Thiếu ối là một trong những tình trạng bất thường về nước ối, có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên, hầu hết các mẹ bầu không biết nhiều hoặc không có khái niệm về tình trạng này. Cùng Yeutre tham khảo thông tin về tình trạng thiếu nước ối và cách khắc phục khi mang thai để có cái nhìn tổng quát hơn khi bảo vệ cục cưng, mẹ nhé!
Bạn đang đọc: Thiếu nước ối và cách khắc phục hiệu quả khi mang thai mẹ bầu nên “ nằm lòng”
Lượng nước ối của mỗi thai phụ có thể khác nhau và nó cũng tăng giảm tùy thuộc vào thời gian mang thai. Nhưng cũng có trường hợp nước ối trong bụng mẹ quá ít, tiềm ẩn những nguy cơ đối với thai kỳ. Vì vậy, thai phụ cần hiểu rõ để có những cách khách phục thiếu nước ối hiệu quả kịp thời.
Contents
1. Nước ối là gì?
Nước ối là môi trường dung dịch trong bào thai giúp thai nhi phát triển. Nước ối tạo ra sự cân bằng giữa thai nhi và mẹ, tránh cho thai nhi bị va chạm, nhiễm trùng… Đây cũng chính là môi trường để bé chuyển động trong hơn chín tháng trong bụng mẹ.
2. Chỉ số nước ối là gì?
Thông thường, tuổi thai tăng thì lượng nước ối cũng sẽ tăng theo. Khi thai nhi được 20 tuần tuổi, lượng nước ối vào khoảng 350ml, sau đó tăng lên 670ml vào 25 – 26 tuần. Thời điểm thai được 32 – 36 tuần, lượng nước ối tăng thêm đến khoảng 800ml hoặc cao hơn, đến tuần 38 – 40 giảm xuống còn khoảng 540 – 600ml. Đây là khoảng thời gian mẹ bầu sẽ có những dấu hiệu chuyển dạ, do đó, bác sĩ cần nắm chỉ số nước ối để theo dõi tình hình sức khỏe của thai nhi.
Chỉ số nước ối được ký hiệu là AFI. Để đo chỉ số này, bác sĩ sẽ thực hiện theo thủ thuật sau: Lấy rốn làm mốc, chia bụng làm 4 phần với 2 đường dọc ngang. Ở mỗi phần, chọn ra túi ối sâu nhất để đo chiều dài. Cộng 4 chiều dài này lại sẽ ra chỉ số ối AFI. Dựa vào bảng chi tiết sau đây, bạn có thê biết chỉ số nước ối của mình bình thường hay bất thường:
3.Thiếu ối khi mang thai
Không chỉ chịu trách nhiệm cung cấp chất dinh dưỡng, nước ối còn là “tấm lá chắn” an toàn giúp bảo vệ thai nhi khỏi những lực tác động từ bên ngoài khi mẹ bị trượt chân hay bị ngã nhẹ. Nước ối là môi trường an toàn, ổn định giúp thai nhi phát triển cơ, xương, hoàn thiện dần các bộ phận chức năng trong cơ thể như phổi, hệ tiêu hóa.
Bé cưng thường xuyên nuốt nước ối và chuyển nó ra ngoài cơ thể theo đường tiểu. Chính vì vậy, mực độ nước ối thường tăng giảm mỗi ngày. Khi mới được hình thành, nước ối chỉ khoảng 50ml và tăng dần theo sự phát triển của thai nhi. Đến tuần thai 36, nước ối có thể lên tới 800 – 1000 ml và có xu hướng giảm dần bắt đầu từ tuần thứ 38 để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.Thiếu nước ối là tình trạng thể tích nước ối ít hơn 200 ml hoặc chỉ số nước ối nhỏ hơn hoặc bằng 5 cm.
4. Nguyên nhân thiếu nước ối
Không phải lúc nào bác sĩ cũng xác định được rõ ràng nguyên nhân gây ra ít nước ối. Tình trạng này phổ biến nhất vào cuối giai đoạn thai kỳ thứ ba, đặc biệt nếu bạn đã quá ngày dự sinh. Tình trạng này xảy ra càng muộn thì càng có triển vọng cho em bé. Có nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là do túi ối của bạn bị vỡ. Thai nhi có vấn đề về hệ tiêu hóa hoặc tiết niệu có thể gây tình trạng thiếu ối ở 3 tháng giữa thai kỳ. Trong khi đó, thiếu ối ở 3 tháng cuối thai kỳ thường là do mẹ bị suy dinh dưỡng, cơ thể không cung cấp đủ nước ối cho thai nhi.
Một số nguyên nhấn khác gây thiếu ối, bao gồm:
– Mang thai hơn 42 tuần
– Có vấn đề về nhau thai (suy nhau thai)
– Ảnh hưởng của một số loại thuốc
– Thận của thai nhi có vấn đề
– Một trong 2 bé sinh đôi gặp vấn đề về phát triển
5. Nguy cơ dẫn đến khi ít nước ối
Các rủi ro liên quan đến ít nước ối phụ thuộc vào tuổi thai. Nếu thiểu ối được phát hiện trong nửa đầu của thai kỳ thì các biến chứng nghiêm trọng có thể gồm: Túi ối chật chội gây khuyết tật bẩm sinh; Tăng cơ hội sảy thai hoặc thai lưu.
Tìm hiểu thêm: Những bản nhạc Mozart hay nhất giúp trí não thai nhi phát triển toàn diện nhất
Nếu thiểu ối được phát hiện trong nửa cuối thai kỳ, biến chứng có thể gồm: Hạn chế tăng trưởng ở bào thai; Sinh non; Biến chứng khi chuyển dạ và phải đề nghị mổ đẻ; thậm chí dẫn tới tử vong thai nhi.
6. Làm thế nào để biết bà bầu bị ít nước ối?
Nước ối quá ít (dưới 600ml) được gọi là ít, có thể dẫn đến sự kém phát triển của phổi, xương và các cơ quan khác của bé, nó cũng làm tăng nguy cơ tử vong của trẻ.
Biểu hiện: Chiều cao tử cung thường nhỏ hơn so với tuổi thai, số đo thường thấp và có chiều hướng đi xuống so với đường chuẩn. Thai thường cử động yếu.
Bác sĩ có thể nghi ngờ vấn đề này nếu bạn đang bị rò rỉ nước ối, chỉ số cân đo của bạn thấp so với thời gian mang thai, hoặc bạn không cảm thấy bé đạp nhiều. Bác sĩ cũng lưu ý nếu trước đây bạn đã từng có một em bé bị hạn chế về tăng trưởng; nếu bạn bị cao huyết áp mãn tính, tiền sản giật, tiểu đường, hay lupus; hoặc nếu đã qua ngày dự sinh của bạn.
Để tìm hiểu điều gì đang xảy ra, bác sĩ sẽ cho bạn siêu âm. Thiết bị sẽ đo lường và xác định chỉ số ối (AFI) của bạn. Một số đo bình thường đối với giai đoạn thai kỳ thứ ba là AFI trong khoảng 5 – 25 cm. AFI
7. Thiếu ối có ảnh hưởng đến thai nhi?
Đối với những bà bầu có nước ối ít trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai thường có nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu khá cao. Ngoài ra, những trường hợp thai thiếu nước ối trong giai đoạn này thường gặp vấn đề về sự phát triển của phổi.
Nước ối ít có thể khiến bé khó xoay đầu trong những tháng cuối thai kỳ, dẫn đến tình trạng ngôi thai ngược khi sinh. Đặc biệt, thiếu nước ối do vỡ ối sớm có thể dẫn đến nhiễm trùng ối, nhiễm trùng bào thai và tử cung.
8. Cách khắc phục hiệu quả khi mẹ bầu thiếu nước ối
Mẹ bầu nên duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và một chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức dẫn đến mệt mỏi.
Uống nhiều nước sẽ giúp mẹ bầu hạn chế nguy cơ nước ối ít, đồng thời cũng giúp cơ thể giảm mệt mỏi khi mang thai. Trong một vài trường hợp thiếu nước ối, bác sĩ thường khuyên mẹ bầu uống nước dừa để bổ sung thêm nước ối và có thể giúp nước ối trong hơn.
>>>>>Xem thêm: Đau dây chằng khi mang thai: Triệu chứng và cách đối phó
Các thai phụ hãy chú ý những biểu hiện trên cơ thể mình để có thể phát hiện sớm nhất các hiện tượng thiếu nước ối, nhanh chóng kịp thời khắc phục để cho em bé được khỏe mạnh, an toàn nhất nhé và hãy đồng hành cùng Yeutre để biết nhiều hơn thông tin về sức khỏe sinh sản và chăm sóc trẻ em nhé.
Phạm Hà/Tổng hợp