5 tư thế ngồi ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi, bà bầu cần lưu ý

Rate this post

Nếu ngồi sai tư thế có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi như đau lưng, phù nề chân tay hay đau lồng ngực. Vậy đó là những tư thế nào?

Bạn đang đọc: 5 tư thế ngồi ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi, bà bầu cần lưu ý

1. Ngồi bắt chéo chân

5 tư thế ngồi ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi, bà bầu cần lưu ý

Rất nhiều bà bầu có thói quen ngồi bắt chéo chân vì cho rằng tư thế này mang lại sự thoải mái. Tuy nhiên, thói quen này không hề tốt chút nào. Bắt chéo chân sẽ góp phần làm hạn chế sự lưu thông máu, giãn tĩnh mạch

Ngoài  ra, bắt chéo chân còn gây phù chân, khiến chân to thêm, việc gập đầu gối cũng khiến lưng dưới bị đặt nặng áp lực.

2. Ngồi không tựa lưng

Tư thế không tựa lưng sẽ khiến bà bầu cảm thấy khó chịu hơn rất nhiều. Đặc biệt là tháng thứ 4 trở đi, thai nhi bắt đầu lớn, cột sống cũng chịu nhiều áp lực từ tử cung, dẫn tới rất dễ đau lưng nếu bà bầu ngồi ghế mà không có điểm tựa.

Tốt nhất, khi ngồi ghế nên chọn ghế êm, có điểm tựa, có thể ngả người ra một chút để nghi ngơi thì càng tốt.

3. Ngồi ngửa người ra đằng sau

Tìm hiểu thêm: Liệt kê các nguyên nhân gây sinh khó ở mẹ bầu

5 tư thế ngồi ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi, bà bầu cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Thai 12 tuần – sự đánh dấu bước phát triển kỳ diệu của thai nhi

Tư thế này có thể khiến bà bầu cảm thấy thư giãn khi ngồi ngửa, vai buông thõng nhưng nó lại không thích hợp cho thai phụ. Tư thế ngồi kiểu này sẽ khiến bà bầu dễ đau vùng lưng phía dưới do bị đặt trong vị trí căng cơ quá mức.

4. Ngồi gập bụng về phía trước

Một số bà bầu mang thai 3 tháng đầu, cảm thấy thai còn nhỏ chưa vướng víu nên thi thoảng vẫn ngồi gập bụng về phía trước. Tuy nhiên, tư thế này có thể gây nguy hiểm cho thai nhi nếu thường xuyên thực hiện và vào những tháng cuối thai kỳ. Việc ngồi gập có thể khiến lồng ngực của bạn để lại vết tích vĩnh viễn trên cơ thể mềm mại của đứa trẻ.

5. Tư thế ngồi nửa mông

Thay vì sử dụng hoàn toàn mông để ngồi, một số bà bầu lại có thói quen ngồi nửa mông. Tư thế này gây nhiều áp lực lên cột sống khiến thai phụ thường xuyên cảm thấy đau nhói ở lưng. 

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *