Ngộ độc thực phẩm vốn nguy hiểm với người bình thường, do đó với mẹ bầu còn nguy hiểm hơn. Chính vì vậy bảo đảm an toàn thực phẩm trong thai kỳ là nguyên tắc quan trọng cho cả mẹ lẫn con.
Bạn đang đọc: Mối nguy hại khi bà bầu bị ngộ độc thực phẩm và cách phòng tránh hiệu quả
Dưới đây là những điều mẹ bầu nên biết đề phòng tránh ngộ độc thực phẩm nhé
Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm mẹ nên biết
Ngộ độc thực phẩm thường do ăn phải thực phẩm không hợp vệ sinh hay chứa các vi khuẩn, độc tố… gây ngộ độc cho cơ thể.
Thường cơ thể bị ngộ độc thực phẩm sẽ xuất hiện các triệu chứng sau khi ăn 30 phút hoặc 2-3 giờ hay vài ngày. Nếu không được xử lý kịp thời ngộ độc thực phẩm có thể đe dọa đến sức khỏe nghiêm trọng.
Các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm thường gặp là tiêu chảy, buồn nôn, đồng thời đi kèm các phản ứng như đau bụng, sốt, đau nhức toàn thân, cơ thể rã rời, nặng hơn là mê sảng, co giật.
Ảnh hưởng của ngộ độc thực phẩm đối với thai nhi
Hệ miễn dịch của mẹ bầu trong thai kỳ yếu hơn bình thường nên cũng dễ bị ngộ độc thực phẩm hơn. Mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm sẽ mệt mỏi, mất sức, suy yếu và có thể rơi vào trầm cảm, bi quan sau khi được chữa trị.
Mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm vi khuẩn cũng có thể tác động lên phôi thai gây ra các tổn thương nghiêm trọng như: sinh non, sẩy thai hay dị tật bẩm sinh. Vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm có thể lây từ mẹ sang thai nhi.
Xử lý khi mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm
Khi phát hiện thức ăn gây ra các dấu hiệu bất thường cho cơ thể mẹ nên nhanh chóng ói hết thực phẩm ra ngoài để ngăn cản chất độc tiếp tục xâm nhập vào cơ thể, bảo vệ niêm mạc và dạ dày. Mẹ có thể dùng tay móc họng để kích thích nôn ói.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn mẹ 8 tư thế cho con bú đúng bằng hình vẽ
Sau đó mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ có chuyên môn hỗ trợ và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể súc ruột và giải độc cho cơ thể bằng than hoạt tính nếu tình trạng nghiêm trọng. Sau khi được điều trị mẹ cần chú ý bù nước để bổ sung điện giải và nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục.
Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho mẹ bầu
– Mẹ nên lựa chọn thực phẩm tươi ngon và nên ăn chín uống sôi, tránh các thực phẩm tái hoặc ăn sống.
– Mẹ cũng cần tránh các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá ngừ, cá mú.
– Các thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn và đồ hộp cũng không an toàn, mẹ bầu nên hạn chế. Nếu bắt buộc phải dùng mẹ nên nấu chín kỹ lại trước khi dùng.
– Với các chế phẩm từ bơ và sữa mẹ nên tránh những sản phẩm chưa được tiệt trùng.
>>>>>Xem thêm: Bà bầu bị tiêu chảy có thực sự nguy hiểm?
– Mẹ cần để ý và tránh các thực phẩm mà bản thân bị dị ứng.
– Cuối cùng mẹ nên tập thể dục đều đặn để giữ gìn sức khỏe và giữ vệ sinh cơ thể cũng như rửa sạch tay trước khi dùng bữa. Điều này giúp tăng cường sức khỏe mẹ bầu và hạn chế nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn vào cơ thể mẹ.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)