Stress khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của mẹ và bé yêu

Rate this post

Mẹ bầu thường bị stress khi mang thai, và lo lắng không biết điều đó có ảnh hưởng xấu đến con không? Bầu phải làm gì để dẹp tan căng thẳng? Mẹ bầu đừng lo lắng, hãy đến với bài viết sau của Blogtretho.edu.vn sẽ giúp bạn xoá tan mọi thắc mắc về vấn đề stress khi mang thai.

Bạn đang đọc: Stress khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của mẹ và bé yêu

Mang thai là một mốc thời gian tươi đẹp trong cuộc đời người phụ nữ. Tuy nhiên, ở giai đoạn thai kỳ mẹ bầu dễ rơi vào trạng thái stress căng thẳng kéo dài. Stress trở nên nghiêm trọng hơn đối với mẹ bầu bước vào giai đoạn cuối thai kỳ hoặc với mẹ bầu lần đầu mang thai.

Stress khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của mẹ và bé yêu

Stress là một tình trạng phổ biến trong cuộc sống hiện nay, đối với mẹ bầu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cảm thấy hốt hoảng, lo lắng, thất vọng đối với mọi việc xảy ra trong cuộc sống, trong các mối quan hệ và khi stress kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm.

1. Stress khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?

Tình trạng căng thẳng, lo lắng kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ mẹ bầu như: mệt mỏi, chán ăn… Điều đó kết hợp với các triệu chứng ốm nghén càng khiến cho cơ thể mẹ bầu càng thêm suy nhược. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn khiến cho tâm trạng mẹ bầu càng thêm bất ổn dễ cáu gắt, ngại giao tiếp,… Những tác hại stress gây ra còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ bé yêu.

  • Thai nhi nhẹ cân

Mẹ bầu bị stress thường dẫn đến biếng ăn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng dưỡng cần thiết cho cơ thể. Dẫn đến hàm lượng chất dinh dưỡng trong nước ối không đủ để nuôi dưỡng và bảo đảm sự phát triển của thai nhi. Tình trạng này kéo dài dẫn đến thai nhi bị thiếu dinh dưỡng và nhẹ cân, không chỉ trong giai đoạn thai kỳ mà còn ảnh hưởng đến cân nặng của bé khi chào đời.

Stress khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của mẹ và bé yêu

Khi mang thai nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng cao. Ngoài cung cấp đầy đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm chất đạm, chất béo, chất đường bột, nhóm vitamin và chất xơ, mẹ bầu còn phải cung cấp thêm cho cơ thể một số chất khoáng như sắt, canxi, magie,…

  • Mẹ bầu sinh non

Trong khi mang thai, các dây thần kinh vốn đã trở nên nhạy cảm hơn nên khi mẹ bầu căng thẳng đã vô tình tạo ra áp lực lớn lên dây thần kinh. Tâm lý bất ổn dẫn đến sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể dẫn đến sinh non. Em bé bị sinh non thường cơ thể chưa hoàn thiện, hệ miễn dịch yếu dẫn đến một số dị tật hoặc mắc bệnh bẩm sinh.

  • Trẻ chậm phát triển não bộ

Sau 32 tuần, não bộ của trẻ bắt đầu hình thành và dần hoàn thiện về cấu trúc. Nếu trong giai đoạn này mẹ bầu căng thẳng sẽ dẫn đến tần số co thắt tử cung tăng, gây kích thích vùng nước ối và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân số một dẫn đến não trẻ chậm phát triển. Điều này ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ sau khi chào đời.

Stress khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của mẹ và bé yêu

  • Trẻ bị rối loạn giấc ngủ

Tình trạng căng thẳng kéo dài dẫn đến mãn tính, gây ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của thai nhi. Trong quá trình thai kỳ, bé dành phần lớn thời gian trong bụng mẹ để ngủ. Giấc ngủ lúc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp bào thai hoàn thiện cấu trúc cơ thể. Khi mẹ bầu stress, các dây thần kinh não bộ sẽ luôn trong tình trạng căng cứng ảnh hưởng đến thai nhi.

  • Trẻ gặp vấn đề về rối loạn hành vi

Tìm hiểu thêm: Những điều bà bầu cần phải nhớ trong thai kỳ để bé yêu an toàn

Stress khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của mẹ và bé yêu

Những rối loạn hành vi của trẻ thường chỉ xuất hiện sau khi bé chào đời. Triệu chứng rối loạn hành vi phổ biến là tăng động. Trẻ hoạt động một cách vô thức không thể tập trung, tăng động ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của trẻ.

2. Mẹ bầu làm gì để xoá tan căng thẳng khi mang thai?

Khi mang thai, cuộc sống của mẹ bầu bỗng nhiên thay đổi đột ngột về ngoại hình vóc dáng, tâm lý, hormone,… Mẹ bầu phải đối mặt với rất nhiều áp lực như môi trường làm việc căng thẳng, môi trường sống ô nhiễm… Những vấn đề phát sinh trong đời sống vợ chồng, cơ thể tăng cân không kiểm soát, hay những chuyện lặt vặt cũng đủ khiến mẹ bầu mệt mỏi, cảm thấy bế tắc và tuyệt vọng. Để dẹp tan mọi áp lực, cân bằng lại cuộc sống và sự thay đổi của cơ thể, mẹ bầu hãy tham khảo một số bí quyết dưới đây

2.1. Chế độ ăn uống hợp lý

Stress và ốm nghén là hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở mẹ bầu. Để ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu đến thai nhi, mẹ bầu hãy thiết lập cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Bạn nên bỏ thói quen ăn vặt mà thay vào đó nên ăn những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giàu năng lượng như hạnh nhân, quả óc chó,… Đồng thời, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn. Một khẩu phần ăn phải đảm bảo cung cấp được những nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu. Nếu mẹ bầu dùng thực phẩm chức năng nên hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Stress khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của mẹ và bé yêu

2.2. Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Mẹ bầu hạn chế di chuyển hoặc làm công việc nặng nên nghỉ ngơi nhiều hơn và khi nằm nên nghiêng về bên trái. Ngoài ra, tập thể dục cũng là một cách xả stress tuyệt vời. Các bài tập thể dục được thiết kế riêng cho mẹ bầu không chỉ giúp giải toả căng thẳng còn tăng cường sức khoẻ. Mẹ bầu nên bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu. Nghe nhạc, thiền và đọc sách là một lựa chọn thú vị cho mẹ bầu.

2.3. Làm việc theo sở thích

Bạn có rất nhiều sở thích như vẽ tranh, đan len, nấu ăn, trồng hoa,…nhưng bạn không có thời gian thì bây giờ là lúc bạn có thể thực hiện sở thích ấy. Khi làm việc theo sở thích, mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái tự do không bị ràng buộc giúp cho tâm lý mẹ bầu trở nên thư giãn hơn.

2.4. Trò chuyện với mọi người

Khi gặp rắc rối trong cuộc sống thay vì chọn cách im lặng chịu đựng thì mẹ bầu nên nói ra. Trò chuyện cùng chồng hoặc bạn bè sẽ giúp mẹ bầu xoá tan mệt mỏi và gắn kết các mối quan hệ khắn khít hơn. Đừng nghĩ khi nói ra không giải quyết được vấn đề, theo một số nghiên cứu nếu bạn bày tỏ vấn đề đang gặp phải với ngườu khác cũng chính là một cách giảm bớt áp lực tâm lý.

2.5. Quan trọng nhất là hãy giữ cho mình tâm trạng thoải mái, lạc quan

Stress khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của mẹ và bé yêu

Dù gặp bất kỳ tình huống khó khăn đến đâu mẹ bầu hãy nhớ giữ vững tinh thần đừng để thử thách ấy đánh gục bạn.Tâm trạng vui vẻ chính là liều thuốc tốt nhất để xoá tan căng thẳng.

2.6. Thảo luận cùng bác sĩ

Nếu bạn đã thử những bí kíp trên nhưng vẫn cảm thấy bạn không thể vượt qua thì hãy đặt lịch hẹn và đến gặp bác sĩ ngay.

Stress khi mang thai ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của mẹ và bé yêu

>>>>>Xem thêm: Muốn não thai nhi phát triển toàn diện mẹ nên tuân thủ 12 điều này

Bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho tình trạng của bạn. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đưa ra một lộ trình điều trị và sẽ can thiệp bằng thuốc nên bạn hãy yên tâm nhé.

Stress khi mang thai ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Với những thông tin chia sẻ trong bài viết trên, Blogtretho.edu.vn hi vọng đã cung cấp cho mẹ bầu những nội dung bổ ích về cách giải toả stress. Mẹ bầu đừng lo lắng quá và hãy hành động ngay từ bây giờ nhé.

Trần Tạ tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *