẽ giảm bớt cảm giác đau rát, khó chịu, thậm chí là chảy máu. Và trong quá trình đi vệ sinh mẹ cũng nên hạn chế việc cố sức để rặn. Nếu mẹ không đi được, hãy đứng dậy và ra khỏi nhà vệ sinh.
- Theo các bác sĩ, tư thế nằm nghiêng về bên trái khi ngủ sẽ làm giảm áp lực của các bộ phận khác ném lên tử cung, giúp động mạch chủ – nơi cung cấp máu và dinh dưỡng đến nhau thai có thể hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, bà bầu khi bị trĩ ngủ ở tư thế này cũng sẽ giảm áp lực lên trực tràng và tăng lượng máu trở về từ nửa dưới cơ thể.
Thông thường, nếu bị trĩ khi mang thai mẹ bầu sẽ được khuyên là không nên được chữa trị bằng thuốc tây vì sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, những cách chữa bệnh trĩ khi mang thai được kể ở trên sẽ giúp ích rất nhiều cho tình trạng bệnh của mẹ. Tuy nhiên, việc chữa trị này sẽ phải cần nhiều thời gian mới có thể hồi phục hoàn toàn, nên mẹ bầu phải thật sự kiên nhẫn nhé. Nếu trong quá trình chữa trị mẹ vẫn thấy tình trạng đau, chảy máu vẫn kéo dài thì nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có cách điều trị kết hợp kịp thời, nhằm cải thiện tình trạng nhanh chóng hơn.
Hiền Anh tổng hợp