Mẹ bầu nhận biết quá trình phát triển của thai nhi thông qua sự thay đổi trên cơ thể mình, trước tiên xuất hiện biểu hiện chảy máu báo thai và ngay sau đó là hàng loạt triệu chứng khác. Lúc này, thai phụ nhận thấy sợi dây liên kết mạnh mẽ đối với con và cảm thấy hạnh phúc khi bé có phản ứng với các kích thích từ cơ thể mình.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu quá trình phát triển của thai nhi từ lúc đậu thai đến khi chào đời
Sau đây, Blogtretho.edu.vn sẽ cùng mẹ bầu tìm hiểu nhiều hơn về các giai đoạn phát triển của bé khi ở trong bụng mẹ.
Contents
1. Quá trình phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ
Quá trình hình thành và phát triển của thai nhi thường diễn ra trong khoảng 40 tuần, một số trường hợp có thể sớm hoặc dài hơn quãng thời gian trên. Toàn bộ thai kỳ được chia thành 3 giai đoạn khác nhau: đầu, giữa và cuối. Ở mỗi giai đoạn, bé phát triển những bộ phận riêng biệt trên cơ thể. Dưới đây là những thay đổi thường gặp của trẻ trong 3 tháng đầu thai kỳ.
1.1. Thai nhi ở tuần thứ 4
Dựa vào các thông tin được chia sẻ trong bảng theo dõi quá trình phát triển của thai nhi theo từng tuần, bé ở tuần thứ 4 thai kỳ đang trong thời điểm tạo hình khuôn mặt. Bên cạnh đó, các bộ phận như tim mạch hay gan, phổi, dạ dày đang dần hình thành. Hệ thống tế bào não bộ xuất hiện và hoàn thiện trong thời gian tới.
1.2. Thai nhi ở tuần thứ 8
Khi thai kỳ bước sang tuần thứ 8, thai nhi có kích thước nhỉnh hơn trước, khoảng bằng quả nho mỹ với chiều dài tầm 2,5cm.
Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 8 , cơ thể bé dần trở nên hoàn chỉnh hơn, các bộ phận nhỏ như mí mắt và tai hình thành. Trong thời gian này, mẹ cũng có thể quan sát đầu mũi, tay chân của bé thông qua các hình ảnh trên máy siêu âm.
1.3. Thai nhi ở tuần thứ 12
Thai nhi có vóc dáng hoàn chỉnh và mẹ đã có thể xác định được giới tính của con thông qua siêu âm ổ bụng. Ngoài ra, thai phụ còn cảm thấy hạnh phúc hơn khi nghe được nhịp tim của bé đang đập rộn ràng trong người mình.
2. Quá trình phát triển của thai nhi trong 3 tháng giữa thai kỳ
Dựa theo ghi nhận từ các chuyên gia về quá trình phát triển của thai nhi qua từng tháng tuổi , bé phát triển mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ trong quãng thời gian thai kỳ 3 tháng giữa thai kỳ.
2.1. Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 16
Ở thời điểm này, kích thước thai nhi đã lớn hơn nhiều so với trước, khoảng bằng quả bơ. Lúc này, vân tay, vân chân đã bắt đầu hình thành, hệ tim mạch ổn định hơn và mí mắt của trẻ đã có thể chớp được.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân mắc bệnh trĩ khi mang thai và cách hạn chế bệnh phát triển nặng thêm
Điều kỳ diệu là bé ở tuần tuổi thứ 16 đã cảm nhận được ánh sáng và âm thanh. Đôi khi, thai nhi vô tình nấc cụt khiến mẹ cảm thấy rất hạnh phúc. Đây chính là niềm vui nho nhỏ mà thai phụ giữ cho mình.
2.2. Sự phát triển của thai nhi ở tuần tuổi thứ 20
Kích thước thai nhi thay đổi nhanh trong thời điểm này, chỉ số trọng lượng đạt mức 300g, dài hơn 15cm. Bé lúc này có thể hoạt động tay chân nhiều hơn trước. Do đó, mẹ có thể cảm nhận rõ ràng sự có mặt của con.
2.3. Sự phát triển của thai nhi ở tuần tuổi thứ 24
Trong thời điểm này của thai kỳ, bé phát triển nhanh và phản hồi lại những hành động của mẹ. Để gắn kết yêu thương, thai phụ nên dành thời gian nói chuyện hoặc nghe nhạc cùng con mỗi ngày. Thai nhi lúc này đã phát triển hoàn thiện khuôn mặt với đầy đủ mắt, mũi, miệng, lông mi, lông mày, tóc.
3. Quá trình phát triển của thai nhi trong 3 tháng cuối
Trong toàn bộ quá trình phát triển của thai nhi, 3 tháng cuối được xem là giai đoạn quan trọng chuẩn bị cho sự ra đời của bé. Theo đó, những thay đổi cụ thể diễn ra như sau:
3.1. Sự phát triển của thai nhi khi được 28 tuần tuổi
Khi được 28 tuần tuổi, các bộ phận trên cơ thể bé đã phát triển hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo cung cấp đủ chất cho thai nhi khôn lớn.
3.2. Sự phát triển của thai nhi khi được 32 tuần tuổi
Một số thay đổi trên cơ thể bé giúp hình hài của thai nhi được hoàn thiện hơn. Các chất béo sản sinh bên dưới giúp da căng mịn, không nhăn nhúm. Trọng lượng của thai nhi tại thời điểm này cũng đã đạt khoảng 2kg.
>>>>>Xem thêm: Chuẩn bị đồ sơ sinh cơ bản nhất mẹ nào cũng nên biết
3.3. Quá trình phát triển của thai nhi từ 36 đến 40 tuần tuổi
Đây là giai đoạn cuối trong thai kỳ và cần được đặc biệt chú ý vì bé có thể ra đời bất cứ lúc nào. Trong thời điểm này, các bộ phận trong cơ thể thai nhi như phổi, tim, gan, thận cũng như não bộ đã phát triển đầy đủ. Trọng lượng trung bình của trẻ lúc này đạt mức 2,7 kg và chiều dài là 47cm.
Trên đây là quá trình phát triển của thai nhi từ đầu tới cuối thai kỳ đã được Blogtretho.edu.vn chia sẻ. Hy vọng rằng thông qua đó, chị em có thể hiểu hơn về sự khôn lớn của bé trong bụng mình.
Như Nguyễn tổng hợp