Khoảng 20% bà bầu bị chảy máu cam trong quá trình mang thai, nhất là trong tam cá nguyệt thứ 2 (tuần thứ 13-26). Xảy ra tình trạng này là do sự thay đổi hormone khi mang thai, làm cho các mạch máu mở rộng hơn, dễ bị phá vỡ hơn bình thuờng. Bà bầu bị chảy máu cam thường xuyên hoặc bị chảy nhiều khó cầm máu – nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là khi mẹ bước vào những tháng cuối của thai kỳ.
Bạn đang đọc: Bà bầu bị chảy máu cam trong thai kỳ có nguy hiểm không?
Contents
1. Nguyên nhân khiến bà bầu hay bị chảy máu cam
Chảy máu cam khi mang thai những tháng giữa, sẽ gây không ít phiền toái tới cuộc sống và sức khỏe thai phụ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như:
- Sự thay đổi hormone khiến các mạch máu trong mũi giãn rộng, trong khi lưu lượng máu trong cơ thể lại tăng dồn áp lực lên các thành mạch khiến chúng bị đứt, vỡ gây chảy máu.
- Ngoài ra mẹ dễ chảy máu cam khi mắc các bệnh cảm lạnh, viêm xoang hay dị ứng.
- Ngồi làm việc trong máy lạnh liên tục cũng khiến màng trong mũi bị khô.
- Hoặc mẹ bị tổn thương do mắc các bệnh khác như huyết áp cao, hay rối loạn đông máu cũng có thể gây chảy máu mũi.
2. Bà bầu bị chảy máu cam có nguy hiểm không?
Có nhiều trường hợp thai phụ bị chảy máu cam làm tăng nguy cơ xuất huyết sau khi sinh. Tuy nhiên, tỉ lệ xảy ra nguy cơ này chỉ là 10% và ở phụ nữ bình thường là 6%.
Các chuyên gia sản khoa nhận định rằng có rất ít trường hợp bà bầu bị chảy máu cam gây ảnh hưởng đến cách sinh con. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này xảy ra ở 3 tháng cuối của thai kì thì bà bầu nên cân nhắc đến khả năng sinh mổ.
Các trường hợp bà bầu chảy máu cam nhất thiết phải lưu ý vì có thể là báo hiệu nguy hiểm:
- Tình trạng chảy máu kéo dài cả 20 phút, dù đã áp dụng các biện pháp xử trí như bịt mũi, nghiêng người về phía trước nhưng máu không cầm lại…
- Chảy máu cam từ phần sau của mũi và trào ngược lên miệng.
Nếu rơi vào một trong hai trường hợp nguy hiểm trên thì bà bầu nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị kịp thời.
3. Bà bầu làm gì khi bị chảy máu cam?
Mẹ bầu có thể thử những cách sau khi bị chảy máu mũi:
- Ngồi xuống và bịt mũi lại trong khoảng 10-15 phút, đồng thời thở bằng miệng.
Tìm hiểu thêm: Bà bầu nên ăn bao nhiêu trứng gà và ngỗng là đủ?
- Nghiêng người về phía trước để máu chảy xuống mũi và miệng thay vì xuống cổ họng, như thế sẽ giúp mẹ hạn chế cảm giác buồn nôn.
- Mẹ có thể đặt 1 túi đá lạnh lên mũi và má để hạn chế việc chảy máu mũi vì đá có thể làm co khít lại các mạch máu.
Thông thường, máu cam sẽ tự động ngưng chảy sau khoảng 20 phút. Để không bị chảy lại trong vòng 24 giờ tiếp theo, mẹ nên hạn chế vận động mạnh như: tập thể dục, thổi, ngoáy hay dụi mũi mạnh, uống rượu hoặc ăn đồ nóng vì có thể làm giãn các mạch máu trong mũi.
4. Các phương pháp phòng ngừa tình trạng bị chảy máu cam
- Mẹ không để mũi bị khô kể cả mùa bình thường lẫn vào mùa đông lạnh.
- Cung cấp đầy đủ nước sẽ giúp cho màng mũi không bị khô.
>>>>>Xem thêm: 9 dấu hiệu sắp sinh và những điều liên quan mẹ cần biết
- Tránh những nơi có không khí khô như phòng máy lạnh, phòng sử dụng máy sưởi hay ô tô. Hạn chế ra đường vào những ngày lạnh khô hanh.
- Sử dụng dầu hoặc kem bôi có chứa vitamin E hay các loại kem dưỡng ẩm. Tránh sử dụng những loại thuốc xịt vì có thể gây khô mũi.
- Bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng từ rau xanh, hoa quả (có màu vàng), đặc biệt là nhóm thực phẩm giàu Vitamin C thuộc họ cam, quýt sẽ giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch.
- Mẹ nên uống viên sắt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Massage: mẹ dùng đầu ngón trỏ massage khu vực da quanh mũi và mắt. Cách này giúp lưu thông dịch mũi giúp tránh được triệu chứng chảy máu cam.
Với những thông tin mà Blogtretho.edu.vn vừa chia sẻ liên quan đến việc bà bầu bị chảy máu cam, hy vọng sẽ giúp ích cho chị em có cái nhìn tổng quát hơn, nắm rõ hơn việc chảy máu cam trong thai kỳ có nguy hiểm hay không. Thêm vào đó, một số cách xử lý cũng như cách phòng ngừa hợp lý hẳn sẽ giúp các bà bầu tránh tối đa nguy cơ mắc phải tình trạng này. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và không bị chảy máu cam nhé.
Bùi Phường tổng hợp