Mang thai là quá trình đầy ý nghĩa và vất vả. Trong suốt quá trình đó, mẹ bầu gặp phải không ít khó khăn và trở ngại, nhất là tình trạng dị ứng mang thai 3 tháng đầu. Điều này có lẽ là ám ảnh đối với rất nhiều mẹ bầu.
Bạn đang đọc: Bị dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm, làm thế nào để hết dị ứng?
Nhưng các mẹ đã bao giờ tìm hiểu dị ứng khi mang thai nguy hiểm thế nào chưa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.
Contents
1. Nguyên nhân bị dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu
Trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ, mẹ bầu có thể bị dị ứng, ngứa ngáy bởi các nguyên nhân sau:
– Trong 3 tháng đầu, cơ thể của người phụ nữ có sự thay đổi rất lớn về nội tiết tố estrogen, cộng thêm sự căng giãn của tử cung, khiến da khô, căng da khó chịu và gây ngứa ngáy.
– Bụng và ngực lớn lên làm cho da căng ra, rạn da dẫn đến tình trạng bị ngứa.
– Quần áo mẹ chọn đúng loại vải khô cứng hoặc quá chật khiến khi mặc bị ngứa.
– Mẹ bầu dị ứng với thời tiết, tinh thần căng thẳng, dị ứng với thức ăn khiến các nốt mẩn ngứa xuất hiện trên da do phản ứng miễn dịch của cơ thể. Khi thai phụ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng, lập tức cơ thể sẽ xảy ra phản ứng miễn dịch qua tế bào trung gian. Các chuỗi phản ứng này sẽ giải phóng histamine (một amin sinh học có liên quan trong hệ miễn dịch cục bộ) trong da khiến mẹ bầu cảm thấy ngứa ngáy.
– Bệnh trĩ khi mang thai: 3 tháng đầu thường chế độ ăn uống của mẹ bầu khá phức tạp cùng với đó là việc ăn ít thức ăn chứa chất xơ, hoa quả,… nên gây tình trạng táo bón. Táo bón lâu ngày không điều trị dẫn đến bệnh trĩ. Chứng này gây ngứa vùng hậu môn.
– Ngứa vùng kín do sự thay đổi độ pH: Khi mang thai, độ pH vùng âm hộ bị thay đổi do rối loạn nội tiết tố. Vùng này sẽ thường bị kiềm hóa cộng với việc vùng kín hầm, bí sẽ dẫn đến viêm nhiễm. Làm xuất hiện rôm sảy, đặc biệt ở những vùng kẽ, nếp gấp da như dưới háng, môi lớn…
2. Dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?
Tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn nhiều xôi có tốt không?
Khi bị dị ứng trong 3 tháng đầu, mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ cần có những biện pháp khắc phục, sau khi sinh con xong bệnh sẽ tự động biến mất. Bên cạnh đó, bệnh cũng không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và khả năng tái phát lại ở những lần mang thai tiếp theo là rất thấp.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị ngứa ở lòng bàn tay, bàn chân và ngứa liên tục không đỡ thì nên đi khám để đề phòng căn bệnh ứ mật thai kỳ.
Ứ mật thai kỳ là tình trạng dịch mật do gan sản xuất bị ứ đọng lại trong gan, thay vì chúng được di chuyển xuống đường ruột để hấp thu chất béo và các vitamin dạng dầu (vitamin A, E, D). Ứ mật do thai kỳ thường gặp trong 3 tháng cuối của quá trình mang thai, ở phụ nữ sinh đôi, sinh ba hoặc ở những phụ nữ đã mắc bệnh này trong lần sinh trước.
Ứ mật thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc tử vong sau sinh.
3. Bị dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu phải làm sao?
Dù dị ứng khi mang thai 3 tháng đầu không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng tình trạng ngứa ngáy khiến thai phụ không thể chịu đựng được. Làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như tinh thần của thai phụ, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến dinh dưỡng, sự phát triển của thai nhi. Do đó, cần biết cách ứng phó khi bị dị ứng do mang thai.
Khi bị ngứa, mẹ bầu cần lưu ý
>>>>>Xem thêm: Bà bầu nên kiêng ăn gì?
– Vệ sinh tay sạch sẽ, nhất là các đầu móng tay vì đây là nơi dễ dàng tiếp xúc với vi khuẩn cho nên khi tay sờ vào bụng làm cho bụng bầu của mẹ bị ngứa.
– Hãy mặc quần áo khô ráo và thoải mái vì quần áo cọ xát sẽ làm cho da mẹ bầu bị mẩn ngứa.
– Mẹ bầu không được cào, gãi bởi vì càng cào gãi sẽ càng làm cho cơn ngứa tăng lên.
– Khi quá ngứa có thể đắp gạc mát lên vùng bị ngứa
– Giữ ấm khi về đêm vì khí lạnh có thể làm tăng cơn ngứa
– Mẹ bầu cần tránh ánh nắng mặt trời trong những thời điểm nắng gắt trong ngày. vì nắng – nóng làm cho da mẩn cảm hơn.
– Nhiều người bị ngứa hay ngâm mình dưới vòi sen, nước ấm nhưng thật ra thói quen này là sai lầm bởi vì nước ấm sẽ làm cho da mẹ bầu bị khô, làm cho lớp dầu trên da bị trôi và da khô ráp, gây ngứa ngáy.
– Bà bầu có thể dùng kem dưỡng da để giữ ẩm vùng bụng nhưng mà không được dùng kem dưỡng ẩm tùy tiện vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Cách phòng tránh tình trạng dị ứng thai kỳ
Để hạn chế việc gặp phải tình trạng dị ứng thai kỳ, mẹ bầu nên lưu ý một số vấn đề sau:
– Nên đa dạng các loại thực phẩm trong dinh dưỡng hàng ngày. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên bổ sung các loại rau xanh, hoa quả, thực phẩm giàu chất xơ để cải thiện hệ tiêu hóa.
– Hạn chế hoặc không nên dùng những thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc những thực phẩm mẹ bầu đã bị dị ứng trước đó.
– Lựa chọn các loại quần áo chất cotton thoáng mát.
– Nên sử dụng các loại dầu dưỡng da thiên nhiên như: dầu dừa, dầu oliu để hạn chế tình trạng rạn da khi mang bầu gây nên ngứa ngáy.
Bất cứ một biểu hiện bất thường nào trong thai kỳ, các chị em đều cần phải lưu ý. Bởi không ít thì nhiều, những tình trạng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe, tinh thần của mẹ bầu. Để yên tâm, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế để xét nghiệm và thăm khám xác định nguyên nhân gây nên tình trạng dị ứng thai kỳ từ đó, sẽ có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)