Táo bón khi mang thai là một vấn đề sức khỏe thường gặp ở mẹ bầu. Chính vì nó khá phổ biến nên nhiều mẹ chủ quan và không tìm cách chữa trị dứt điểm. Thế nhưng , táo bón lại là một triệu chứng khá nguy hiểm, có thể gây ra những tác động xấu cho cả mẹ và thai nhi. Mẹ bầu hãy cùng Blogtretho.edu.vn tìm hiểu về triệu chứng cũng như cách phòng ngừa táo bón qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Táo bón khi mang thai nguy hiểm hơn những gì mẹ tưởng
Contents
1. Táo bón là gì?
Một trong những chức năng chính của ruột già là hấp thụ bớt nước của chất thải thông qua niêm mạc ruột. Vì vậy, nếu chất thải tồn tại quá lâu trong ruột mà không được thải ra ngoài sẽ mất hết nước, trở nên cứng và khô. Bên cạnh đó, một vai trò khác của ruột già là đẩy chất thải theo thành ruột xuống trực tràng rồi thải ra ngoài. Nếu quá trình này bị gián đoạn thì chất thải sẽ tồn đọng lâu hơn và gây ra táo bón.
2. Nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón khi mang thai
Khi mang thai, nội tiết tố bên trong cơ thể mẹ thay đổi, lượng progesterone gia tăng gây giãn cơ ruột, làm cho nhu động đường ruột kém co bóp, khiến việc đẩy chất thải ra ngoài trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra có nhiều nguyên nhân từ bên trong và bên ngoai như:
- Ít vận động cũng là nguyên nhân dẫn tới táo bón khi mang thai.
- Do tâm lý: căng thẳng, stress, nóng giận hay cơ thể mệt mỏi, khó chịu cũng gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
- Chế độ ăn uống thiếu chất xơ: trong 3 tháng đầu, mẹ hay gặp tình trạng ốm nghén khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn, các chất dinh dưỡng cũng vì thế mà được hấp thụ ít hơn, đặc biệt là chất xơ gây ra tình trạng táo bón.
- Nhịn hay cố nhịn đi vệ sinh khi có nhu cầu, khi mẹ bỏ qua báo hiệu của cơ thể dẫn tới cơ thể ít tiếp nhận tín hiệu bài tiết thông thường.
- Thai nhi lớn dần tạo áp lực lên ruột dẫn tới khoảng trống di chuyển trong ruột bị thu hẹp lại, sự di chuyển trở nên khó khăn hơn.
- Một lý do nữa là trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ thường uống bổ sung sắt và canxi, để hấp thu hai chất này, cơ thể phải cần một lượng nước khá lớn. trong khi đó, một phần của sắt và canxi không được hấp thu mà bị thải ra ngoài, gây sức ép lên đường tiêu hóa.
Tìm hiểu thêm: Dây rốn quấn cổ thai nhi có nguy hiểm không và cách tháo dây rốn quấn cổ theo dân gian
3. Dấu hiệu táo bón khi mang thai
Nếu có bất kỳ hai trong số những triệu chứng dưới đây, trong ít nhất 12 tuần thì mẹ đang gặp các vấn đề về táo bón:
- Khó khăn trong việc đi vệ sinh
- Có cảm giác bị tắc nghẽn hay cản trở
- Phân cứng và khô
- Đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần
4. Tác hại của táo bón khi mang thai
- Không chỉ gây ảnh hưởng tới tinh thần mà còn khiến mẹ luôn cảm thấy đầy bụng, khó chịu dẫn tới tâm lý chán ăn. Điều này khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi.
- Các chất thải không được bài xuất ra bên ngoài, chất độc (như phenol, amoniac, indol…trong chất thải) tích tụ lâu trong ruột, sẽ bị hấp thu vào máu và lan truyền khắp cơ thể. Dẫn tới tình trạng nhiễm độc mãn tính, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
- Khi bị táo bón, mẹ bầu phải ra sức nặn, dùng lực nhiều có thể gây sẩy thai.
Táo bón tuy chỉ là triệu chứng thường gặp nhưng mẹ không nên coi thường mà phải đề phòng và can thiệp sớm để hạn chế những rủi ro có thể xảy đến cho 2 mẹ con.
5. Bà bầu bị táo bón có nên rặn không?
Khi bi táo bón, bà bầu tuyệt đối không được dùng lực để rặn khi đi vệ sinh vì có thể làm sảy thai. Nứt hậu môn dẫn tới các biến chứng khác như trĩ, ung thư đại tràng…Mẹ nên đi vệ sinh ngay khi có dấu hiệu, thả lỏng và thư giãn để các cơ hậu môn hoạt động tự nhiên hơn.
Ngoài ra, mẹ nên xoa vùng rốn theo chiều kim đồng hồ để kích thích các cơ ruột già hoạt động hiệu quả hơn. Nhưng cách này không áp dụng với mẹ bầu mang thai dưới 3 tháng, vì có thể gây sảy thai.
6. Phòng ngừa táo bón khi mang thai
- Uống nhiều nước nhưng hạn chế các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, nước giải khát có gas và chất cồn. Các loại này làm thận đào thải nước nhanh và gia tăng nguy cơ táo bón.
- Cải thiện chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ.
>>>>>Xem thêm: Mẹo chọn đồ bầu công sở vừa tiết kiệm vừa hợp xu hướng thời trang
- Mẹ nên ăn chậm nhai kỹ và chia nhỏ bữa ăn để giảm tải áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Đi vệ sinh khi cần và tuyệt đối không được cố nhịn.
- Vận động thường xuyên giúp cải thiện sự hoạt động của hệ tiêu hóa, các cơ trong ruột bằng cách đi bộ, tập yoga…
- Massage nhẹ nhàng giúp cơ thể lưu thông máu, tăng cường tiêu hóa.
- Lựa chọn thuốc bổ phù hợp cho cơ thể để giảm thiểu tình trạng táo bón.
Táo bón khi mang thai là một triệu chứng thường gặp, tuy không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng gây nhiều phiền toái cho cuộc sống. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng cho mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu nên có chế độ ăn uống hợp lí (tăng cường chất xơ), vận động nhẹ nhàng để phòng tránh táo bón hiệu quả. Blogtretho.edu.vn kính chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Bùi Phường tổng hợp