Ngứa, rỉ ối, xuất huyết và dịch tiết nhiều hơn là những điều liên quan đến dịch tiết âm đạo mẹ sẽ phải đối mặt khi mang thai.
Bạn đang đọc: Dịch tiết âm đạo trong thai kỳ: Khi nào bình thường và khi nào đáng lo ngại?
Đó là những điều nhỏ nhặt, thậm chí rất bình thường khi mẹ bước vào thai kỳ. Đôi khi nó chỉ gây ra sự ngứa ngáy khó chịu hoặc làm ướt quần trong của mẹ nhưng nó không có gì đáng ngại.
1. Xuất huyết
Không gì đáng sợ cho bằng bị xuất huyết trong thai kỳ. Tuy nhiên, khi mang thai trong giai đoạn đầu, mẹ có thể phát hiện ra một chút đốm máu trong quần lót hoặc sau khi quan hệ vợ chồng và sau mỗi lần khám vùng chậu, thậm chí vào cuối thai kỳ. Trong hầu hết các trường hợp, vấn đề không đáng lo ngại. Nếu máu xuất hiện trong vài tuần đầu thai kỳ, thường là do hiện tượng máu báo, tức trứng thụ tinh làm tổ trong tử cung và làm niêm mạc tử cung bong tróc một ít. Đây cũng là dấu hiệu báo có thai sớm nhất mà mẹ có thể phát hiện ra.
Chảy máy vào giữa thai kỳ thường do lưu lượng máu tại cổ tử cung tăng do kích thích tố tăng cao. Nếu máu xuất hiện vào cuối thai kỳ, đó lại là dấu hiệu cho thấy bạn đang trong giai đoạn chuyển dạ. Tất nhiên, không loại trừ trường hợp máu ra bất thường. Chính vì vậy khi thấy có máu xuất hiện khi mang thai, mẹ cần báo ngay cho bác sĩ.
2. Són tiểu
Bạn có thể bị vỡ ối trong thai kỳ khi chưa đến ngày sinh không? Có thể lắm chứ nhưng khả năng này không cao vì phần lớn là do són tiểu.Nếu thấy quần ướt hoặc có nước chảy ra từ âm đạo sau khi ho, cười quá cỡ hoặc cảm giác tiểu không kiểm soát, mẹ nên báo cho bác sĩ để được làm một vài xét nghiệm.Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo lắng vì phần lớn đều chỉ là phản ứng tức thời của cơ thể trong thai kỳ.
3. Dịch tiết nhiều
Tìm hiểu thêm: Các giai đoạn khám thai mẹ bầu không thể bỏ qua
>>>>>Xem thêm: Giải đáp 6 thắc mắc xoay quanh phương pháp chọc dò màng ối
Dịch tiết âm đạo dày, dính và trông rất giống nhầy là dấu hiệu hoàn toàn bình thường trong thai kỳ. Âm đạo tăng lưu lượng máu, hoạt động nhiều hơn và xả dịch tiết nhiều hơn cốt để cho cổ tử cung luôn ẩm, đóng kín và khỏe mạnh cho đến khi em bé sẵn sàng ra đời. Đôi khi nhiệt độ cơ thể mẹ sẽ tăng và làm cho chất nhầy này tăng lên. Nhưng nếu thấy nó có màu sắc khác thường, kèm theo mùi hôi hoặc làm cho âm đạo ngứa ngáy, mẹ nên đến bác sĩ kiểm tra vì có thể mẹ đã bị nhiễm trùng.
Nếu dịch nhầy nhiều hơn vào cuối thai kỳ, kèm theo cả nước lỏng và ít màu hồng thì đó lại là dấu hiệu chuyển dạ mà mẹ cần lưu ý.
4. Nhiễm nấm men
Nếu thấy dịch tiết âm đạo có màu giống như mủ vàng, dày và đặc gần giống như phô mai. Dịch này khiến mẹ ngứa điên lên được thậm chí có thể kèm theo ít máu thì nghĩa là mẹ đã có những dấu hiệu bị nhiễm trùng nấm men rất điển hình.
Nấm luôn tồn tại một lượng nhất định trong âm đạo, nhưng khi mang thai sẽ tạo thêm điều kiện hoàn hảo cho nấm men sinh sôi và làm mất cân bằng hệ vi sinh tại vùng âm đạo. Một khi nấm thống trị, nó sẽ gây ra các triệu chứng rất khó chịu. Trong trường hợp này, mẹ buộc phải dùng thuốc theo chỉ định, thay đổi thói quen sinh hoạt, chú ý đến ăn mặc và cố gắng không để vùng bikini bị ẩm ướt.
Blogtretho.edu.vn (Tổng hợp)