Những điều cần biết khi tiêm trưởng thành phổi ở trẻ có nguy cơ sinh non

Rate this post

Để giảm các biến chứng suy hô hấp ở trẻ có nguy cơ sinh non mẹ bầu thường được tiêm trưởng thành phổi. Không nhiều mẹ bầu biết đến loại thuốc này.

Bạn đang đọc: Những điều cần biết khi tiêm trưởng thành phổi ở trẻ có nguy cơ sinh non

Trường hợp tiêm trưởng thành phổi

Khi thai nhi có nguy cơ bị sinh non, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm trưởng thành phổi để thúc đẩy sự phát triển của phổi trẻ, từ đó giảm nguy cơ biến chứng và tử vong do trẻ không thể hô hấp gây ra.

Những điều cần biết khi tiêm trưởng thành phổi ở trẻ có nguy cơ sinh non

Để đạt được hiệu quả tốt nhất, việc tiêm trưởng thành phổi nên được tiêm ít nhất 24 giờ trước khi em bé sinh ra và không quá 1 tuần trước ngày sinh.

Tiêm trưởng thành phổi là bước hỗ trợ cần thiết để có thể giúp bé chào đời bình an hơn.

Các loại thuốc trưởng thành phổi và cách tiêm

Hiện nay có 2 loại thuốc trưởng thành phổi được sử dụng là: Betamethatsone và dexamethasone.

– Với betamethatsone mẹ cần tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau 24 giờ và liều lượng mỗi liều là 12mg.

– Với dexamethasone mẹ cần tiêm 4 liều, mỗi liều cách nhau 12 giờ và liều lượng mỗi liều là 6mg.

Tìm hiểu thêm: Top 3 áo ngực dành cho bà bầu đang được ưa chuộng nhất hiện nay

Những điều cần biết khi tiêm trưởng thành phổi ở trẻ có nguy cơ sinh non

Thường mũi tiêm này sẽ áp dụng cho phụ nữ mang thai tuần 24-34 có nguy cơ sinh non trong vòng 7 ngày tới.

Khi tiêm trưởng thành phổi mẹ cần nhập viện để bác sĩ theo dõi liên tục.

Cách hoạt động của thuốc trợ phổi

Sau khi mẹ bầu được tiêm thuốc trưởng thành phổi, thuốc sẽ truyền sang thai nhi theo các mạch máu và tác động đến phổi của bé.

Lúc này thuốc kích thích tăng sản xuất surfactant, một hoạt chất chỉ xuất hiện sau khi thai nhi được 32 tuần. Chất này giúp cho sức căng bề mặt của lớp dịch thể nang giảm xuống, và chống lại lực đàn hồi của phổi. Do đó, khi lượng surfactant không đủ sẽ khiến cho phổi có nguy cơ bị xẹp và dẫn đến suy hô hấp.

Thuốc cũng kích thích tăng thể tích của phổi và làm giảm đi lượng chất lỏng có trong phổi.

Đối với mẹ thì sau khi tiêm thuốc 12 giờ đường huyết sẽ tăng nhẹ và mức tăng này kéo dài trong khoảng 5 ngày. Chính vì vậy mẹ nên tầm soát tiểu đường thai kỳ trước khi tiêm thuốc và sau khi tiêm thuốc để tránh các biến chứng có thể xảy ra. Trong quá trình tiêm thuốc cần được theo dõi chặt chẽ.

Những điều cần biết khi tiêm trưởng thành phổi ở trẻ có nguy cơ sinh non

>>>>>Xem thêm: Danh sách 12 thực phẩm giàu đạm tốt cho thai kỳ bà bầu nên ăn

Bạch cầu của mẹ bầu cũng sẽ tăng 30% sau khi tiêm thuốc 24 giờ và sẽ trở lại bình thường 3 ngày sau đó.

Như vậy tiêm trưởng thành phổi là giải pháp hỗ trợ khi mẹ bầu có nguy cơ sinh non. Ngoài trường hợp này, tiêm trưởng thành phổi còn được chỉ định trong các trường hợp như suy dinh dưỡng bào thai, mẹ bầu lớn tuổi hay mẹ bầu mang đa thai… để hạn chế rủi ro cho bé.

Việc tiêm trưởng thành phổi nên có sự tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ và phân tích ưu khuyết điểm trên cơ địa riêng của mỗi mẹ bầu nhé.

Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *