Xét nghiệm Double test
là một trong những loại xét nghiệm rất quan trọng trong thai kỳ nhằm tìm ra
nguy cơ dị tật thai nhi. Tuy nhiên, vẫn nhiều mẹ bầu chưa hiểu rõ về loại xét
nghiệm này.
Bạn đang đọc: Sự khác biệt của xét nghiệm double test và triple test không phải bà bầu nào cũng biết
Nhiều người thậm chí không thể phân biệt được sự khác nhau giữa xét nghiệm Double test và Triple test. Vì vậy, trong bài viết này bạn sẽ tìm hiểu sâu hơn về những loại xét nghiệm này và mối liên hệ giữa chúng.
1. Sự khác biệt trong mục đích xét nghiệm Double test và Triple test là gì?
Cả hai xét nghiệm Double test và Triple test đều nhằm mục đích tìm ra nguy cơ các dị tật mang tính di truyền. Trong đó:
– Xét nghiệm Double test giúp xác định nguy cơ mắc các hội chứng: Hội chứng Down (thừa NST 21), hội chứng Trisomy 18 (thừa NST 18) và hội chứng Trisomy 13 (thừa NST 13).
– Xét nghiệm Triple test giúp xác định nguy cơ mắc các hội chứng: Hội chứng Down (thừa NST 21), hội chứng Trisomy 18 (thừa NST 18) và dị tật ống thần kinh.
Lưu ý: Dù là gì, xét nghiệm Double test hay xét nghiệm Triple test thì cả hai đều không khẳng định mà chỉ tìm ra bất thường và chỉ rõ nguy cơ mắc dị tật là cao hay thấp. Nguy cơ cao không khẳng định thai nhi chắc chắn sẽ dị tật và ngược lại nguy cơ thấp không chắc chắn thai nhi bình thường.
2. Những sản phụ nào nên làm xét nghiệm Double test và Triple test?
Hiện nay, bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ mang thai đều nên làm xét nghiệm Double test và Triple test. Đối với những bà mẹ mang thai trong nhóm nguy cơ cao càng phải nên thử:
– Mang thai trên 35 tuổi
– Từng bị sẩy thai hoặc thai chết lưu không rõ nguyên nhân
– Từng mang thai hoặc sinh con mang dị tật di truyền
– Gia đình có tiền sử dị tật bẩm sinh
– Người bị đái tháo đường
– Mẹ bầu bị nhiễm virus
Tìm hiểu thêm: Muốn khỏe đẹp mẹ bầu nên lưu ý 4 điều sau
Cuối cùng, sau các bài kiểm tra, những mẹ bầu nào có nghi ngờ bất thường với kết quả siêu âm đều nên làm xét nghiệm Double test và Triple test.
3. Làm xét nghiệm Double test và Triple test khi nào là thích hợp nhất?
– Với xét nghiệm Double test: Bạn nên chọn thực hiện từ 11 – 13 tuần thai, tốt nhất ở tuần thai thứ 12.
– Với xét nghiệm Triple test: Bạn nên chọn thực hiện từ tuần 15 – 22, tốt nhất là tuần thứ 16 – 18.
4. Xét nghiệm Double test sẽ xác định những chất gì trong máu mẹ?
Xét nghiệm Double test sẽ tìm ra nồng độ 2 chất trong máu mẹ do thai nhi tiết ra:
– PAPPA –A (PAA): Một loại glycoprotein do nhau thai bài tiết
– Free Beta hCG (FBC): Một thành phần trong cấu trúc của hoocmôn hCG (human chorionic gonadotropin).
Trong khi đó, xét nghiệm Triple test lại xác định nồng độ 3 chất khác trong máu mẹ cũng do thai nhi tiết ra, bao gồm:
– AFP (Alpha feto protein): Một loại glycôprôtêin có nguồn gốc bào thai được túi noãn hoàng của phôi tổng hợp và sau đó được gan của thai nhi tổng hợp.
– uE3 (Unconjugated estriol): Là glucoprotein do tế bào lá nuôi bài tiết (xuất hiện vào ngày thứ 8).
– β hCG (Beta Human Chorionic gonadotropin): Một loại steroid có nguồn gốc từ nhau thai.
5. Vì sao xét nghiệm Double test lại dùng biện pháp siêu âm?
>>>>>Xem thêm: Những công dụng tuyệt vời của quả cam đối với mẹ bầu
Siêu âm rất quan trọng đối với các kết quả xét nghiệm Double test, đặc biệt là khi làm xét nghiệm ở tuần thai thứ 12. Thông tin đo được từ máy siêu âm phải xác định chính xác các chỉ số:
– Chiều dài đầu mông (CRL).
– Khoảng sáng sau gáy hay độ mờ da gáy (NT).
Nhờ những chỉ số này, kết hợp với kết quả xét nghiệm máu của mẹ, các bác sĩ sẽ đủ căn cứ để đưa ra kết luận chẩn đoán.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)