Mất ngủ khi mang thai mẹ không nên xem nhẹ

Rate this post

Mất ngủ khi mang thai là một triệu chứng thường gặp, kéo dài trong suốt thai kỳ. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới ván đề khó ngủ, mất ngủ ở mẹ bầu. Và nếu các triệu chứng này không được cải thiện, sức khỏe của mẹ và thai nhi có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, ảnh hưởng và cách khắc phục chứng mất ngủ thai kỳ qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Mất ngủ khi mang thai mẹ không nên xem nhẹ

Mất ngủ khi mang thai mẹ không nên xem nhẹ

1. Nguyên nhân gây mất ngủ khi mang thai

Thông thường giai đoạn đầu thai kỳ mẹ bầu thường ngủ nhiều, khi cơ thể quá mẹt mỏi do huy động máu và oxy để hình thành nhau thai. Nhưng đến những tháng giữa thai kỳ và cuối thai kỳ, mẹ bầu thường rơi vào tình trạng mất ngủ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đén tình trạng mất ngủ như:

  • Hệ tiêu hóa không ổn định: khi mang thai, mẹ bầu sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau khiến hệ tiêu hóa không xử lý kịp. Kèm theo đó là nội tiết trong cơ thể thay đổi, thai nhi phát triển gây áp lực lên hệ tiêu hóa dẫn tới mẹ bầu bị táo bón, đầy bụng, ợ hơi… khiến mẹ khó ngủ, ngủ không sâu giấc dẫn đến mất ngủ.
  • Tình trạng ốm nghén đầu thai kỳ khiến mẹ luôn mệt mỏi, buồn nôn làm mẹ khó ngủ, mất ngủ thường xuyên.
  • Tư thế ngủ: Thai nhi càng phát triển, bụng càng to khiến mẹ khó tìm được tư thế ngủ hợp lý. Tư thế ngủ không thải mái làm mẹ khó ngủ, mất ngủ.

Mất ngủ khi mang thai mẹ không nên xem nhẹ

  • Đi vệ sinh vào ban đêm: thai nhi phát triển gây áp lực nhiều hơn lên bàng quang khiến mẹ bầu mau buồn tiểu hơn. Mẹ đã khó ngủ, khi ngủ được một chút thì mẹ lại phải tỉnh dậy do buồn tiểu.
  • Thai nhi cử động nhiều: không phải khi mẹ thức thì bé cũng thức và khi mẹ ngủ thì bé cũng ngoan ngoãn ngủ cùng. Thai nhi cử động nhiều về đêm, đạp vào bụng mẹ khiến mẹ đột ngột tỉnh dây và khó ngủ trở lại.
  • Đau đầu khi mang thai: nhiều mẹ bầu bị thiếu máu não do phần lớn máu được tập trung cho sự phát triển của thai nhi. Điều này làm mẹ bị đau đầu và ảnh hưởng không nhỏ tới giấc ngủ của mẹ.
  • Chuột rút: chuột rút vào ban đêm gây ra những cơn đau nhói khiến bà bầu tỉnh giấc và khó ngủ trở lại được.
  • Tâm lý: mẹ bầu thường xuyên lo lắng, stress do công việc, quan hệ xã hội hay chuyện gia đình dễ khiến các mẹ suy nghĩ nhiều gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Tìm hiểu thêm: Tác động của dụng cụ trợ sinh đối với mẹ và bé trong sinh thường

Mất ngủ khi mang thai mẹ không nên xem nhẹ

2. Ảnh hưởng của mất ngủ đối với sức khỏe mẹ và bé

2.1 Sức khỏe của mẹ bị suy giảm

Mất ngủ khi mang thai, khiến mẹ bầu thường xuyên ở trong trạng thái không tỉnh táo, dễ ngủ gật khi làm việc. Mẹ sẽ bị kiệt sức, mệt mỏi do cơ thể không được phục hồi.

Thức khuya, mất ngủ khiến mạch máu không được thư giãn làm não bộ mệt mỏi, kiệt quệ. Điều này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như đau đầu, tăng huyết áp thậm chí là đột quỵ. Theo các nghiên cứu, thai phụ ngủ ít hơn 6 giờ/ngày có nguy cơ khó sinh, sinh mổ… cao hơn so với nhóm thai phụ ngủ trên 7 giờ/ngày.

2.2 Thai nhi chịu nhiều thiệt thòi khi mẹ mất ngủ

Trẻ chậm phát triển: khi mẹ thiếu ngủ, trẻ có thể bị rối loạn hormone tăng trưởng dẫn tới trẻ sinh ra nhẹ cân, chậm phát triển.

Trẻ hay quấy khóc: khi mẹ bầu thiếu ngủ, đồng hồ sinh học của mẹ và bé bị rối loạn. Điều này khiến em bé sinh ra dễ bị khó chịu, hay quấy khóc.

Mất ngủ khi mang thai mẹ không nên xem nhẹ

Trẻ có thể bị thiếu máu: thời gian thuận lợi cho việc tạo máu hàng ngày là từ 23 giờ tới 3 giờ sáng hôm sau. Mẹ ngủ muộn hay mất ngủ sẽ vô tình lãng phí quãng thời gian quý báu này và thai nhi có thể bị thiếu máu khi sinh ra.

3. Cách khắc phục chứng mất ngủ khi mang thai

  • Chế độ ăn uống hợp lý: hạn chế các chất kích thích (trà, cà phê…), không uống nhiều nước trước khi đi ngủ và không ăn trước khi ngủ từ 2 – 3 giờ. Nên bổ sung thêm canxi, magie để hạn chế chuột rút về đêm.
  • Thư giãn trước khi ngủ: nghe nhạc, ngâm chân trong nước ấm giúp mẹ bầu lưu thông máu huyết.

Mất ngủ khi mang thai mẹ không nên xem nhẹ

>>>>>Xem thêm: Chỉ ra 4 nguyên nhân khiến thai nhi nhỏ hơn so với tuổi thai mẹ bầu nên biết

  • Đồ ngủ thoáng mát, tư thế ngủ thoải mái sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng đi vào giấc ngủ.
  • Không xem sách báo, tivi hay chơi game trước khi đi ngủ.
  • Massage chân, tay để hạn chế chuột rút, giúp tinh thần thoải mái, máu huyết lưu thông.
  • Giải tỏa tâm lý: mẹ bầu nên trút hết gánh nặng công việc, nỗi lo gia đình để an tâm có một giấc ngủ hoàn hảo nhất.
  • Duy trì và tập luyện thói quen ngủ đúng giờ.

Mất ngủ khi mang thai có thể ảnh hưởng tiêu cực tới mẹ và bé. Dựa vào từng nguyên nhân, mẹ bầu nên đưa ra những phương pháp phù hợp nêu trên để hạn chế tối đa tình trạng mất ngủ. Điều quan trọng là mẹ phải ngủ đúng giờ, duy trì đồng hồ sinh học để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con. Blogtretho.edu.vn chúc mẹ bầu một thai kỳ khỏe mạnh!

Bùi Phường tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *