Có thai là điều vô cùng hạnh phúc đối với phụ nữ. Trong suốt thời gian thai kỳ, phụ nữ không chỉ nên giữ một sức khỏe tốt mà còn cần phải lưu ý tới nhiều vấn đề để em bé có thể phát triển khỏe mạnh.
Bạn đang đọc: Phát hiện 2 vạch mẹ cần làm ngay 10 việc sau để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh
Mang trong bình một sinh linh bé nhỏ chắc hẳn mẹ nào cũng vui mừng. Nhưng với những người lần đầu tiên làm mẹ chắc sẽ cảm thấy vô cùng bối rối, không biết làm như thế nào để thai kỳ phát triển khỏe mạnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ 10 việc thiết thực cần làm ngay sau khi phát hiện mình mang thai.
Contents
- 1 1. Đến gặp bác sĩ
- 2 2. Ghi chép ngày kinh cuối
- 3 3. Điều chỉnh chế độ ăn uống
- 4 4. Bổ sung vitamin
- 5 5. Nói không với rượu, bia, thuốc lá
- 6 6. Hạn chế sử dụng cafein
- 7 7. Dành thời gian nghỉ ngơi
- 8 8. Tìm hiểu kiến thức về mang thai, sinh nở
- 9 9. Tham dự lớp học tiền sản
- 10 10. Tìm bài tập phù hợp và tập luyện đều đặn
1. Đến gặp bác sĩ
Ngay khi phát hiện mình có thai, mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và xác định tuổi thai. Bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên đúng đắn giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh ngay từ những ngày đầu tiên. Thường xuyên kiểm tra, thăm khám định kỳ còn giúp phát hiện được những vấn đề của thai nhi để có thể kịp thời xử lý.
2. Ghi chép ngày kinh cuối
Việc ghi chép ngày kinh cuối sẽ rất có lợi giúp bác sĩ xác định thời gian dự kiến sinh chính xác hơn. Bởi nhiều mẹ ngày kinh rất thất thường và không nhớ được, nên đây là một việc làm khá cần thiết. Do vậy các mẹ nên tập thói quen ghi chép sau mỗi các kỳ kinh nhé.
3. Điều chỉnh chế độ ăn uống
Khi mang thai, mẹ mang trong mình một sinh linh bé bỏng nên “mẹ ăn gì con ăn nấy”. Bởi thế để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ nên lưu ý tới chế độ ăn uống hàng ngày. Mẹ có thể không cần ăn quá nhiều, nhưng cần ăn uống đa dạng, đầy đủ dưỡng chất.
4. Bổ sung vitamin
Vitamin bổ sung không thay thế cho chế độ dinh dưỡng cân bằng được. Nhưng nó lại hỗ trợ khi bạn bị nghén ngẩm không ăn được hoặc quá mệt mỏi. Các thuốc bổ hay được sử dụng ở phụ nữ có thai là viên sắt, acid folic, canxi, magiê, vitamin B6, vitamin E, polyvitamin…
Đặc biệt, sắt, canxi, acid folic là 3 loại vitamin cần thiết cho các bà mẹ mang thai. Tuy nhiên, các mẹ nên uống bổ sung theo lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo không bị quá thừa hoặc thiếu.
5. Nói không với rượu, bia, thuốc lá
Tìm hiểu thêm: 7 trường hợp nghiêm trọng bà bầu nên sàng lọc trước sinh
Rượu, bia, thuốc lá là những chất rất nguy hiểm cho bé trong quá trình mang thai, có khả năng gây dị tật và làm giảm sự phát triển trí não ở thai nhi. Khi mẹ uống rượu, lượng rượu đó sẽ đi trực tiếp đến em bé thông qua các mạch máu và nhau thai. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho thai nhi các bà mẹ nên nói “không” với rượu bia, thuốc lá.
6. Hạn chế sử dụng cafein
Cafein chứa trong cà phê, trà là một loại chất kích thích dạng nhẹ. Một số ý kiến cho rằng sử dụng quá nhiều cafein có thể tăng nguy cơ sảy thai và sinh con nhẹ cân. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu gần đây, mẹ bầu vẫn có thể dùng 200mg cafein một ngày mà không làm hại đến em bé trong bụng. Tốt nhất là trong quý đầu tiên của thai kì, mẹ bầu nên kiêng hẳn loại đồ uống này.
7. Dành thời gian nghỉ ngơi
Những tháng đầu thai kỳ, mẹ sẽ phải gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe, như ốm nghén, mệt mỏi,… Giai đoạn này rất quan trọng, nếu mẹ quá bận rộn hãy sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi để tránh sảy thai, sinh non.
8. Tìm hiểu kiến thức về mang thai, sinh nở
Bạn nên đọc về mang thai và cách chăm sóc, nuôi dạy trẻ sơ sinh càng nhiều càng tốt, đặc biệt là khi bạn mang thai bé đầu tiên. Bạn sẽ muốn có được các thông tin hữu ích về cách làm thế nào để có thai kì khỏe mạnh, cách chăm sóc bé sơ sinh ra sao và điều gì giúp bé được thoải mái và hạnh phúc trong những tuần đầu tiên và nhiều tháng sau đó. Những thông tin này có thể tìm được ở các tạp chí về bà mẹ trẻ em, các trang báo mạng, sách và các câu lạc bộ dành cho mẹ mang thai.
9. Tham dự lớp học tiền sản
Các lớp học tiền sản thường xuyên được mở ra tại các bệnh viện phụ sản hoặc các cửa hàng mẹ và bé lớn. Tham dự các lớp học tiền sản bạn sẽ học cách kiểm soát cơn đau đẻ, làm thế nào để tắm cho bé, cho con bú, cách thay tã, massage cho bé hoặc hỏi bất kì những câu hỏi nào mà bạn quan tâm. Hơn nữa, bạn sẽ được làm quen với nhiều bà mẹ mang thai khác để cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm thú vị của từng người.
10. Tìm bài tập phù hợp và tập luyện đều đặn
>>>>>Xem thêm: Kiến thức mang thai – 5 điều lưu ý cho những phụ nữ lần đầu làm mẹ
Tập luyện không chỉ quan trọng khi bạn chưa mang thai mà tập trong thời gian mang thai còn giúp bạn khỏe mạnh trong suốt thai kì. Các bài tập phù hợp sẽ giúp cơ thể linh hoạt hơn, củng cố khung xương chậu giúp bạn trở dạ sinh bé dễ dàng hơn. Tiếp tục luyện tập sau khi sinh cũng là một cách giúp bạn giảm cân đều trong khi vẫn giữ được cơ thể khỏe mạnh.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)