Giữ vững tinh thần là
cách tốt nhất để giúp thai nhi ngày càng khỏe mạnh hơn. Nếu tiếp tục nghĩ xem
mình sẽ làm gì trong chín tháng tiếp theo, bạn chỉ cần nghía qua danh sách dưới
đây:
Bạn đang đọc: Danh sách các việc mẹ bầu cần làm trong 40 tuần thai để con yêu luôn khỏe mạnh
Tuần đầu tiên
Trước tiên, phải chúc mừng vì bạn đã được lên chức. Hãy bắt đầu những công việc trước hết của một bà bầu với loạt danh sách dưới đây nhé!
1. Uống bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ
2. Viết ra giấy ngày cuối cùng chu kỳ kinh của mình
3. Với chồng, điều tra tiền sử bệnh án trong gia đình, bao gồm bất kỳ rối loạn di truyền nào có thể gây ra dị tật bẩm sinh.
4. Bỏ hút thuốc và bất kỳ thói quen xấu nào có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuần thứ 2
1. Cắt giảm lượng caffeine
2. Gặp bác sĩ và nói cho bác biết về các loại thuốc bạn đang dùng để đảm bảo an toàn trong thai kỳ
3. Lên một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh
4. Không tập thể dục quá mức.
Tuần thứ 3
1. Phát hiện những dấu hiệu sớm của thai kỳ
2. Mua que thử thai tại nhà
3. Tìm hiểu những loại thực phẩm tránh ăn nhiều khi mang thai
Tuần thứ 4
1. Thử thai nếu tuần thứ 3 chưa kịp làm hoặc kết quả không đáng tin
2. Thông báo tin vui với chồng
3. Đi đến bác sĩ để được thăm khám và xác nhận một lần nữa rằng bạn đã mang thai
4. Tìm kiếm người giúp đỡ bạn trong lúc sinh nở (phòng khi người nhà không thể giúp).
Tuần thứ 5
1. Chọn một cuốn sách hay về giai đoạn mang thai để đọc
2. Tải về một ứng dụng dành cho bà bầu để giúp bạn tổ chức công việc trong 8 tháng tới
3. Viết nhật ký thai kỳ để ghi lại các sự kiện quan trọng, các triệu chứng và những thắc mắc cho những gì sẽ xuất hiện trong 9 tháng tiếp theo
4. Đăng ký tham gia các diễn đàn dành cho mẹ & bé, đồng thời tìm hội nhóm các bà mẹ chuyên chia sẻ về kinh nghiệm bầu bí
5. Mỗi ngày phải uống nhiều hơn 2 lít nước
6. Gặp gỡ nhà cung cấp bảo hiểm hoặc liên hệ với công đoàn để xác nhận quyền lợi bảo hiểm thai sản.
Tuần thứ 6
1. Nếu bạn đã sẵn sàng, đây là lúc chia sẻ tin vui với các thành viên trong gia đình và bạn bè thân thiết
2. Tránh xa các bạn mèo
3. Tìm cách vượt qua tình trạng ốm nghén
4. Quyết định chọn ngay vị bác sĩ sẽ theo dõi sức khỏe cho bạn suốt 9 tháng thai kỳ và đến khi chuyển dạ. Nếu không vừa lòng, nên tìm kiếm một bác sĩ khác thay thế càng sớm càng tốt.
Tuần thứ 7
1. Lên lịch trình và chuẩn bị cho lần khám thai sản đầu tiên. Tốt nhất nên bắt đầu từ giữa tuần thứ 8 – 12
2. Biên soạn danh sách các câu hỏi sẽ đặt ra cho bác sĩ trong lần khám thai đầu tiên
3. Tránh xa các loại thuốc diệt côn trùng
4. Để tận dụng lại một số quần có thể mặc vừa lúc này, mẹ nên mua dây chun để nối nhé!
Tuần thứ 8
1. Tìm cho mìh một chiếc áo ngực mới. Nó có thể là áo ngực cho bà bầu hoặc áo thường nhưng lớn hơn áo cũ 1 size để cảm thấy thoải mái hơn
2. Thực hành bài tập Kegel như một phần trong các thói quen hàng ngày của bạn
3. Dùng các loại thuốc kháng axit theo chỉ định của bác sĩ để giảm khó chịu vì chứng ợ nóng khi mang thai
4. Đi khám nha khoa khi cần
5. Bàn bạc với bác sĩ những dự định cho việc sinh nở
Tuần thứ 9
1. Lập ngân sách nuôi con trong giai đoạn sơ sinh và những năm đầu đời
2. Lên danh sách những việc bạn muốn làm trước khi chính thức trở thành mẹ có có mọn
3. Kiểm tra các loại hóa chất tẩy rửa trong gia đình và thay thế những loại độc hại bằng các loại tẩy rửa có nguồn gốc tự nhiên
4. Ăn nhiều trái cây và rau quả
5. Đi bộ hoặc dành ra mỗi ngày 30 phút để tập thể dục với cường độ vừa phải để hình thành thói quen vận động hàng ngày.
Tuần thứ 10
1. Rửa tay thường xuyên để tránh bị cảm lạnh hay cảm cúm
2. Áp dụng những cách thức tự nhiên để trị chứng khó tiêu
3. Đi mua sắm quần áo bầu
4. Liên hệ lại với công đoàn để xem xét chính sách nghỉ thai sản của công ty bạn đang làm việc
5. Nếu bạn đang hy vọng sẽ được sinh qua ngã âm đạo sau lần mổ lấy thai trước đó nhưng bác sĩ không chịu trách nhiệm, thì nên xem xét tìm một vị bác sĩ khác hoặc bệnh viện uy tín để được thỏa ước muốn.
Tuần thứ 11
1. Dưỡng ẩm cho vùng da bụng, hông và đùi hàng ngày để tránh ngứa da vì khô rát
2. Tránh tắm bồn nước nóng, tắm hơi, phòng tắm hơi, tập luyện với cường độ cao trong thời tiết nóng nực hoặc làm bất cứ điều gì khác có thể làm tăng thân nhiệt trên 37 độ C
3. Tiến hành sàng lọc dị tật đợt đầu tiên để phát hiện bất thường thai nhi
4. Nếu bác sĩ đề nghị, hãy làm xét nghiệm để kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể thông qua việc lấy mẫu lông nhung màng đệm (CVS).
5. Nghe nhịp tim thai trong lần khám thai định kỳ.
Tuần thứ 12
1. Lập kế hoạch thực hiện kỳ nghỉ babymoon
2. Mua một chiếc gối ngủ kê toàn thân
3. Luôn cố gắng khởi động trước khi tập thể dục vì dây chằng và khớp của bạn cần phải được thả lỏng
4. Cho đến khi sinh con, tránh bất kỳ bài tập nào đòi hỏi bạn phải nằm ngửa
5. Nếu thai nhi có vấn đề bất thường, bác sĩ có thể phát hiện ra trong lần siêu âm kế tiếp này.
Tuần thứ 13
1. Bắt đầu nghĩ cho con một cái tên hay thật hay
2. Ngủ bất cứ khi nào có thể
3. Tìm danh sách các bác sĩ nhi khoa
4. Ăn nhiều bữa nhỏ và ăn thường xuyên hơn để ngăn chặn chứng ợ nóng
5. Xem xét việc mượn quần áo bà bầu từ bạn bè hoặc người thân trong gia đình.
Tuần thứ 14
1. Thông báo tin vui với gia đình và bạn bè nếu chưa nói
2. Thông báo tin vui với sếp trong công ty để họ sắp xếp công việc phù hợp
3. Tận dụng năng lượng của bạn bằng cách kiểm tra và lên danh sách những công việc có thể làm tại nhà thay vì dồn hết trên công ty.
4. Bắt đầu chụp hình bụng bầu qua mỗi tuần để làm kỷ niệm.
Tuần thứ 15
1. Đăng ký một lớp học yoga
2. Tăng cường sức chịu đựng của cơ bụng với các bài tập thể dục
3. Nói chuyện với chồng về giới tính của con
4. Nếu mẹ đã trên 35 tuổi, phải chuẩn bị tinh thần cho lần chọc ối kế tiếp nếu bác sĩ đề nghị
5. Theo dõi sự phát triển của con trong bụng mẹ khi bác sĩ quét siêu âm.
Tuần thứ 16
1. Bổ sung đủ canxi từ sữa và các sản phẩm từ sữa hoặc thuốc uống bổ sung theo chỉ định
2. Xem xét một vòng các bệnh viện phụ sản tại địa phương sinh sống
3. Bắt đầu đăng ký nơi sinh đẻ
4. Hỏi mẹ hoặc bà về kinh nghiệm sinh nở của họ
Tuần thứ 17
1. Viết ra giấy các việc cần làm nếu thấy mình hay quên
2. Tìm kiếm dịch vụ massage cho bà bầu
4. Đăng ký lớp học tiền sản
5. Bắt đầu lập quỹ cho việc học của con sau này
6. Ngâm chân mỗi tối để cảm thấy dễ chịu hơn trước các triệu chứng khó chịu của thai kỳ.
Tuần thứ 18
1. Đăng ký dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh, hướng dẫn cho con bú hoặc các lớp học chăm sóc bé sơ sinh
2. Kiểm tra lại bàn ghế xem có đủ vững hay không vì bạn có thể dùng nó để vượt qua cơn đau lưng
3. Phát hiện giới tính thai nhi trong lần khám thai định kỳ
Tuần thứ 19
1. Có được hình ảnh siêu âm đầu tiên của con, bạn sẽ muốn chia sẻ lên Facebook
2. Có một ngày nghỉ ngơi trọn vẹn để lấy lại sức
3. Nghiên cứu các đồ nội thất trong gia đình sao cho ít nguy hại nhất với trẻ nhỏ
4. Cân nhắc sinh ở đâu: Ở nhà hay bệnh viện, ở bệnh viện công hay bệnh viện tư, bệnh viện quốc tế hay bệnh viện nhà nước…
Tuần thứ 20
Tìm hiểu thêm: Xử lý khi mẹ bầu bị vỡ ối non
1. Nói chuyện với chồng về cách thích nghi với cuộc sống sau khi có con nhỏ
2. Chọn cho mình những đôi giày vừa chân
3. Nắm rõ các triệu chứng và nguy cơ tiền sản giật.
Tuần thứ 21
1. Nghiên cứu những ưu và nhược điểm của việc cho con bú để đưa ra quyết định sau cùng tùy theo tình trạng sức khỏe
2. Tìm các dịch vụ tiện ích gần nhà nhất để sử dụng khi em bé chào đời
3. Mua thêm một vài chiếc áo ngực thai sản mới.
Tuần thứ 22
1. Nói chuyện lại với người sẽ theo bạn lên bệnh viện khi sinh nở
2. Bây giờ bạn đã biết được giới tính của em bé, bạn có thể sẽ phải đổi tên khác cho bé
3. Ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch thai kỳ bằng cách tránh bắt chéo chân và ngồi một chỗ torng thời gian dài.
Tuần thứ 23
1. Đi mua sắm quần áo bầu nhiều hơn
2. Tham khảo ý kiến của người thân về cái tên đã chọn cho con
3. Kiểm tra nhịp tim thai trong lần khám thai định kỳ.
Tuần thứ 24
1. Xem và lựa chọn dịch vụ hoặc tìm kiếm người chăm sóc trẻ nếu có kế hoạch đi làm trở lại
2. Bắt đầu lên kế hoạch cho việc sinh nở
3. Làm các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra xem mình có bị tiểu đường thai kỳ hay không.
Tuần thứ 25
1. Cập nhật thông tin mới nhất về bảo hiểm thai sản
2. Viết một kế hoạch cho việc sinh nở (ước muốn sinh thường hay sinh mổ, cần bác sĩ nào đỡ đẻ, muốn sinh giảm đau hay không…)
3. Đăng ký nơi sinh nếu chưa.
Tuần thứ 26
1. Gặp và trao đổi với bác sĩ Nhi khoa
2. Nếu chưa kịp đi hưởng tuần trăng mật thai kỳ, nên tận dụng trước khi quá muộn.
3. Xét nghiệm sàng lọc tiểu đường thai kỳ.
Tuần thứ 27
1. Chọn màu sắc cho phòng ngủ của bé
2. Nghiên cứu và chọn lựa lưu trữ tế bào gốc từ máu cuống rốn
3. Tìm một người sẽ theo hỗ trợ sinh nếu muốn.
Tuần thứ 28
1. Bắt đầu gặp bác sĩ 2 lần trong 1 tháng
2. Cập nhật lợi ích thai sản
3. Tân trang phòng em bé
4. Tìm sự trợ giúp từ chồng nếu thấy bé đạp nhiều
5. Nếu ngón tay của bạn bị sưng, hãy tháo nhẫn và cất nơi an toàn đến khi sinh xong
6. Tùy thuộc vào loại máu của chồng, các mẹ sẽ có thể được dùng liều RhoGAM.
Tuần thứ 29
1. Thưởng thức khoảnh khắc thả mình trong bồn tắm
2. Bắt đầu mua sắm đồ sơ sinh
3. Nếu muốn tân trang nội thất trong nhà, hãy nhờ chồng
4. Ăn uống theo chế độ dinh dưỡng nhiều chất xơ để giúp ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ.
Tuần thứ 30
1. Mua xe đẩy và bất kỳ thiết bị nào nếu thấy cần thiết khi có em bé (thau tắm, ghế nôi cho xe hơi, xe đẩy…)
2. Đếm số lần thai máy
3. Đóng gói đồ đạc vào túi đi sinh
4. Nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ sớm
5. Tập các bài tập chuẩn bị cho việc sinh nở.
Tuần thứ 31
1. Ăn thực phẩm giàu chất sắt
2. Nếu muốn có bác sĩ riêng đỡ đẻ nên liên hệ ngay vẫn kịp
3. Đưa cho bác sĩ kế hoạch sinh con của mình trong lần khám thai định kỳ
4. Chuẩn bị bộ dụng cụ sơ cứu khẩn cấp.
Tuần thứ 32
1. Lên kế hoạch thuê người hoặc nhờ người chăm sóc các con lớn trước khi mẹ “vỡ chum”
2. Cắt tóc nếu thấy cần
3. Sắp xếp phòng cho con
4. Đi khám thai hàng tuần
Tuần thứ 33
1. Bắt đầu tập tành việc chăm sóc trẻ sơ sinh
2. Thuê người lau dọn sạch sẽ căn phòng cho bé sơ sinh
3. Xem lại các các món trong giỏ đồ đi sinh
Tuần thứ 34
1. Gọi cho công ty bảo hiểm để xác nhận lại các chính sách hỗ trợ
2. Đi thử nhóm B strep (GBS)
3. Mua các vật dụng cần thiết để hỗ trợ quá trình phục hồi sau sinh
4. Gặp bác sĩ và trao đổi các vấn đề bạn đang lo ngại.
Tuần thứ 35
1. Đọc nhiều sách hơn cho em bé nghe và để mẹ thu nhặt kiến thức chăm sóc con
2. Nếu có ý định cho con bú bằng sữa mẹ, hãy đảm bảo nguồn sữa
3. Xem lại các vật dụng cần phải mua trước khi chuyển dạ.
Tuần thứ 36
1. Đi khám thai khi có chỉ định của bác sĩ
2. Xem xét kế hoạch sinh nở và trao đổi với bác sĩ
3. Ngủ càng nhiều càng tốt
4. Tận hưởng cảm giác thoải mái trong bồn tắm.
Tuần thứ 37
>>>>>Xem thêm: 8 lợi ích tuyệt vời của quả bơ đối với mẹ bầu và thai nhi
1. Nếu có con lớn, hãy chuẩn bị tinh thần cho bé
2. Tận dụng thời gian để thưởng thức những bữa tối thư thả còn lại
3. Tìm hiểu các loại sữa công thức phù hợp với trẻ sơ sinh
4. Giặt quần áo sơ sinh và thay drap trải giường cho bé.
Tuần thứ 38
1. Kiểm soát lại tài chính, bảo hiểm y tế
2. Lập danh sách những người bạn muốn gọi điện báo tin khi em bé ra đời, bao gồm cả số điện thoại và địa chỉ e-mail
3. Viết xuống cái tên cuối cùng sẽ đặt cho con.
Tuần thứ 39
1. Thực hành các bài tập thư giãn hoặc thở kỹ thuật mà bạn đã học được ở các lớp tiền sản.
2. Tổng kết lại công việc bàn giao tại nơi làm việc để ghi nhớ những việc đã hoàn thành và việc sẽ bàn giao lại cho người thay thế.
3. Thảo luận với chồng về vấn đề cắt dây rốn con sau sinh.
Tuần thứ 40
1. Sẵn sàng cho ca sinh nở đầy căng thẳng
2. Đây là lúc các cơn co thắt bắt đầu xuất hiện
3. Mua một vài túi chườm lạnh để giảm đau nếu có bị rạch tầng sinh môn.
Tuần thứ 41
1. Thưởng thức những cú đá cuối cùng và cảm giác tuyệt vời của việc có mang thai
2. Thư giãn để chờ cơn đau chuyển dạ đến
3. Tận dụng thêm thời gian để nghỉ ngơi.
Tuần thứ 42
1. Hãy thử một vài thủ thuật để chuyển dạ dễ dàng hơn như: Ăn thức ăn cay, quan hệ tình dục, đi bộ hoặc kích thích núm vú của bạn.
2. Chuẩn bị cho các đợt co thắt tử cung mạnh mẽ
3. Đến bệnh viện và sinh.
Trên đây là hành trình của mẹ trong 42 tuần thai kỳ với bao công việc cần chuẩn bị. Mong rằng nó sẽ giúp các mẹ hình dung rõ hơn những gì sẽ phải làm khi bước vào thai kỳ nhé!
Blogtretho.edu.vn
Nguồn: Ps