Ốm nghén là chuyện bình thường đối với các mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ, nhưng ốm nghén có bị sốt không và sốt như thế nào là câu hỏi mà nhiều mẹ bầu còn thắc mắc. Vậy nguyên nhân nào khiến bà bầu bị sốt và cách trị sốt hiệu quả cho bà bầu là gì? Các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Ốm nghén có bị sốt không?
Contents
1. Ốm nghén có bị sốt không?
Theo các bác sỹ chuyên khoa, trong giai đoạn đầu mang thai do sự thay đổi của nồng độ hormone HCG trong máu mà chị em thường có những dấu hiệu khác biệt với trạng thái bình thường. Điển hình là dấu hiệu buồn nôn, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, chị em có thể xuất hiện kèm triệu chứng chán ăn, cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi… được gọi là ốm nghén.
Vậy ốm nghén có bị sốt không? Vâng, sốt không nằm trong danh sách những triệu chứng xảy ra trong giai đoạn ốm nghén. Các bác sỹ cho biết, sốt là một trong những phản ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của cơ thể khoảng 36.5 – 37 độ C, tuy nhiên khi nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn so với mức bình thường và có thể đi kèm với một số triệu chứng khác như đã nêu ở trên thì chị em cần hết sức lưu ý.
Nguyên nhân gây nên triệu chứng sốt ở thai phụ trong thời gian này có thể là do viêm nhiễm đường tiết niệu, chị em bị cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc nhiễm trùng túi ối… Và trong thời gian mang thai, sức đề kháng của cơ thể yếu, cộng thêm thể trạng trong giai đoạn ốm nghén của các mẹ bầu giảm sút chính là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh tấn công.
Ảnh hưởng của bà bầu bị sốt trong quá trình mang thai sẽ tùy thuộc mức độ nặng nhẹ và nguyên nhân gây ra sốt. Nếu ở mức độ nhẹ, tức là chỉ cao hơn mức bình thường khoảng 0,5 độ thì ít ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên ở mức độ nặng hơn, từ 38 độ trở lên và tình trạng sốt kéo dài có có thể ảnh hưởng rất nguy hiểm đến em bé, gây ra một số trường hợp như: dọa sảy thai, đẻ non, nhiễm khuẩn huyết thai kì, để lại di tật cho bé… Điều này phụ thuộc rất lớn vào cơ địa của người mẹ, nếu không được chữa trị kịp thời thì vô cùng nguy hiểm cho sự phát triển của em bé.
2. Các mẹo dân gian trị sốt hiệu quả cho bà bầu
Đối với phụ nữ mang thai nếu điều trị hoặc sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi (kể cả thuốc Đông y). Nếu bạn có dấu hiệu sốt, việc đầu tiên bạn cần làm là đo nhiệt độ cơ thể để xét mức độ nặng hay nhẹ. Nếu nhiệt độ vượt mức 38 độ, tốt nhất là bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được điều trị và nhận sự tư vấn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc khi mang thai, các mẹ không được tự ý tùy tiện, vì một số loại thuốc có khả năng gây ra khuyết tật ở trẻ mới sinh. Thuốc chứa thành phần hạ sốt như Ibuprofen, Aspirin có thể khiến thai nhi bị chảy máu, rất nguy hiểm với phụ nữ có thai.
Thay vào đó, các mẹ có thể giảm sốt bằng cách áp dụng các cách giảm sốt an toàn mà dân gian vẫn áp dụng như dưới đây:
Dùng giấm: Thêm nửa cốc giấm vào bồn tắm nước ấm và ngâm người từ 5 đến 10 phút.
Atiso: Đun sôi cây atiso cho tới khi chín mềm sau đó ăn phần ngọn lá.
Húng quế: lấy một muỗng cà phê lá húng quế vào một cốc nước nóng và ngâm trong 5 phút. Uống 3 đến 4 lần một ngày, sốt cao sẽ giảm.
Hành tây: dùng một lát hành tây đặt dưới bàn chân, dùng một tấm vải dấp nước ấm quấn lại. Trong trường hợp sốt cao, bạn dùng một chiếc khăn nhúng vào bát nước ấm có pha thêm một chén giấm, sau đó vắt cho bớt nước rồi đắp lên trán.
Dầu oliu và tỏi: đun ấm hai muỗng canh dầu oliu và hai tép tỏi băm nhuyễn. Dùng miếng nhựa dẻo hoặc mềm để cố định hỗn hợp này dưới lòng bàn chân. Dầu oliu và tỏi có công dụng hạ sốt rất hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: 7 loại thực phẩm bà bầu nên cân bằng trong bữa ăn hàng ngày
Khoai tây, chanh: Cắt lát một củ khoai tây, sau đó ngâm trong giấm rồi đặt từng lát lên trán, dùng một chiếc khăn quấn vòng quanh trán để cố định khoai tây lại. Cách làm này giúp giảm sốt hiệu quả. Bạn cũng có thể đặt một lát chanh dưới lòng bàn chân, dùng khăn bông hoặc tất đã nhúng qua nước ấm rồi cố định lát chanh lại.
Dùng kinh giới, tía tô: Ngoài những cách thường dùng đó là mẹ ăn cùng với cháo thì có thể làm theo cách như sau: lá tía tô, kinh giới, hương nhu mỗi thứ một nắm, đem giã nát cùng với 1 ít nước lọc, sau đó để 1 lúc rồi vắt lấy nước uống. Nếu có thể mẹ bầu có thể ăn luôn bã thì càng tốt hoặc nếu nước khó uống quá có thể cho thêm một chút đường nữa cũng được.
Xông hơi tại nhà: C ác mẹ bầu cần chuẩn bị như sau: sả, lá bưởi, lá hương nhu, cúc tần, ngải cứu, lá tre, tía tô, kinh giới… rửa sạch đun sôi và tự xông hơi tại nhà. Chú ý chỉ xông hơi ở nhiệt độ 37 độ, mẹ xông nhanh, khi xông xong thì mẹ bầu hãy dùng nước để tắm gội luôn nhé. Bài thuốc này cũng khá hiệu quả, dễ làm, giá thành vô cùng rẻ, lại rất đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
3. Những lời khuyên cho mẹ bầu khi bị sốt trong thai kỳ
Trước tiên, mẹ nên hạ nhiệt cho cơ thể mình bằng cách nới lỏng, cởi bỏ bớt quần áo và nên mặc quần áo thoải mái. Mẹ dùng khăn ấm chườm vào các nơi như nách, bẹn, trán, nếp gấp của tay, chân… cho đến khi nhiệt độ cơ thể về mức thông thường. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên mở các cửa cho thoáng mát, không khí mát mẻ sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng, nhưng cần tránh gió lùa không tốt cho sức khỏe của bà bầu do sức đề kháng yếu. Liên tục dùng nhiệt kế kiểm tra, để kiểm soát được nhiệt độ của cơ thể.
Ngoài ra bà bầu cũng nên ăn uống đủ chất, bổ sung thực phẩm nhiều dinh dưỡng, nên ăn lỏng, dễ tiêu hóa và hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ. Uống nhiều nước ấm, ăn nhiều trái cây để bù đắp lại phần nước bị mất là những việc bà bầu nên làm khi bị sốt trong thai kỳ. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, khi thời tiết thay đổi và trở lạnh, các mẹ nên mặc áo ấm và hạn chế đi mưa khi đang mang thai. Khi ngủ, để phòng thoáng đãng, không nên bật quạt quá mạnh để thốc vào mặt hay máy lạnh quá lạnh. Kiểm tra thai thường xuyên để biết con có an toàn hay không. Thường xuyên ăn gừng, tỏi để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Mẹ thất vọng vì con sinh ra không đẹp như tưởng tượng, vì sao?
Trong thời gian ốm nghén, nếu mẹ hay sốt, tốt nhất nên gặp bác sỹ để được thăm khám. Bác sỹ sẽ tiến hành các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây sốt. Từ đó, tuỳ theo tình trạng bệnh mà hướng dẫn mẹ biện pháp điều trị thích hợp và quan trọng là đảm bảo an toàn cho thai nhi. Nếu chỉ bị sốt nhẹ, không kéo dài thì các mẹ chỉ cần theo dõi từ 24 – 48 giờ. Các mẹ nhất thiết phải gặp ngay bác sĩ, khi có triệu chứng sốt nặng để được thăm khám cẩn thận.
Ốm nghén có bị sốt không, nguyên nhân nào khiến bà bầu bị sốt trong thai kỳ, đến đây, hẳn các mẹ đã nắm được đôi phần. Hy vọng những thông tin liên quan mà Blogtretho.edu.vn đã đề cập trên đây, sẽ giúp cho các mẹ tìm được cách giảm sốt nhanh chóng; hiệu quả, mà không phải dùng đến thuốc, để tránh làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Chúc sức khỏe tới bé và mẹ!
Nguyễn Vũ Thường tổng hợp