8 thay đổi bề ngoài “xấu xí” khi mang thai mọi chị em nên biết

Rate this post

Có những thay đổi bề ngoài khi mang thai khiến chị em không khỏi “ngỡ ngàng” và có phần tủi thân. Biết trước được những thay đổi đó, bà bầu sẽ cảm thấy thoải mái hơn vì sau khi sinh, vẻ xấu xí bên ngoài sẽ nhanh chóng mất đi thôi.

Bạn đang đọc: 8 thay đổi bề ngoài “xấu xí” khi mang thai mọi chị em nên biết

Vậy đó là những thay đổi nào?

1.  Nổi mụn

8 thay đổi bề ngoài "xấu xí" khi mang thai mọi chị em nên biết

Nếu trước đó bạn là hot girl có làn da căng mịn, trắng hồng thì khi mang thai, bạn vẫn có nguy cơ bị mụn, thậm chí sẽ rất nhiều mụn trứng cá. Nguyên nhân do khi mang thai, cơ thể mất cân bằng nội tiết, da mặt tiết nhiều chất bã nhờn hơn và gây ra mụn.

Nếu mọc quá nhiều mụn, chị em nên hỏi bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp. Hoặc chờ tới khi sinh xong, nội tiết tố ổn định, những đốm mụn đáng ghét cũng nhanh chóng lặn thôi.

2. Rạn da

Bất kỳ bà bầu nào khi mang thai cũng có nguy cơ 90% bị rạn da bụng, đùi hoặc mông. Rạn da là một phần của mang thai khi chiếc bụng bầu ngày càng lớn. Bạn có thể sẽ cảm thấy sốc khi một ngày nào đó, chiếc bụng trắng hồng, căng tròn bỗng nhiên xuất hiện những vệt dài đen trông giống như những hố sâu bị nứt nẻ. 

Rạn da không chỉ làm da mẹ xấu xí đi mà còn có thể gây ngứa, mẫn đỏ. Do đó, mẹ hãy lưu ý vấn đề cân nặng của mình trong thai kỳ. Vì cân nặng càng tăng, da càng bị rạn nhiều hơn. Những vết rạn này có thể mất tới 3 – 5 năm để mờ. 

Thực tế, nhiều chị em vẫn chia sẻ cách phòng rạn da trong thai kỳ bằng các loại kem an toàn cho bà bầu hoặc các loại tinh dầu tự nhiên. Tuy  nhiên, cách phòng tốt nhất là bạn hãy luôn uống đủ nước và tăng cân vừa phải.

3. Nám da

Tương tự như mụn trứng cá trên mặt. Một số chị em lại gặp phải tình trạng nám da khi mang thai do nội tiết tố trong cơ thể thay đổi. Những bộ phận dễ nám nhất là mũi, trán, má. Tuy nám da không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lý bà bầu. 

Để ngăn ngừa nám, hãy hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời vào giờ cao điểm, uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây có chất chống oxy hóa để ngăn ngừa tia cực tím. Tuy nhiên, sau sinh các vết nám trên mặt sẽ mờ dần. Nếu bạn muốn vết nám nhanh hết, bạn có thể sử dụng một số loại mặt nạ từ thiên nhiên để trị nám sau sinh.

4. Mắt thâm quầng

Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu khó thở thai nhi sẽ gặp nguy?

8 thay đổi bề ngoài "xấu xí" khi mang thai mọi chị em nên biết

>>>>>Xem thêm: Bà bầu bị tiêu chảy nên làm gì để tránh đe dọa tính mang thai nhi?

Một số bà bầu sẽ gặp phải chứng khó ngủ, mệt mỏi trong những tháng cuối thai kỳ. Đây chính là nguyên nhân gây bọng mắt và quầng thâm. Trong trường hợp này, mẹ bầu hãy xắt vài lát khoai tây và đắp quanh vùng da mặt để loại bỏ chúng.

5. Mũi nở to

Khi mang bầu, bạn sẽ ngạc nhiên khi hai cánh mũi của mình nở to bất thường và đỏ trông khá giống chú hề. Hiện tượng này do các mạch máu mũi gây ra. Khi mang thai, các mạch máu phình ra làm tăng áp lực và có thể vỡ hoặc không.

Nếu mạch máu vỡ, bạn cũng không cần lo lắng, hãy giữ cho mũi luôn ẩm, dùng đá lạnh đắp lên mũi. 

6. Mọc thêm nốt ruồi

Ngoài mụn, nám, làn da của bà bầu có thể xuất hiện thêm nốt ruồi và những nốt ruồi cũ có vẻ trông to hơn. Hãy nói chuyện với bác sĩ về điều này để nhận được những lời khuyên hữu ích nhất.

7. Móng tay dễ gẫy

Nguyên nhân cũng do sự thay đổi hoc-môn thai kỳ khiến móng tay mềm, dễ gẫy hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho mái tóc mẹ bầu óng ả suốt thai kỳ.

Khi móng tay mềm, bạn có thể chà tỏi lên trên sẽ thấy móng tay cứng và hồng hào hơn.

8. Vệt đen trên bụng

Một vệt đen trông như những đám lông nhỏ mọc dài từ trên ngực xuống dưới bụng. Càng tới cuối thai kỳ, vệt này càng đậm và đen hơn. Thực tế, khi không mang thai, chúng ta vẫn có vệt đen ở bụng nhưng mờ hơn và có màu rất nhạt. Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi khiến đường đen ở bụng trở nên đen và rõ rệt hơn. Đường đen này sẽ mờ dần sau khi bà bầu sinh em bé.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *