Sinh thường bao lâu hết đau là câu hỏi rất phổ biến của các mẹ khi mang thai, chuẩn bị sinh con. Các mẹ đừng quá lo lắng, vì khi sinh thường, thời gian đau sẽ rất ngắn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cụ thể hơn với các mẹ về vấn đề này, chúng ta cùng tham khảo nhé!
Bạn đang đọc: Sinh thường bao lâu hết đau và làm sao để các mẹ vượt cạn dễ dàng
Contents
1. Sinh thường bao lâu hết đau?
1.1 Về việc sinh thường
Sinh thường hay sinh em bé theo cách tự nhiên là cách phổ biến mang tính bản năng. Để chào đón một em bé chào đời phụ nữ có thể thụ thai, mang thai và sinh nở mà không cần máy móc hay sự trợ giúp kỹ thuật nào. Và khi đẻ thường, các bà mẹ sẽ không phải lo lắng về các loại thuốc gây tê, thuốc kháng sinh gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ, cũng như là những ảnh hưởng xấu sau khi sinh.
Ngày nay, tuy khoa học đã phát triển và đem đến cho phụ nữ vài lựa chọn khác, nhưng đa phần họ vẫn chọn phương pháp sinh em bé tự nhiên, vì:
- Muốn trải nghiệm quá trình lâm bồn và trở thành mẹ.
- Tin tưởng rằng sinh thường là hoàn toàn an toàn.
- Tin tưởng khả năng và sức khỏe của mình để có thể vượt cạn một cách tự nhiên.
- Tự tin rằng có thể vượt qua và chịu đựng các cơn đau.
- Muốn tránh các nguy cơ mà các loại thuốc như gây tê, gây mê có thể gây ra cho mẹ và bé.
1.2 Sinh thường bao lâu thì hết đau
Khi sinh thường, mẹ sẽ nhanh chóng phục hồi sau khi sinh, có thể vận động dễ dàng và ăn uống thoải mái hơn. Trong quá trình đẻ thường, endorphins (một loại thuốc giảm đau tự nhiên) được tiết ra từ chính cơ thể của thai phụ, sẽ tác động tích cực tới khả năng thích nghi của bé với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Việc đẻ thường sẽ thúc đẩy nang phổi mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp tự động của bé sau khi sinh ra.
Nếu phụ nữ sinh thường thì sau vài ngày ở bệnh viện, ăn uống đầy đủ và vệ sinh đúng cách, thì cơ thể sẽ không còn cảm giác đau nữa. Nhưng đối với trường hợp mẹ bị rạch tầng sinh môn thì thời gian hết đau cũng sẽ lâu hơn.
1.2.1 Rạch và khâu tầng sinh môn
Tầng sinh môn là bộ phận nằm giữa âm đạo và hậu môn của người phụ nữ, có kích thước khoảng từ 3-5 cm. Trong quá trình chuyển dạ, nếu người mẹ gặp khó khăn trong việc rặn đẻ để đẩy đầu em bé ra ngoài, các bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn. Rạch tầng sinh môn được hiểu là thao tác rạch vùng da từ âm đạo xuống dưới hậu môn – hay còn gọi là vùng đáy chậu để mở rộng âm đạo, tạo điều kiện cho em bé ra ngoài dễ dàng và an toàn hơn.
Khâu thẩm mỹ tầng sinh môn là bước cuối cùng sau khi cắt rạch tầng sinh môn. Khâu tầng sinh môn sau sinh thường là thủ thuật đơn giản nhanh chóng, nhẹ nhàng. Thời gian khâu tầng sinh môn sẽ kéo dài khoảng 15 – 20 phút, thời gian khâu nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào độ sâu và rộng của vết rạch, cũng như tay nghề của người bác sĩ thực hiện. Thủ thuật này tuy không phải 100% nhưng hầu hết các bà mẹ khi sinh thường đều phải trải qua.
1.2.2 Tác dụng của việc rạch tầng sinh môn
Tác dụng của việc rạch tầng sinh môn khi sinh thường là:
- Để quá trình sinh nở được dễ dàng và suôn sẻ hơn.
- Những bà mẹ có tầng sinh môn không được co giãn linh hoạt lắm, hoặc bị viêm âm đạo hay đáy chậu, phù nề v.v… chắc chắn phải được rạch rộng ra tránh tình trạng ảnh hưởng đến thai nhi.
- Đầu em bé hơi to, cộng với số cơn co của mẹ không mạnh, không nhiều dẫn đến đầu em bé có thể sẽ bị chặn lại ở phần đấy chậu, nên việc rạch tầng sinh môn sẽ giúp giải quyết vấn đề này.
- Với những mẹ bầu mang thai nhi đã 35 tuổi hoặc hơn, mắc bệnh tim khi mang thai hoặc có nguy cơ cao bị bệnh tim, huyết áp thai kỳ… để giúp những mẹ bầu này đỡ mệt về thể lực, rút ngắn quá trình rặn đẻ, giảm các mối nguy hiểm đe dọa tính mạng cho bà mẹ và con khi sinh ra, việc rạch tầng sinh môn sẽ được thực hiện.
- Cổ tử cung mở rộng, đầu thai nhi đã thấp, nhưng thai nhi bắt đầu có hiện tượng thiếu oxy máu, nhịp tim bất thường, và ối đục hoặc bị trộn với phân su, lúc này, việc phải rạch tầng sinh môn gấp sẽ được thực hiện để lấy em bé ra.
Tìm hiểu thêm: Lịch tiêm phòng cho bà bầu trong suốt thời gian mang thai
1.2.3 Bao lâu thì tầng sinh môn lành và hết đau
Theo bác sĩ chuyên khoa sản, vết khâu tầng sinh môn sau sinh sẽ mất thời gian từ 1- 2 tuần để lành và sau 1 tháng thì hồi phục hoàn toàn. Bạn cũng không cần tới bệnh viện cắt chỉ vì đã sử dụng chỉ tự tiêu trong quá trình thực hiện khâu tầng sinh môn. Nếu chăm sóc đúng chỉ định bác sĩ và sức khỏe người mẹ tốt, thì sẽ tầng sinh môn hồi phục rất nhanh chóng. Tuyệt đối không tùy ý sử dụng các loại thuốc giảm đau tùy tiện, nếu không có chỉ định của bác sĩ, vì như vậy có thể gây tác dụng phụ không mong muốn.
Liên quan đến tình trạng bị đau khi rạch tầng sinh môn, các bác sĩ chuyên khoa sản cũng chia sẻ rằng, bác sĩ chỉ rạch một đường nhỏ giúp quá trình sinh bé dễ dàng hơn nên không quá đau đớn cho người mẹ. Tuy nhiên, chị em vẫn phải mất ít nhất 1 tuần để hết đau và vết rạch liền lại. Tùy vào cơ địa và chế độ chăm sóc của mỗi người, mà thời gian hết đau sẽ nhanh hay chậm.
2. Những cách giúp mẹ sinh thường dễ dàng giảm nhẹ tình trạng đau trong khi sinh con
Sinh thường chỉ cần một thời gian ngắn thì sức khỏe của mẹ sẽ được phục hồi và không còn cảm giác đau nữa. Và để quá trình sinh con diễn ra thuận lợi, giảm đau và tránh mất sức , sau đây là những bí quyết, chị em đừng bỏ qua nhé.
2.1 Ngủ nhiều hơn
Các bầu cần ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày, đặc biệt là trong tháng cuối cùng của thai kì . Theo nghiên cứu, các bà bầu ngủ dưới 6 tiếng/ ngày sẽ phải đối mặt với nguy cơ sinh mổ gấp 4 lần, thời gian chuyển dạ cho đến khi sinh sẽ kéo dài hơn 11 tiếng.
2.2 Đi lại thường xuyên
Trong suốt quá trình mang thai, bạn phải được vận động, đi lại thường xuyên. Kể cả khi chuyển dạ, mặc dù rất đau đớn và mệt mỏi bạn cũng hãy cố đi đi lại lại một lúc. Đi bộ giúp lưu thông máu, tập hít thở đều đặn, cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai. Với bà bầu, nó còn giúp bạn chịu đựng được các cơn đau đẻ kéo dài, cơ thể thư giãn hơn, đẻ dễ và rút ngắn thời sinh nở. Ngoài ra bạn cũng nên thay đổi tư thế thường xuyên để dễ đẻ hơn.
2.3 Mát xa
Trong quá trình chuyển dạ, nếu bà bầu được mát xa bởi người thân (đặc biệt là chồng) sẽ giúp bớt đau đớn và bớt lo lắng hơn. Các bộ phận nên được mát xa là: cổ, đầu, chân, lưng, vai, tay,.. mẹ có thể dùng những chiếc khăn ấm (lạnh) để chà, chườm vào khu vực bị đau (ngoại trừ bụng).
>>>>>Xem thêm: Sinh con cần chuẩn bị những gì các mẹ đã biết chưa?
Qua bài viết này, Blogtretho.edu.vn mong rằng, các mẹ không còn quá căng thẳng về chuyện sinh thường bao lâu hết đau nữa. Chắc chắn rằng vượt cạn sẽ không tránh khỏi sự đau đớn, song, các mẹ luôn bình tĩnh, cố gắng vận động, nghỉ ngơi và để tâm lý của mình thật thoải mái, như thế cũng là một phần quan trọng, như liều thuốc giảm đau tự nhiên, giúp mẹ sinh con thuận lợi, bớt đau đón, nhanh hồi phục hơn.
Chi Lê tổng hợp