Thai 21 tuần là giai đoạn mà các mẹ sẽ cảm nhận được sự phát triển của thai nhi một cách rõ ràng hơn. Vào thời điểm này, đa số các bà bầu cũng đã quen dần với những thay đổi trong cơ thể và thích nghi tốt với các vấn đề khi mang thai. Và có thể mẹ chưa biết, ở thời gian này, bé đã có thể lắng nghe được tiếng nói của mẹ, cũng như bắt đầu máy nhiều hơn.
Bạn đang đọc: Thai 21 tuần – thời điểm đánh dấu sự phát triển vượt bậc của bé yêu trong bụng mẹ
Contents
1. Thai 21 tuần – bé yêu phát triển những gì?
Kích cỡ của thai nhi 21 tuần giống như một quả lựu. Chiều dài trung bình tính từ đỉnh cho tới gót chân xấp xỉ khoảng 28 cm. Cân nặng của bé khoảng chừng 450 gram. Trong tuần này, đường dây thần kinh của bé đã phát triển mở rộng, và nhịp tim cũng đã đều đặn hơn. Khi bé phát triển về kích thước, các cử động của bé sẽ ảnh hưởng mạnh đến thành tử cung của mẹ. Đối với một bé gái, sự trưởng thành của âm đạo bắt đầu diễn ra từ lúc này.
Bé có đôi lông mày và lông mi đẹp để tô điểm cho đôi mắt vẫn còn chưa mở của bé. Khi thai nhi 21 tuần thì ngay khi đang nhắm mắt bé vẫn có thể phân biệt được ánh sáng, bóng tối và phản ứng rõ ràng với ánh sáng.
Ở 21 tuần, bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết mùi vị của dịch ối sẽ thay đổi tùy theo thực phẩm mà bạn chọn ăn. Do đó, bất cứ cái gì bạn nếm sẽ được chuyển cho em bé của bạn qua nước ối mà bé sẽ nuốt trong bụng bạn.
Hệ thống tiêu hóa của bé ở tuần thai 21 vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện, để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài sau này. Lượng phân su tiếp tục tăng lên trong tuần này. Bé đang lên cân đều và người thì trơn tuột do một chất trắng như mỡ gọi là gây đang bao bọc toàn bộ cơ thể, giúp bảo vệ da trong môi trường nước ối cũng như giúp bé di chuyển dễ dàng hơn. Đa phần trẻ vẫn tiếp tục mang chất trắng dinh dính này khi sinh ra.
Mang thai tuần 21, với những cú đá và những huých mạnh mẽ của bé, đôi khi mẹ còn tự hỏi liệu có phải mình đang nuôi dưỡng một chuyên gia võ thuật trong bụng mình chăng? Mặc dù có làn da nhăn nheo hồng hào nhưng bé lúc này trông rất dễ thương khi bơi lội trong nước ối. Phần xương tai trong của bé đã hoàn thiện và bé có thể nghe được hầu hết mọi âm thanh. Ở tuần này bé sẽ nghe và phân biệt mọi âm thanh: vui, buồn, tức giận… của mẹ đấy.
2. Cơ thể mẹ đã thay đổi như thế nào khi thai nhi được 21 tuần tuổi?
Thai 21 tuần, bụng mẹ đã lớn lên nhanh chóng. Bên cạnh đó, bà bầu cũng xuất hiện triệu chứng đau đầu với mức độ tăng dần. Nguyên nhân là do hoóc môn thai sản gây ra. Dịch âm đạo lúc này cũng ra nhiều hơn, thường lỏng, màu trắng hoặc trong và không mùi. Bà bầu sẽ có cảm giác gắn kết với thai nhi ngày càng rõ nét hơn, nhờ những chuyển động rõ ràng của bé yêu trong bụng mẹ. Hãy theo dõi thai máy mỗi ngày để kiểm tra sức khỏe của con mẹ nhé!
Do tăng cân nặng gây áp lực lên tử cung và khiến lưu lượng máu ngày càng tăng, dẫn đến tình trạng giãn tĩnh mạch ngày càng trầm trọng hơn. Mẹ bầu cũng sẽ cảm thấy cẳng chân và bàn chân sưng lên vào cuối ngày, hiện tượng này được giải thích là do thay đổi nồng độ máu nên các mẹ đừng lo lắng nhé. Những thay đổi ở làn da cũng khiến nhiều bà bầu cảm thấy khó chịu. Cơ thể có nhiều hormone thai kỳ khiến lượng dầu tiết ra nhiều hơn. Da dầu xuất hiện ở các bộ phận như mặt, các vùng da khuất như nách, khuỷu tay.
Tìm hiểu thêm: Mối nguy nếu bà bầu bị phù chân khi mang thai tháng thứ 8
Mẹ có thể bắt đầu nhận thấy những vết rạn da trên bụng do da bụng giãn ra để điều chỉnh với kích thước thai nhi đang ngày một lớn dần. Ít nhất có một nửa số phụ nữ mang thai gặp phải vấn đề này. Các vệt rạn da này có màu từ hồng đến nâu sẫm tùy thuộc vào màu da của mẹ bầu.
Rạn da xảy ra phổ biến nhất ở bụng và cũng có thể xuất hiện ở mông, đùi, hông và ngực. Tuy không có bằng chứng nào cho thấy sữa dưỡng có thể giúp tránh rạn da, nhưng dưỡng ẩm cho da có thể giúp mẹ giảm ngứa.
Bên cạnh đó, làn da cũng sẽ dễ nám sạm hơn, tiết ra nhiều dầu nên các mẹ nên tránh ra nắng càng nhiều càng tốt. Đặc biệt cơ thể bé đang lớn dần nên sẽ đè lên bàng quang của bạn, vì vậy sẽ có hiện tượng són tiểu nếu cười to hay ho mạnh.
3. Những lưu ý về dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai 21 tuần
Mẹ bầu nên đảm bảo bổ sung đủ chất sắt cho cơ thể vì bé lúc này rất cần chất sắt để tạo hồng cầu. Đừng bao giờ lo thừa sắt do ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt. Các thực phẩm giàu chất sắt gồm: thịt nạc đỏ, thịt lợn, cá, đậu lăng, rau chân vịt và ngũ cốc bổ sung sắt. Mẹ nên thêm những thức ăn chứa carbohydrate trước khi tập thể dục khoảng 1 giờ, nhằm đáp ứng mức năng lượng mà mẹ cần, để không mệt mỏi khi luyện tập. Những món giàu carbohydrate có thể kể đến như salad, kem bơ, bánh mì lạt…
Thời điểm này, mẹ không nên uống trà và cà phê vì nó hạn chế quá trình hấp thu và tiết axit của dạ dày. Mẹ nên uống từ 6 – 8 cốc nước mỗi ngày, tốt nhất nên chuẩn bị sẵn nước mang theo để sử dụng mỗi ngày để tránh nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên sử dụng nhiều loại nước hoa quả, ít ngọt như nước dừa, nước cam hoặc nước việt quất không đường… Ăn nhiều rau xanh mỗi ngày để bổ sung vitamin B cần thiết cho cơ thể mẹ và bé.
>>>>>Xem thêm: Axit folic có ở 10 thực phẩm này nhiều nhất bà bầu nên ăn thường xuyên nhé
Thai 21 tuần mẹ hãy nhớ kiểm tra tiền sản định kỳ, đi siêu âm và theo dõi thai nhi như lịch hẹn, để đảm bảo bé yêu đang phát triển mạnh khỏe nhé. Sự hiện diện của bé yêu trong bụng mẹ lúc này đã thật rõ ràng. Hãy cùng tận hưởng những điều thú vị của bé ở giai đoạn này và cùng bé trải qua những ngày sắp tới trong tâm trạng hân hoan, không căng thẳng hay lo lắng quá nhiều mẹ nhé.
Nguyễn Vũ Thường tổng hợp